Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 44 - 47)

2.2.2.1. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng của thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là địa phương có thành tích về cái cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý nhà nước nhiều mặt, nhiều lĩnh vực trong đó quản lý vốn đầu tư XDCB, qua các tài liệu và tiếp cận thực tế có vấn đề nổi bật như sau:

Thứ nhất, trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý

đầu tư và xây dựng cơ của Trung ương ban hành, UBND thành phố Đà Nẵng đã cụ thể hóa dưới các quy trình quản lý theo thẩm quyền được về phân công, phân cấp. Hướng dẫn chi tiết về quy trình quản lý chất lượng trong thi công, thanh toán vốn đầu tư, nghiệm thu bàn giao sử dụng, thanh toán, quyết toán ... Gắn các bước trên thủ tục và hồ sơ cần có và trách nhiệm, quyền hạn quản lý, giải quyết của các chủ thể trong hệ thống quản lý và vận hành vốn đầu tư. Việc cụ thể hóa quy trình quản lý và giải quyết công việc của Nhà nước là một điểm nhấn quan trọng trong cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và năng lực cán bộ.

Thứ hai, bồi thường giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng và phức tạp

nhất của quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Trên thực tế, nhiều dự án gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí ách tắc ở khâu này. Đà Nẵng là điểm sáng trong cả nước đối với công tác bồi thường giài phóng mặt bằng trong thời gian qua, thành công của địa phương này dựa vào các yếu tố:

- UBND thành phố ban hành quy định về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Quy định rõ ràng và chi tiết rất phù hợp với thực tế. Điểm đặc biệt và thuyết phục là bồi thường theo nguyên tắc “hài hòa lợi ích”. Cơ chế này được Hội đồng Nhân dân Thành phố ban hành thành Nghị quyết riêng. Nội dung của quy định này là khi nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch để xây dưng hạ tầng chỉnh trang đô thị đó làm tăng giá đất ở khu vực lân cận. Do vậy, người được hưởng từ nguồn lợi trực tiếp này do đầu tư trực tiếp của Nhà nước phải góp một phần lợi ích đó cho Nhà nước.

- UBND thành phố rất coi trọng công tác tuyên truyền vận động thuyết phục để nhân dân giác ngộ với lợi ích chung. Cả hệ thống chính trị được huy động vào cuộc, trước hết là Ủy ban mặt trận tổ quốc các cấp cho đến các đoàn thể, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên... gắn với quy chế dân chủ cơ sở, thi đua khen thưởng, việc triển khai được thông qua kế hoạch và ký kết các chương trình cộng tác phối hợp. Tạo điều kiện nơi tái định cư thuận tiện và

chi trả kinh phí kịp thời, hợp lý do vậy kết hợp được cả lợi ích của nhân dân đồng thời phát huy giám sát cả cộng đồng trong triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ của Nhà nước đó đề ra.

- Phát huy vai trò trách nhiệm của nhóm lãnh đạo chủ chốt, nhất là đối với các trường hợp phức tạp, điểm nóng trong triển khai dự án. Cá nhân đồng chí Chủ tịch UBND thành phố đã từng đối thoại với từng người dân một cách thấu tình đạt lý để giải quyết vướng mắc cụ thể theo quy định của pháp luật và thực tế. Hình ảnh giải quyết công việc trực tiếp này đó được Đài truyền hình Việt Nam phát sóng đó phần nào tăng cường sức thuyết phục và được đánh giá cao ở cả hai khía cạnh tăng cường niềm tin của dân đối với Nhà nước, mặt khác có tác dụng nâng cao trách nhiệm cán bộ công chức dưới quyền trong việc trau dồi nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu công việc.

2.2.2.2. Kinh nghiệm quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Hà Nam

Hà Nam là một tỉnh của ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội với diện tích tự nhiên 859,5 Km2 dân số 785.05 người, Hà Nam được tách ra từ tính Nam Hà trước đây, sau hơn 18 năm tái lập tính đến nay, Hà Nam đã phát triển mạnh mẽ Đặc biệt năm 2010, tỉnh đã thành lập được 8 khu công nghiệp và 18 cụm công nghiệp; lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp đạt kết quả cao với 105 dự án đầu tư mới, trong đó có 15 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng số vốn đăng ký đạt 605 triệu USD. Để đạt được những kết quả trên, những năm qua Hà Nam đã chú trọng đâu tư kết cấu hạ tầng để thu hút các nhà đầu tư. Từ những bài học kinh nghiệm trong quá trình tổ chức triển khai các dự án Hà Nam đã có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách trên địa bàn tỉnh như sau:

Thứ nhất, đổi mới phương pháp giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm: Tập trung, ưu tiên nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực, các công trình trọng điểm, cấp thiết nhằm thu hút đầu tư, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Bố trí đủ vốn cho các dự án nhóm B trong 4 năm, nhóm C trong 2 năm.

Thứ hai, UBND tỉnh giao cho các sở, ngành căn cứ vào chức năng nhiệm

vụ của mình chủ động xây dựng kế hoạch để trình HĐND tỉnh phê duyệt và phân bổ nguồn vốn ngay từ đầu năm.

