Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Đặc điểm Ban quản lý khu vực phát triển đô thị Bắc Ninh
3.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Sau khi tái thành lập tỉnh Bắc Ninh tháng 01/1997, ngày 16/01/1997 Ban QLDA công trình công cộng thuộc Sở Xây dựng Bắc Ninh được UBND tỉnh thành lập tại Quyết định số 04/UB. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức hoạt động của Ban QLDA thực hiện theo Thông tư số 18/BXD-VKT ngày 10/6/1995 của Bộ Xây dựng. Những năm đầu thành lập lực lượng cán bộ nhân viên còn ít khoảng 10 người chủ yếu thực hiện công tác QLDA, giám sát thi công xây dựng các công trình do Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Ban làm chủ đầu tư. Đầu những năm 2000 do tình hình mới tái lập, nhu cầu về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khi xây dựng các công sở, công trình công cộng, HTKT đô thị, v.v... ngày một nhiều, lực lượng cán bộ của Ban đã phát triển, số lượng từ 20 đến 23 người và mở rộng phạm vi hoạt động tư TVGS công cho các chủ đầu tư.
Năm 2008, tại Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 09/9/2008 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc bổ sung nhiệm vụ cho Ban QLDA công trình công cộng. Ngoài chức năng, nhiệm vụ của Ban được quy định tại Quyết định số 04/UB ngày 16/01/1997 của Chủ tịch UBND tỉnh Ban QLDA công trình công cộng được bổ sung các nhiệm vụ: Quản lý các dự án XDCT do UBND tỉnh giao cho Sở Xây dựng làm chủ đầu tư; thực hiện các hoạt động tư vấn xây dựng thông qua các hợp đồng; thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo quy định của pháp luật.
Năm 2011, tại Quyết định số 842/QĐ-UBND ngày 15/7/2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc thành lập Ban quản lý nhà ở sinh viên Bắc Ninh trực thuộc Ban QLDA công trình công cộng, Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh.
Năm 2014, tại Quyết định số 466/QĐ-UBND ngày 04/11/2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc thành lập Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị Bắc Ninh trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại Ban QLDA công trình công cộng.
Do đó, Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị Bắc Ninh đã thực hiện hầu hết hoạt động tư vấn trong lĩnh vực đầu tư xây dựng như: Lập dự án, thiết kế, thẩm tra thiết kế - dự toán, lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu, quản lý dự án, giám sát thi công xây dựng, v.v...
3.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý khu vực phát triển đô thị Bắc Ninh
Theo Quyết định số 466/QĐ-UBND ngày 04/11/2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh thì BQL khu vực PTĐT Bắc Ninh có những chức năng nhiệm vụ sau:
a) Chức năng, nhiệm vụ được giao làm chủ đầu tư
Ban quản lý khu vực phát triển đô thị Bắc Ninh được UBND tỉnh giao làm chủ đầu tư các DAĐT từ nguồn NSNN, bao gồm: dự án CTCC; dự án đường giao thông trong đô thị; dự án HTKT trong đô thị; dự án nhà ở xã hội, nhà ở sinh viên đầu tư từ nguồn trái phiếu chính phủ giao cho địa phương quản lý (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2014).
b) Chức năng quản lý dự án
- Trực tiếp thực hiện công tác QLDA đối với các công trình được giao làm chủ đầu tư; một số nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể như sau:
+ Tổ chức quản lý, giám sát chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, ATLĐ và vệ sinh môi trường. Lưu giữ các hồ sơ QLCL, hồ sơ thanh quyết toán và các biên bản làm việc trong quá trình thi công, nghiệm thu.
+ Nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng. + Lập và trình hồ sơ thanh, quyết toán công trình.
+ Theo dõi bảo hành công trình và nghiệm thu kết thúc bảo hành.
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ QLDA cho các Chủ đầu tư thông qua hợp đồng tư vấn QLDA. Một số nhiệm vụ cụ thể của tư vấn QLDA:
+ Tổ chức QLCL, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí XDCT. + Tổ chức đảm bảo ATLĐ và VSMT của công trình.
+ Tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư.
+ Tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng, thanh, quyết toán vốn đầu tư XDCT.
+ Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng, ... (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2014a).
3.1.2.3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy
Căn cứ vào Báo cáo số 559/BC-BĐT ngày 07/10/2015 về công tác tổ chức cán bộ; Quyết định số 34/QĐ-BĐT ngày 26/2/2015 Ban hành chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc Ban thì:
Hiện nay, Ban có tổng số cán bộ, viên chức là 61 người, gồm Ban lãnh đạo và 6 phòng, ban chuyên môn, cụ thể:
+ Ban lãnh đạo: 3 người
+ Phòng Hành chính - Kế toán: 7 người + Phòng Kế hoạch - Tổng hợp: 7 người + Phòng Quản lý dự án: 8 người
+ Phòng Tư vấn đầu tư: 10 người + Phòng Tư vấn xây dựng: 13 người
+ Ban quản lý khu nhà ở Sinh viên: 13 người.
a)
Hình 3.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BQl khu vực PTĐT
Nguồn: Ban quản lý khu vực phát triển đô thị Bắc ninh (2015c)
a) Ban lãnh đạo Ban Quản lý khu vực và phát triển đô thị
- Giám đốc Ban: Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Sở Xây dựng và pháp luật Nhà nước về toàn bộ hoạt động của Ban, phụ trách chung và trực tiếp phụ trách Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Phòng Tư vấn đầu tư, Phòng QLDA, công tác tổ chức cán bộ, kiểm tra và kế hoạch phát triển đơn vị.
- Phó Giám đốc (1): Trực tiếp phụ trách Ban Quản lý nhà ở sinh viên thành phố Bắc Ninh, quản lý các dự án được giao làm Trưởng Ban QLDA và thực hiện các nhiệm vụ khác khi Giám đốc phân công.
Quyền hạn của các Phó Giám đốc: Chủ động kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo các Phòng, Ban chuyên môn nghiệp vụ, các tổ chức đoàn thể trong
GIÁM ĐỐC BAN QL NHÀ Ở SINH VIÊN TPBN PHÒNG HÀNH CHÍNH - KẾ TOÁN PHÒNG TƯ VẤN XÂY DỰNG PHÒNG QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÒNG TƯ VẤN ĐẦU TƯ PHÒNG KẾ HOẠCH - TỔNG HỢP PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
công việc, tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực được phân công.
Được sử dụng quyền hạn của Giám đốc trong việc quyết định, giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về quyết định đó.
- Phó Giám đốc (2): Phụ trách Phòng Hành chính - Kế toán; phòng Tư vấn xây dựng, các tổ chức đoàn thể của Ban, công tác thi đua khen thưởng, công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệm vụ, công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu, công tác thu chi tài chính của đơn vị; Quản lý các dự án được giao làm Trưởng Ban QLDA; Chịu trách nhiệm quản lý tiến độ, chất lượng, ATLĐ, VSMT, chi phí đầu tư đối với các dự án Ban ký hợp đồng tư vấn QLDA, TVGS, lập HSMT và phân tích đánh giá HSDT, tư vấn thiết kế v.v... với các chủ đầu tư; Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Giám đốc phân công (Ban quản lý khu vực phát triển đô thị Bắc ninh, 2015d).
b) Các phòng chức năng
* Phòng Hành chính - Kế toán:
- Có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Ban trong công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, công tác hành chính, văn phòng, công tác quản lý tài chính, kế toán của đơn vị, quản lý thanh quyết toán vốn đầu tư XDCT Ban được cấp có thẩm quyền giao làm Chủ đầu tư, công tác đền bù GPMB.
- Nhiệm vụ: Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, công tác hành chính, văn phòng; Quản lý công tác tài chính, kế toán; quản lý thanh, quyết toán vốn đầu tư XDCB các công trình Ban được giao làm Chủ đầu tư; Thực hiện công tác đền bù GPMB các dự án được giao; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc.
