Phần 2 .Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển cây vụ đông
2.1.4. Nội dung phát triển sản xuất cây vụ đông
Căn cứ vào lý luận về phát triển kinh tế và lý luận về vụ đơng, có thể hiểu phát triển sản xuất cây vụ đông là sự tăng lên về quy mô, sản lượng và cơ cấu chất lượng sản phẩm. Phát triển cây vụ đông theo số lượng nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu phục vụ cho tiêu dùng tại chỗ, cho các cơ sở chế biến hay nhu cầu xuất khẩu sản phẩm đi nước ngồi. Phát triển sản xuất cây vụ đơng trên khía cạnh số lượng và chất lượng bao gồm:
2.1.4.1 . Phát triển quy mô sản xuất
Phát triển sản xuất cây vụ đông ngày càng khẳng định được tầm quan trọng và vai trị đối với nơng nghiệp – nông thôn.
Để phát triển sản xuất cây vụ đơng thì việc mở rộng diện tích và quy mơ sản xuất là một tất yếu. Các cơ quan nghiên cứu nên có kế hoạch điều tra, thử nghiệm sản xuất trên các vùng đất mới, ngoài đất màu, đất bãi, đất hai lúa truyền
thống nếu đạt hiệu quả cao thì tiến hành sản xuất đại trà, mở rộng diện tích sản xuất, tránh để đất hoang hóa, lãng phí nguồn tài ngun đất nước.
2.1.4.2. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất
Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn được đổi mới và phát triển phù hợp với yêu cầu phát triển của nền nơng nghiệp hàng hóa. Để đẩy mạnh phát triển sản xuất cây vụ đông, việc xem xét trên khía cạnh gia tăng về diện tích, sản lượng sản phẩm tạo ra là chưa đủ mà còn cần xem xét là sự phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất bao gồm: hộ, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp... Trong đó chú trọng phát triển theo hình thức hợp tác xã, trang trại có quy mơ lớn nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường .
Ngồi ra yếu tố quan trọng khơng kém ngồi việc phát triển các hình thức cịn phải xem xét mức độ hợp tác, liên kết giữa các hình thức tổ chức sản xuất nhằm tận dụng lợi thế tối ưu về quy mơ và loại hình sản xuất vụ đơng. Nhằm khắc phục những điểm yếu của sản xuất vụ đông nhỏ lẻ và thiếu gắn kết trong chuỗi sản xuất, hướng tới tạo dựng khả năng cạnh tranh cao cho sản phẩm phát triển sản xuất từ vụ đông trong bối cảnh hội nhập hiện.
2.1.4.3. Phát triển đầu tư cho sản xuất cây vụ đông
Phát triển lao động
Phát triển sản xuất cây vụ đông sử dụng lao động thủ cơng là chính. Trước đây khi kỹ thuật cơng nghệ cịn thơ sơ, lạc hậu thì hầu hết các cơng đoạn trong quy trình sản xuất đều do lao động thủ cơng đảm nhận, họ có thể làm việc độc lập hay cùng với chỉ một số người trong gia đình, dịng họ hoặc cùng lao động làm thuê. Lao động, trình độ của các lao động đó sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả, hiệu quả sản xuất cây vụ đông.
Cùng với sự phát triển của sản xuất cây vụ đông, thị trường lao động: được hình thành, phát triển và có nhiều yếu tố mới. Trước đây, việc sử dụng lao động chủ yếu là lao động của hộ gia đình và mang tính chất thời vụ, hầu hết những người làm thuê chỉ đi làm vào lúc nơng nhàn. Đến nay ngồi số lao động nơng nhàn cịn có một bộ phận lao động đi làm thường xuyên trong năm.
Phát triển thị trường cung ứng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất Nông nghiệp là khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị.
Khu vực nơng nghiệp cịn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nơng sản hàng hố, mở rộng thị trường…
Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế trong đó có cơng nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của cơng nghiệp hóa, bởi vì đây là khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân. Nguồn vốn từ nơng nghiệp có thể được tạo ra bằng nhiều cách, như tiết kiệm của nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất khẩu nơng sản… trong đó thuế có vị trí rất quan trọng.
Phát triển sản xuất cây vụ đông không thể thiếu các nguyên liệu đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu…Các yếu tố đầu vào, chất lượng các yếu tố đầu vào đó quyết định kết quả, hiệu quả của phát triển cây vụ đông. Sản xuất cây vụ đông càng phát triển càng dẫn tới thị trường các yếu tố nguyên liệu đầu vào phát triển với nhiều hình thức, phương thức kinh doanh đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, việc quản lý thị trường này cần luôn được quan tâm đặc biệt.
Tăng cường vốn, cung ứng vốn
Vốn đầu tư là vấn đề then chốt để phát triển nơng nghiệp và kinh tế nơng thơn. Vì vậy, tăng cường đầu tư cho nông nghiệp là một yêu cầu khách quan. Yêu cầu đó là: Xây dựng kết cấu hạ tầng nơng thơn, các cơ sở nghiên cứu và thực nghiệm khoa học kỹ thuật, đào tạo cán bộ và công nhân lành nghề, nâng cao dân trí... Động lực của sự tăng trưởng kinh tế là lợi ích vật chất. Và lợi ích vật chất không chỉ được tạo ra trong ngành trồng trọt, chăn nuôi (nông nghiệp thuần tuý), mà quan trọng hơn là được tạo ra từ lâm nghiệp, thuỷ sản (nơng nghiệp mở rộng có gắn với đất đai) và cơng nghiệp, dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống trên địa bàn nông thôn. Bởi vậy, ở bất cứ một quốc gia nào, khi nói đến đầu tư cho nơng nghiệp thì phải nói đến đầu tư cho nơng thơn nói chung, trước hết là các ngành công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sửa chữa nhà ở, chế tạo và sửa chữa nhỏ máy móc, cơng cụ tiểu thủ cơng nghiệp, các dịch vụ cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm nông thôn, dịch vụ y tế, bảo vệ sức khoẻ, đi lại, học hành, giải trí, thơng tin liên lạc...
