2.2.1.Tình hình phát triển sản xuất cây vụ đông ở Việt Nam
Vụ đông ban đầu khi mới đưa vào sản xuất, các cây trồng chỉ mang tính chất tận dụng đất đai, giải quyết nhu cầu lương thực cho người dân trước vụ thu hoạch lúa.
Giai đoạn trước đổi mới
Vụ đông nước ta phát triển từ rất lâu, nhưng từ thập kỷ 60, nhất là từ thập kỷ 70 trở lại đây, do tác động tiến bộ khoa học kỹ thuật làm thay đổi cơ cấu mùa vụ nên các cây trồng vụ đông mới được phát triển mạnh trở thành sản phẩm hàng hóa. Sản xuất cây vụ đông đã đem lại nhiều sản phẩm trao đổi giữa các vùng trong nước và trên thế giới. Năm 1975 diện tích cây vụ đông đạt 122.985 ha, đến năm 1979 đạt 253.710 ha, tăng 2,06 lần so với năm 1975. Trong đó, nếu so sánh các cây năm 1978 với năm 1975 thì cây khoai tây (103.980 ha) tăng hơn 4,11 lần và cây khoai lang (83.014 ha) tăng 1,96 lần, ngô (21.076 ha) tăng 0,6 lần. Rau
đậu (43.720 ha) tăng 1,37 lần. Trong vùng đồng bằng thì cơ cấu diện tích khao tây chiếm 69,2% (83,469 ha). Cây khoai lang chiếm 13% (16.964 ha). Cây ngô chiếm 3,6%, rau đậu chiếm 13,8% và cây khác chiếm 0,4%. Như vậy cây khao tây vụ đông thời kỳ này chiếm độc tôn, đã cung cấp sản phẩm cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang thị trường Đông Âu (Đinh Văn Đãn, 2002).
Trong tổng diện tích cây vụ đông cả nước năm 1979 thì vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) chiếm 130.017 ha (tương ứng 51%). Trung du đạt 47.376 ha, khu 4 cũ đạt 61.181 ha và miền núi đạt 14.396 ha. Vụ đông phát triển đã đem lại 773 nghìn tấn lương thực tương đương hơn 50 nghìn tấn thóc. Vụ đông phát triển ở hầu hết các vùng và cá tỉnh phía bắc, những địa phương phát triển mạnh cây vụ đông trong thời gian này là tỉnh Hải Hưng, Hà Nam Ninh, Hà Sơn Bình và Thái Bình (Đinh Văn Đãn, 2002).
Giai đoạn sau đổi mới
Trải qua hơn 20 năm sản xuất vụ đông đã phát triển mạnh và rộng khắp ở các vùng, tính đến vụ đông năm 1999, diện tích các tỉnh phía bắc đạt 452.461 ha (tăng 187,7% so với vụ đông năm 1979). ĐBSH vẫn là vùng có diện tích lớn nhất: 205.597 ha chiếm 45,4%, sau đó đến khu 4 cũ chiếm 24,3%, trung du chiếm 21,6% và miền núi chiếm 8,1%. Thời kỳ này cây ngô là cây chủ lực ở các tỉnh phía bắc, chiếm 36,62%, năng suất bình quân đạt 29,5 tạ/ha, tiềm năng về năng suất có thể cao hơn nếu thâm canh cao hơn. Vì vậy, cây ngô còn là cây lấp vụ rất tốt khi vụ mùa bị thiên tai không còn khả năng cấy tái giá. Có thể nói đưa cây ngô lai vào kết hợp với các yếu tố kỹ thuật đã làm thay đổi cả nếp nghĩ, tập quán canh tác của nông dân miền bắc, năm 1998 tỷ lệ ngô lai là 77%, năng suất đạt tới 36,4 tạ/ha, cao hơn ngô thường là 6,6 tạ/ha (Đinh Văn Đãn, 2002).
Cùng tại thời điểm này, cây khoai lang là cây có diện tích lớn sau cây ngô (chiếm 26,2% tổng diện tích cây vụ đông cả nước). Đã có năm diện tích khoai lang vụ đông đạt trên 190 nghìn ha (1992), nhưng mấy năm gần đây diện tích khao lang giảm mạnh do giá trị sản xuất thấp (năm 1999 còn 125 nghìn ha, năm 2004 còn 86 nghìn ha). Nhìn chung khoai lang là cây dễ trồng, đầu tư thâm canh không lớn, hệ số sử dụng sản phẩm cao, là nguồn cung cấp thức ăn quan trọng cho gia súc(Đinh Văn Đãn, 2002).
