Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao
giao thông nội thành
Theo Khoản 10 Điều 3 của Luật Xây dựng thì “Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình HTKT và công trình khác” (Quốc hội, 2014a).
Các đặc điểm của XDCT giao thông đã có tác động rất lớn đến việc tổ chức sản xuất xây dựng, dẫn đến đặc điểm sản xuất của ngành xây dựng mang những đặc thù khác hẳn những ngành sản xuất khác. Vì vậy, cần phải nắm rõ những đặc điểm này để lưu ý những vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức XDCT giao thông nội thành.
2.1.5.1. Cơ chế, chính sách pháp luật về quản lý xây dựng
Có thể thấy rằng các nhân tố về cơ chế, chính sách của nhà nước có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng QLDA. Môi trường pháp luật ổn định, không có sự chồng chéo của các văn bản, không có hiện tượng nhũng nhiễu, tiêu cực thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý dự án ĐTXD công trình (Quốc hội, 2014a).
2.1.5.2. Năng lực của các bên tham gia quản lý dự án ĐTXD công trình
Trình độ của cán bộ quản lý là quan trọng nhất đối với công tác QLDA bởi vì một dự án có thành công hay không phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, năng lực tổ chức quản lý và kinh nghiệm thực tế của cán bộ quản lý.
Tùy thuộc vào quy mô dự án, thời gian thực hiện, công nghệ sử dụng mà lựa chọn mô hình quản lý bao gồm số lượng cán bộ chuyên môn phù hợp nhằm đảm bảo mô hình quản lý năng động, hiệu quả, phù hợp với những thay đổi của môi trường cạnh tranh (Quốc hội, 2014a).
- Lựa chọn đơn vị tư vấn lập dự án, khảo sát TKBVTC và dự toán. - Quản lý kiểm tra, nghiệm thu hồ sơ dự án ĐTXD công trình. - Quản lý thẩm tra, thẩm định phê duyệt TKBVTC và dự toán.
2.1.5.3. Lựa chọn nhà thầu thi công và hợp đồng xây dựng
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế (Quốc hội, 2013a).
Hợp đồng là văn bản thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu được lựa chọn trong thực hiện gói thầu thuộc dự án; giữa bên mời thầu với nhà thầu được lựa chọn trong mua sắm thường xuyên; giữa đơn vị mua sắm tập trung hoặc giữa đơn vị có nhu cầu mua sắm với nhà thầu được lựa chọn trong mua sắm tập trung; giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư được lựa chọn hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư được lựa chọn và doanh nghiệp dự án trong lựa chọn nhà đầu tư (Quốc hội, 2013a).
2.1.5.4. Lập thẩm định phương án đền bù, giải phóng mặt bằng
Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai (Quốc hội, 2013b).
Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất (Quốc hội, 2013b).
Giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích đất (Quốc hội, 2013b).
2.1.5.5. Quản lý giám sát, chất lượng thi công xây dựng công trình
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của hoạt động này và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện ĐTXD công
trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình (Chính phủ, 2015a).
Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức QLCL công trình phù hợp với hình thức đầu tư, hình thức QLDA, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực hiện ĐTXD công trình theo quy định. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng theo quy định của pháp luật (Chính phủ, 2015a).
Nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, phải có biện pháp tự QLCL các công việc xây dựng do mình thực hiện. Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm QLCL công việc do nhà thầu phụ thực hiện. Công trình xây dựng phải được giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công (Chính phủ, 2015a).
2.1.5.6. Cơ sở dữ liệu thông tin
Việc áp dụng công nghệ thông tin sẽ làm tăng suất lao động, tiết kiệm thời gian như sử dụng Internet sẽ khai thác được các dữ liệu về các nguồn, giá vật liệu, máy móc thiết bị thi công, quản lý được hệ thống dữ liệu của các đơn vị tham gia dự án, cập nhật được văn bản QPPL về xây dựng một cách thường xuyên và nhanh chóng.