Thứ ba, không bố trí vốn đầu tư đối với các dự án không đủ thủ tục đầu tư,

Thứ tư, hoàn thiện quy trình thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư, chất lượng thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán và thẩm định thiết kế tổng dự toán; Xây dựng quy trình hợp lý và gắn trách nhiệm cá nhân, tiêu chuẩn hóa những tiêu chuẩn, quy phạm trong thiết kế để từ đó các đơn vị tư vấn lập, các cơ quan thẩm định thiết kế cản cứ vào đó để áp dụng và thẩm định. Dự án đầu tư sản xuất kinh doanh phải phù hợp với công nghệ hiện đại, tiên tiến, đảm bảo đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đội ngũ cán bộ thẩm định phải là chuyên gia giỏi, có phẩm chất đạo đức và phong cách làm việc khoa học.

Thứ năm, chấn chỉnh và đổi mới công tác đấu thầu: Thực hiện viêc đấu

thầu rộng rãi đối với tất cả các gói thầu, hạn chế tối đa hình thức chỉ định đầu hoạc đầu thầu hạn chế. Hình thức đấu thầu rộng rãi sẽ hạn chế rất nhiều các vấn đề tiêu cực như: thông thầu, gian lận trong việc đấu thầu...

Thứ sáu, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đánh giá đầu tư

xây dựng. Có các biện pháp giám sát và kiểm soát nội bộ kết hợp với các biện pháp kiểm tra, thanh tra từ bên ngoài.

2.2.2.3. Kinh nghiệm quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở Tây Ninh

Ở Tây Ninh, trong một thời gian dài, thực trạng về năng lực chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) là vấn đề khiến nhiều cấp, nhiều ngành băn khoăn. Bởi trong nhiều năm qua ở Tây Ninh đã từng xảy ra nhiều hạn chế, tồn đọng trong lĩnh vực XDCB, mà trong đó nguyên nhân chủ yếu là do chủ đầu tư không đủ năng lực, thiếu trách nhiệm. Hệ luỵ của thực trạng đó vẫn còn kéo dài đến nay chưa khắc phục được là không ít dự án đầu tư triển khai chậm chạp, thời gian thi công kéo dài gây lãng phí, và khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng thì lại chậm quyết toán. Để giải quyết tồn tại đó, nhiều giải pháp được đưa ra trong đó có việc thành lập cơ quan quản lý dự án đầu tư chuyên nghiệp.

Tháng 3 năm 2010, UBND tỉnh quyết định thành lập Trung tâm Quản lý đầu tư xây dựng Tây Ninh. Đây là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh; chịu sự chỉ đạo, quản lý toàn diện của UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Xây dựng và Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trung tâm được giao chức năng là giúp UBND tỉnh làm chủ đầu tư quản lý dự án. Nhiệm vụ chính của Trung tâm là phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành chủ đầu tư các dự án khác có liên quan trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, để thực hiện nhiệm vụ của một chủ đầu tư dự án xây dựng theo

sự phân công của UBND tỉnh. Đồng thời, Trung tâm tổ chức bộ máy đảm bảo điều kiện năng lực theo quy định để triển khai công tác quản lý dự án cho các chủ đầu tư khi được sự đồng ý của UBND tỉnh. Ngoài ra, Trung tâm còn triển khai thực hiện công tác tư vấn xây dựng và thực hiện nhiệm vụ uỷ thác của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế tỉnh, UBND cấp huyện, xã và các doanh nghiệp thông qua hợp đồng kinh tế… Trung tâm được ngân sách Nhà nước cấp kinh phí và đầu tư cơ sở vật chất ban đầu để hoạt động.

Sự ra đời của Trung tâm Quản lý đầu tư xây dựng nhằm giải quyết tình trạng “ì ạch” trong lĩnh vực XDCB do năng lực chủ đầu tư hạn chế vì không chuyên nghiệp, thế nhưng sau hơn 2 năm kể từ ngày có quyết định thành lập, Trung tâm đã làm được những gì? Theo Giám đốc Trung tâm, ông Đỗ Chí Hùng, hiện tại tổ chức bộ máy của Trung tâm đã tạm ổn về số lượng cũng như chất lượng.

Một số chuyên gia am tường về lĩnh vực XDCB cho biết, hiện nay có khoảng 80% tỉnh thành trên cả nước thành lập Ban quản lý dự án đàu tư xây dựng hoặc Trung tâm Quản lý đầu tư xây dựng giống như ở Tây Ninh, nhưng hoạt động mạnh mẽ hơn rất nhiều, trong đó có Ban, Trung tâm hàng năm quản lý nguồn vốn lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Muốn hoạt động Trung tâm Quản lý đầu tư xây dựng Tây Ninh đạt hiệu quả được như các tỉnh thành khác, xứng tầm với một đơn vị trực thuộc UBND tỉnh thì cần phải tăng cường số lượng dự án giao cho Trung tâm quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)