Đậu tương là cây có giá trị về mặt cải tạo đất và tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên khung thời vụ của cây đậu tương đông quá hẹp, lại chịu ảnh
hưởng của mưa đầu vụ và hạn cuối vụ nên việc mở rộng diện tích gặp khó khăn. Diện tích đậu tương đông năm 1995 tại 17 nghìn ha, năm 1999-2000 diện tích đậu tương tăng khá nhanh lên tới 20.352 ha, sản lượng đạt 23.140 tấn nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ cho thị trường hiện nay. Vấn đề đặt ra là tìm cách mở rộng diện tích, tìm giống cho năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với thị hiếu của khách hàng để đáp ứng đủ cho thị trường đang khan hiếm này (Đinh Văn Đãn, 2002).
Đầu những năm 1980 đã có thời kỳ cây khoai tây phát triển mạnh, diện tích lên tới 11 – 12 ha/năm. Những đến vụ đông năm 2000 diện tích khoai tây giảm chỉ còn 3 nghìn ha. Nguyên nhân chính do thị trường tiêu thụ khoai tây trong nước có hạn, việc xuất khẩu khai tây phức tạp, chi phí quá tốn kém, hiệu quả kinh tế lại thấp. Về năng suất cũng không có sự thay đổi lớn, ổn định trong khoảng 10 tấn/ha. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng khao tây trong bữa ăn ở nước ta đang tăng dần, nhất là ở thành phố và khu công nghiệp tập trung. Đồng thời, nhờ tiién bộ kỹ thuật mới về khoai tây hạt lai đã làm thử nghiệm thành công ở Thái Bình, Hà Nam, năng suất tăng gấp 1,5 – 2 lần, tạo ra những khả năng mới về thâm canh nâng cao năng suất, tăng sản lượng khoai tây. Đó là những cơ sở có thể từng bước khôi phục vị trí cây khoai tây trong sản xuất vụ đông ở nước ta (Đinh Văn Đãn, 2002).
2.2.2. Những thách thức hiện nay và trong tương lai đối với phát triển cây vụ đông ở Việt Nam vụ đông ở Việt Nam
Mất dần lợi thế trong quá trình đô thị hóa và hội nhập kinh tế: Tăng giá sinh hoạt ở nông thôn, tăng giá sinh hoạt ở nông thôn, tăng giá nông nghiệp (lao động, vật tư, giá đất).
Quỹ đất nông nghiệp tiếp tục bị thu hẹp: Mỗi năm hiện nay chúng ta mất 6000 đến 8000 ha đất canh tác chuyển sang phát triển công nghiệp và mục đích khác. Dự kiến con số này còn giảm xuống dưới 400km2/khẩu trong vòng vài năm tới (Monre, 2005).
Thách thức bên ngoài từ sức ép cạnh tranh tăng lên trong tiến trình hội nhập: Mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, diễn ra theo c cả chiều rộng (tất cả các lĩnh vực, mặt hàng), chiều sâu (cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm), cạnh tranh ở thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước. Các cam kết hội nhập đòi hỏi nông nghiệp phải cạnh tranh ngay trên thị trường trong nước với các nông sản nước ngoài và phải đáp ứng các đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn thực phẩm (Sanitary and Phytosanitary Standards, SPS), các tiêu chuẩn chất lượng, nhãn hiệu, tính đồng đều và ổn định của các nông sản. Để cạnh tranh được với các nông sản các nước khác trên thị trường thế giới, thời hạn giao hàng phải kịp thời, khối lượng hàng hóa phải đủ hấp dẫn nhà nhập khẩu.v.v.
Có những mặt hàng xưa nay ở Việt Nam có lợi thế tương đối như lúa gạo, gia cầm, rau quả có thể sẽ phải đương đầu với sức ép cạnh tranh ngay trong thị trường nội địa của sản phẩm nhập khẩu.
Nếu công tác quy hoạch, sử dụng đất và quy hoạch khu dân cư không được chú trọng, đổi mới thì nguy cơ phá vỡ cảnh quan và cân bằng không gian nông thôn dẫn đến ô nhiễm môi trường, xáo trộn xã hội, bế tắc giao thông. Vô hiệu hóa hệ thống thủy lợi sẽ tăng trong tương lai.
Đô thị và công nghiệp phát triển có thể chuyển ô nhiễm về nông thôn: Nước, không khí đất và nông sản sẽ bi nhiễm bẩn ngày càng nghiêm trọng, gây tác động xấu trên quy mô rộng cho sức khỏe và chất lượng sống của cả cư dân nông thôn và cư dân đô thị. Tình trạng này có thể gắn với rủi ro tăng lên về các bệnh dịch đối với vật nuôi và cây trồng lan nhiễm sang sinh vật hoang dã và con người, liên quan đến tình trạng thiên tai và hủy hoại cân bằng môi trường chung của đất nước.