Ngày nay, không nước nào tách nơng nghiệp ra khỏi nơng thơn và vì vậy đầu tư cho nông nghiệp cũng gắn với đầu tư thơng qua các hình thức khác như
hướng dẫn miễn phí về kỹ thuật sản xuất, kinh doanh, tổ chức bán vật tư nông nghiệp với giá thấp, bồi dưỡng kinh nghiệm sản xuất và hỗ trợ một phẩn vốn đầu tư ban đầu để nơng dân nghèo có tiền tự đi lên...
Vốn trong nhân tố của phát sản xuất cây vụ đông. Vốn ở đây bao gồm nguồn vốn từ chính bản thân các đối tượng trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh nông nghiệp như hộ, doanh nghiệp, hợp tác xã….Tuy nhiên, với yêu cầu nhu cầu vốn ngày càng cao cho sự phát triển sản xuất cây vụ đơng thì việc tăng cường, cung ứng vốn từ các tác nhân khác có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, góp phần hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển sản xuất cây vụ đơng, các nguồn vốn đó như vốn từ Nhà nước, các tổ chức tín dụng,…
2.1.4.4. Phát triển kỹ thuật sản xuất cây vụ đông
Trong sản xuất nơng nghiệp nói chung, khoa học kĩ thuật đóng vai trị quan trọng trong việc tăng năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi. Kỹ thuật sản xuất bao gồm các khía cạnh như việc áp dụng các loại giống mới có năng suất và chất lượng cao; áp dụng các kỹ thuật canh tác hiệu quả, ứng dụng các công nghệ sản xuất tiến tiến như VGAP, sản phẩm hữu cơ, IPM…Đồng thời ứng dụng cơng nghệ mới, máy móc tiên tiến trong thu hoạch, bảo quản sản phẩm nhằm giúp giảm sức lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn (Nguyễn Văn Nhiễm, 2017).
Cần tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất. Không chỉ công nghệ sinh học mà cơ giới hóa cũng cần được áp dụng rộng rãi vào sản xuất cây vụ đơng, góp phần đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, cải thiện đời sống của người lao động. 2.1.4.5. Phát triển liên kết trong sản xuất cây vụ đông
Xu hướng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua các tổ chức của nông dân càng phổ biến ở trong và ngoài nước. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các hộ nông dân tham gia liên kết sản xuất nơng nghiệp đã đạt được nhiều lợi ích hơn các hộ khơng tham gia (Nguyễn Thị Dương Nga và cs., 2011; Trần Quốc Nhân và cs., 2012; Đỗ Quang Giám và Trần Quang Trung, 2013).
Thông thường các đơn vị sản xuất có quy mơ lớn có xu hướng liên kết chặt chẽ với các tác nhân trong ngành hàng/chuỗi giá trị nhằm đảm bảo ổn định đầu vào/đầu ra trong sản xuất. Các hình thức liên kết này khá đa dạng, từ các thỏa thuận miệng, tới các hợp đồng chính thức hoặc thậm chí sáp nhập thành các
đơn vị lớn hơn. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có thể theo chiều ngang, chiều dọc. Xu hướng hiện nay trong sản xuất nông nghiệp là tăng cường liên kết nhằm tăng tính ổn định, sản lượng, chất lượng cho sản phẩm hàng hóa, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Về hồn thiện cơ cấu tổ chức sản xuất thì tùy với điều kiện cụ thể của địa phương và loại sản phẩm mà hình thức tổ chức sản xuất phù hợp đặc thù, và xét trong thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn (Đỗ Kim Chung và cs., 2009).
Phát triển liên kết trong sản xuất cây vụ đơng cần khuyến khích tổ chức thành từng nhóm, tổ hợp tác, HTX,… để tạo điều kiện về vay vốn ưu đãi đảm bảo cho nhu cầu đầu tư, ký hợp đồng cung ứng đầu vào với số lượng lớn, giá thấp và tiến hành liên kết bao tiêu, chế biến sản phẩm; phát huy vai trò của các HTX, tổ hợp tác trong các vùng nguyên liệu để làm đầu mối tổ chức sản xuất, thu mua sản phẩm; tạo ra liên kết bền vững, để vụ đông thực sự trở thành vụ sản xuất chính, mang lại hiệu quả cao cho bà con nông dân.
2.1.4.6. Kết quả và hiệu quả phát triển sản xuất của cây vụ đông
Trong nền kinh tế thị trường việc phát triển sản xuất cây vụ đông cần phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, có giá trị cao, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Bên cạnh việc phát triển số lượng để đáp ứng nhu cầu thị trường thì việc phát triển chất lượng sản phẩm vô cùng quan trọng. Việc phát triển sản xuất cây vụ đơng trong giai đoạn hiện nay địi hỏi sản phẩm tạo ra phải đảm bảo an toàn, sạch theo những tiêu chuẩn, quy định an toàn thực phẩm.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu thụ thì phải tăng cường chất lượng sản phẩm, đảm bảo đúng theo quy trình kỹ thuật đã đặt ra thì người sản xuất sẽ rất có lợi thế trong cạnh tranh khi đưa sản phẩm vào thị trường tiêu thụ. Giúp người sản xuất nhận được sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn.
Nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, ở khía cạnh hiệu quả kinh tế là việc phát triển cây vụ đông mang lại thu nhập cao hơn cho người dân so với các loại cây trồng khác xét trên chi phí bỏ ra, cơng lao động tiêu hao, diện tích canh tác…