* Phòng Kế hoạch - Tổng hợp:
Chức năng: Tham mưu cho Lãnh đạo Ban trong công tác tổng hợp, báo cáo, thống kê, kế hoạch, công tác chuẩn bị đầu tư, công tác thẩm định thiết kế-dự toán, công tác quyết toán, xây dựng hệ thống QLCL công trình xây dựng của Ban, kiểm tra chất lượng công trình xây dựng.
Nhiệm vụ: Thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo, thống kê cho toàn đơn vị; Soạn thảo, ban hành, hướng dẫn thực hiện các tài liệu liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng theo Luật Xây dựng; Kiểm tra, xác nhận hồ sơ thanh toán, hồ sơ quyết toán các CTXD đối với các công trình do Ban làm chủ đầu tư; Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư: Tổ chức lập dự án, báo cáo KT-KT; tổ chức lập TKBVTC và dự toán (bao gồm cả công tác thẩm tra); tổ chức nghiệm thu hồ sơ dự án, báo cáo KT-KT, hồ sơ thiết kế, kết quả khảo sát; Thẩm định các loại hồ sơ, tài liệu: Nhiệm vụ thiết kế, nhiệm vụ khảo sát, phương án khảo sát, thiết kế BVTC, HSMT, HSYC, kết quả lựa chọn nhà thầu, dự toán công trình, dự toán hạng mục công trình; Tham gia nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu hoàn thành các công trình; tham gia kiểm tra chất lượng công trình của các công trình cụ thể theo sự phân công của Giám đốc; Soạn thảo các hợp đồng xây dựng, theo dõi, giám sát các hợp đồng xây dựng đối với các CTXD được giao quản lý; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc.
* Phòng Quản lý dự án:
Chức năng, nhiệm vụ: Quản lý thực hiện các dự án ĐTXD các dự án Ban được giao làm Chủ đầu tư: Lập dự toán, tổng mức đầu tư; lập HSMT, HSYC; lập kế hoạch đấu thầu, tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng; giám sát xây lắp gói thầu, hạng mục công trình, công trình; tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán khối lượng thi công xây dựng hoàn thành; tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình cho các đơn vị được tiếp nhận quản lý khai thác, sử dụng, theo dõi công trình trong quá trình bảo hành công trình..v.v; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc.
* Phòng Tư vấn xây dựng:
Chức năng, nhiệm vụ: Thực hiện công tác tư vấn xây dựng thông qua các hợp đồng kinh tế với các chủ đầu tư thuộc các lĩnh vực: Tư vấn QLDA; TVGS thi công; Tư vấn lập HSMT, phân tích đánh giá HSDT; Tư vấn lập dự án đầu tư; lập hồ sơ thiết kế - dự toán; Tư vấn thẩm tra hồ sơ thiết kế, dự toán,…Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Giám đốc.
Chức năng, nhiệm vụ: Tư vấn ĐTXD cho các nhà đầu tư; Tư vấn QLDA, TVGS, thiết kế, lập dự án, lập HSMT, phân tích đánh giá HSDT, thẩm tra thiết kế dự toán v.v...; Quản lý các dự án ĐTXD do Ban làm chủ đầu tư; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc.
* Ban Quản lý nhà ở sinh viên:
- Chức năng: Ban quản lý nhà ở sinh viên giúp Giám đốc Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả các Khu nhà ở sinh viên thành phố Bắc Ninh được đầu tư bằng nguồn vốn NSNN.