Tinh trạng phân hóa thu nhập giữa nôn thôn và thành thị nếu tiếp tục có khoảng cách tạo sự chênh lệch ngày càng rõ sẽ đẩy nhanh tình trạng di cư bừa bãi, tăng cường tốc độ phá hoại môi trường. Những vấn đề này dẫn đến những mâu thuẫn xã hội có thể tạo thành những điểm nóng về chính trọ gây bất ổn cho quá trình phát triển.
2.2.3. Kinh nghiệm phát triển sản xuất cây vụ đông ở một số nước trên thế giới thế giới
2.2.3.1. Kinh nhiệm phát triển sản xuất vụ đông trên thế giới
Thái Lan
Theo Phạm Quang Diệu (2001), Thái Lan có khoảng 5,2 triệu hộ nông nghiệp, chiếm khoảng 41,5% dân số cả nước. Trong sản xuất nông nghiệp, lúa là cây quan trọng, được trồng rộng khắp các vùng và chiếm một nửa diện tích trồng trọt của cả nước. Ngoài ra Thái Lan trồng nhiều loại cây hàng năm như sắn, ngô, mía đường, các cây lấy dầu và các cây lâu năm như cao su, cây ăn quả…
Hệ thống đa dạng hóa cây trồng ở Thái Lan phụ thuộc vào vùng sinh thái nông nghiệp. Ở miền Bắc, hệ thống canh tác điển hình là lúa cạn, cây trồng xen canh (các cơ cấu luân canh như đậu nành, ngô – đậu xang, đậu xanh – bông, ngô – cao lương …). Mùa khô do chỉ có 10% diện tích đất được tưới tiêu có thể trồng lúa hoặc đậu nành, đậu xanh, lạc, thuốc lá, ngô hạt ngọt, ngô bao tử, hành, tỏi, ca chua, dưa hấu… Ở vùng Đông Bắc, với vùng đất thấp có hệ thống tưới tiêu, mùa mưa người nông dân trồng lúa còn mùa khô trồng lúa hoặc đậu nành, đậu xanh, lạc, đay, vừng và một số loại rau. Ở vùng Đồng bằng miền Trung, là vùng đất đai màu mỡ với diện tích được tưới tiêu rộng nhất cả nước. Lúa được trồng từ hai đến ba vụ hàng năm, mùa khô trồng lúa hoặc đậu nành, đậu xanh, lạc, khoai lang, dưa hấu, vừng và một vài loại rau như ngô hạt ngọt, ngô bao từ, đậu hạt dài, bí ngô, dưa chuột,… Trên các vùng cao miền Trung, các hệ thống canh tác chủ yếu là kết hợp xen canh ngô – cao lương, vừng – đậu xanh, đậu xanh – ngô… Ở miền Nam, mùa mưa người nông dân trồng lúa, mùa khô trồng lúa hoặc dưa hấu, lạc, đậu xanh, ngô hạt ngọt, khoai sọ,…Các hệ thống canh tác dựa chủ yếu vào các vườn cao su rất phổ biến ở những vùng đất cao vào mùa mưa. Hầu hết các đồn điền cao su được trồng xen lúa cạn, ngô hạt ngọt, lạc, dứa, chuối và các cây hàng năm khác. Nhờ có các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và đa dạng hóa cây trồng, cơ cấu sản xuất trong ngành nông nghiệp cũng như của từng hộ nông dân đã thay đổi.
Philippin
Phạm Quang Diệu (2001) trên cơ sở tổng hợp đặc điểm sản xuất nông nghiệp của Philipin đã cho thấy nền nông nghiệp của nước này phụ thuộc vào rất lớn nông nghiệp. Mặc dù lúa, ngô chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích đất nông nghiệp những Philipin vẫn phải nhập khẩu nông sản. Những năm qua do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hoá cùng với áp lực tăng dân số làm diện tích đất trồng trọt. Chính phủ Philippin đã triển khai hàng loạt chính sách nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó đa dạng hóa cây trồng chiếm một vị trí quan trọng. Đa dạng hóa cây trồng sẽ giúp tối đa hóa hiệu quả sử dụng đất đai, tăng năng suất lao động và thu nhập của các hộ nông dân.
Đối với Philippin, ngô, thuốc lá, các loại cây họ đậu là những cây trồng chính luân canh với lúa. Canh tác trên đất trồng lúa phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước tưới, độ dốc, đặc tính của đất. Trong giai đoạn 1991 – 1995, ở các vùng đất thấp chủ yếu dựa vào nước mưa áp dụng các hệ thống canh tác chính là: lúa –
ngô, lúa – tỏi, lúa - ớt, lúa – rau đậu. Trong những những năm gần đây hệ thống đa dạng hóa trên đất trồng lúa của Philipin lại thay đổi. Theo điều tra của Viện Nghiên cứu Lúa gạo Philipin, trong 2 năm gần đây, có sáu hệ thống canh tác chính trên đất trồng lúa là: lúa – lúa, lúa – rau, lúa – cá, lúa – ngô, lúa – cây hộ đậu và loại khác.
Có nhiều loại cây có thể trồng dưới tán cây dừa, ca cao, cà phê, và cao su. Cây hàng năm như ngô, lạc, khoai lang, dứa, chuối, dong, gai và các loại rau. Việc kết hợp các loại cây còn phải xem xét tới sự phù hợp về độ cao, hệ thống rễ, vòm cây để tối đa hóa khả năng tận dụng ánh nắng mặt trời, độ màu mỡ của đất. Đây chính là hệ thống canh tác đa tầng rất phổ biến trong chiến lược đa dạng hóa của Philipin.
Văn phòng Nông nghiệp Philipin đã lập ra Ủy ban Quốc gia về Đa dạng hóa Cây trồng để thực hiện một loại chính sách nhằm hỗ trợ, đẩy mạnh chương trình như: Chính sách giá (Chính phủ giảm trợ giá, buộc các hộ trồng lúa chuyển sang sản xuất các cây thương phẩm khác, đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa); Chính sách thuế; Tăng chỉ tiêu công cộng (tăng cường đầu tư nghiên cứu và phát triển các cây trồng thương phẩm, tăng đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn).
Malaysia
Theo Phạm Quang Diệu (2001) phát triển đa dạng hóa cây trồng đã giúp Malaysia chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập cho nông thôn, tạo nguồn thu ngoại tệ đầu tư cho quá trình công nghiệp hóa của đất nước.
Đối với rau quả, giai đoạn 1985 – 1995, sản xuất quả tươi tăng 4,8%/năm, tổng giá trị xuất khẩu quả tươi tăng từ 19 triệu USD lên 45 triệu USD, xuất khẩu quả chế biến tăng từ 29 triệu USD lên 43 triệu USD. Các loại quả xuất khẩu chủ yếu của Malaysia là dưa hấu, sầu riêng, đu đủ, chuối. Giai đoạn 1985 – 1995, sản lượng rau tăng 2,9%/năm, xuất khẩu rau tăng bình quân 15,2%/năm. Ngành quả của Malaysia tạo việc làm cho 270 ngàn lao động. Các trang trại nhỏ chiếm ưu thế trong trồng rau, phần lớn tập trung ở các vùng ngoại ô thành phố. Một số ruộng trồng dưới mái che rộng 50 hoặc hơn 50 mẫu, được xây dựng ở miền Nam Johor, gần chợ Singapore. Ở vùng cao Cameron, rau được trồng và hàng ngày được chuyển tới Kuala Lumpur. Gần đây các vùng cao bắt đầu chuyển sang trồng hoa.
Các chính sách của Chính phủ Malaysia đối với đa dạng hóa cây trồng: Trong những thập kỷ 60 và 70, với nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ,
Malaysia đã đẩy mạnh đa dạng hóa cây trồng. Bên cạnh tiếp tục mở rộng sản xuất lúa, Malaysia đầu tư phát triển sản xuất và tăng cường xuất khẩu các cây trồng có thế mạnh như cao su, cọ dầu và ca cao. Chính phủ tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đổi mới thể chế, mở rộng vùng đất mới để phát triển cây thương phẩm nhằm mục tiêu xuất khẩu thu ngoại tệ, tạo việc làm, tăng thu nhập, và xóa đói giảm nghèo. Năm 1992, Chính phủ ban hành một loạt chính sách nông nghiệp nhằm tăng năng suất, hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững, tăng cường các mối liên kết giữa các ngành trong nền kinh tế. Chính phủ cũng đưa ra các chiến lược chung và dài hạn về sản xuất lương thực, khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân, cải cách phương thức tiếp thị và đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản. Năm 1997, Malaysia ban hành các chính sách hướng tới tăng trưởng nông nghiệp bền vững, tối đa hóa thu nhập thông qua sử dụng tối ưu nguồn lực. Đáp ứng xu thế thay đổi giá nông sản trên thị trường thế giới, Chính phủ Malaysia chủ trương giảm diện tích một số cây trồng như cao su, gạo, dừa và ca cao, tăng diện tích cây lâm nghiệp, cây cọ dừa, các cây ăn quả và trồng rau.
2.2.3.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất vụ đông tại Việt Nam
Hải Dương
Ở khu vực đồng bằng sông Hồng, Hải Dương là một trong những địa phương đi đầu việc mở rộng và thâm canh cây vụ đông. Với 70 nghìn ha đất canh tác, những năm gần đây, diện tích cây vụ đông ở Hải Dương luôn ở mức hơn 20 nghìn ha. Năm 2009, cả tỉnh gieo trồng 24.715 ha, chiếm 35,3% diện tích đất canh tác, vượt 105 ha so với kế hoạch và tăng 16% so với vụ đông năm 2008. Để