- Nhiệm vụ: Tiếp nhận các Khu nhà ở sinh viên thành phố Bắc Ninh sau khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng để quản lý và cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đóng trên địa bàn thành phố Bắc Ninh thuê ở; Xây dựng và ban hành nội quy, quy chế khu nhà ở sinh viên, thông báo công khai đến học sinh, sinh viên và các tổ chức liên quan biết để thực hiện, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế của khu nhà và có hình thức xử lý kịp thời đối với những trường hợp vi phạm; Ký kết hợp đồng cho học sinh, sinh viên thuê nhà đảm bảo đúng đối tượng, đúng chế độ ưu tiên thuê nhà đối với học sinh, sinh viên theo qui định; cấp thẻ ra vào cho học sinh, sinh viên; thu tiền thuê nhà ở, thanh lý hợp đồng cho thuê; chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở theo qui định của phát Luật về nhà ở hoặc những trường hợp học sinh, sinh viên không còn là đối tượng thuê nhà ở; Tổ chức đăng ký tạm trú cho học sinh, sinh viên và tổ chức trực bảo vệ khu nhà 24/24 giờ trong ngày; Thành lập các tổ chức tự quản của học sinh, sinh viên trong từng khu nhà như Ban tự quản, đội thanh niên xung kích, đội cờ đỏ, các trưởng khu nhà, làm hạt nhân tuyên truyền, vận động việc chấp hành nội qui của khu nhà ở, ngăn ngừa và báo cáo kịp thời với đơn vị quản lý vận hành để có biện pháp xử lý các trường hợp vi phạm qui định quản lý trong khu nhà ở; tiếp thu những ý kiến phản ánh của sinh viên liên quan đến việc thuê nhà có những điều chỉnh phù hợp trong quá trình quản lý, vận hành; Trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo Ban tự quản kiểm tra việc ăn ở, sinh hoạt của học sinh, sinh viên, phối hợp với các cơ sở đào tạo và các đoàn thể trong cơ sở đào tạo, địa phương tổ chức các hoạt động phục vụ đời sống văn hoá, tinh thần cho học sinh, sinh viên; Phối hợp với các cơ quan y tế, phòng cháy, chữa cháy, cơ sở đào tạo và chính quyền địa phương, công an khu vực để thực hiện công tác
phòng chống dịch bệnh, phòng cháy, chữa cháy và đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cho toàn bộ khu nhà ở; Trực tiếp thực hiện hoặc ký kết hợp đồng với các tổ chức, cá nhân để cung cấp các dịch vụ trong khu nhà ở để phục vụ các nhu cầu học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên. Khai thác kinh doanh các dịch vụ phù hợp khác theo qui định của pháp luật để tạo nguồn thu bù đắp quản lý vận hành, bảo trì nhà ở sinh viên theo qui định; Xây dựng kế hoạch bảo trì nhà ở và tổ chức thực hiện việc bảo trì nhà ở sinh viên theo qui định hiện hành của Nhà nước; Định kỳ hàng tháng, quí, năm báo cáo lãnh đạo Ban, và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về tình hình quản lý, khai thác, sử dụng khu nhà ở (Ban quản lý khu vực phát triển đô thị Bắc ninh, 2015d).
3.1.2.4. Một số hoạt động chủ yếu
Sau 18 năm thành lập, Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị Bắc Ninh đã giúp Sở Xây dựng, UBND tỉnh Bắc Ninh thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư 129 công trình phúc lợi công cộng, HTKT đô thị trên địa bàn tỉnh được đầu tư từ nguồn ngân sách. Đến nay đã đưa 109 công trình mục công trình với luỹ kế vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng vào khai thác sử dụng, hiện còn 20 công trình, hạng mục công trình với lũy kế vốn trên 600 tỷ đồng đang thi công dở dang và đã ký được 173 hợp đồng tư vấn QLDA và hợp đồng TVGS. Một số công trình tiêu biểu Ban đã thực hiện QLDA:
- Các dự án Ban làm chủ đầu tư: Trụ sở làm việc Sở Xây dựng, Trụ sở Tỉnh ủy, Trụ sở HĐND - UBND tỉnh, Trung tâm văn hóa Kinh Bắc, Câu lạc bộ người cao tuổi tỉnh Bắc Ninh, Bảo tàng tỉnh, Thư viện tỉnh, Nhà thi đấu đa năng tỉnh Bắc Ninh, công viên Nguyên Phi Ỷ Lan, Khu nhà ở sinh viên thành phố Bắc Ninh, các tuyến đường: Lý Thái Tổ, Lê Thái Tổ, Kinh Dương Vương, Phù Đổng Thiên Vương, Nguyên Phi Ỷ Lan, Hai Bà Trưng, Lê Văn Thịnh, Huyền Quang,