Ảnh hưởng của năng lực đội ngũ quảnlý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 87 - 91)

từ ngân sách nhà nước

4.4.3.1. Trình độ quản lý của chủ đầu tư đối với các công trình xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các công trình XDCB ở địa bàn thành phố Bắc Giang. Việc xây dựng kế hoạch phù hợp giúp cho công tác triển khai thực hiện cân đối thu chi NSNN địa phương.

Bảng 4.16. Ảnh hưởng của công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư XDCB STT Chỉ tiêu Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%)

Tổng số 80 100,0

1 Chưa chú trọng tới kế hoạch 33 41,25 2 Xây dựng kế hoạch phù hợp 31 38,75 3 Xây dựng kế hoạch chưa phù hợp 16 20,0

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Kết quả phỏng vấn từ chủ đầu tư, ban quản lý, đơn vị thi công, đơn vị tư vấn trên có 41,25% ý kiến đánh giá các cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch sử dụng vốn đầu tư XDCB chưa quan tâm đúng mức tới kế hoạch trung và dài hạn, chưa quán triệt đầy đủ tầm quan trọng của các loại kế hoạch này, đặc biệt là kế hoạch 5 năm - là cơ sở pháp lý, là căn cứ để xây dựng kế hoạch hàng năm, đây là ý kiến chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều đó thể hiện năng lực, tầm nhìn của nhà quản lý trong chỉ đạo điều hành thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế -

xã hội còn nhiều hạn chế.Hệ quả tất yếu của nó là nhiệm vụ, công trình đột xuất phải triển khai trong năm chiếm tỷ trọng lớn. Hiện tượng này dẫn tới hệ lụy rõ nhất khi thành phố có nguồn vốn chi ngân sách cho đầu tư XDCB tăng đột biến làm cho công tác chuẩn bị đầu tư các dự án không kịp để phân bổ ngân sách hay nói cách khác không có dự án đủ điều kiện để giao kế hoạch vốn theo qui định của nhà nước.

Có 38,75% ý kiến cho rằng công tác xây dựng kế hoạch phù hợp, 20,0% ý kiến cho rằng việc xây dựng kế hoạch đầu tư của các cơ quan chưa phù hợp bởi cơ chế “Xin-Cho” trong xây dựng kế hoạch đầu tư còn nhiều biểu hiện rõ nét.

Vấn đề kỷ luật hành chính trong thực thi các chỉ tiêu kế hoạch thành phố giao chưa được coi trọng. Trách nhiệm tập thể, cá nhân của các ngành và chủ đầu tư trong việc không hoàn thành nhiệm vụ được giao chưa được xem xét thỏa đáng; công tác thi đua khen thưởng còn nặng về hình thức, không đi kèm với xử lý, kỷ luật và chưa thực sự là động lực thi đua của các ngành. Điều đó đã hạn chế tính pháp lệnh của chỉ tiêu kế hoạch, tạo tâm lý “dễ làm- khó bỏ” cho các ngành và chủ đầu tư. Khi nào thành “điểm nóng”, thành trách nhiệm chung phải giải quyết thì mới vào cuộc, điều này thực sự gây tốn kém ngân sách Nhà nước.

4.4.3.2. Ảnh hưởng của năng lực nhà thầu

Sự phù hợp của quyết định đầu tư dự án với quy hoạch: do một số dự án được quyết định đầu tư không phù hợp với quy hoạch làm cho việc giải ngân vốn chậm. Điển hình là nhóm các công trình: Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Nam xã Dĩnh Trì, trường Mầm Non Tân Tiến – Nhà lớp học, đường giao thông trục chính xã Đồng Sơn, Di tích chiến thắng Xương Giang.

Theo kết quả khảo sát từ chủ đầu tư, ban quản lý công trình thì có đến 61,25% ý kiến khảo sát cho rằng năng lực tài chính của nhà thầu tốt, 26,25% số người được hỏi đánh giá năng lực nhà thầu trung bình, năng lực kém chiếm 12,5%. Năng lực chuyên môn của nhà thầu có đến 66,25% cho rằng năng lực tốt, 20,0% cho rằng năng lực trung bình và 13,75% cho rằng năng lực chuyên môn nhà thầu kém .Sự phối hợp của nhà thầu có đến 47,5% ý kiến được hỏi cho rằng sự phối hợp của nhà thầu tốt, 35% đánh giá trung bình, 17% cho rằng sự phối hợp còn kém.

Bảng 4.17. Đánh giá năng lực nhà thầu của các công trình đầu tư XDCB từ NSNN ở thành phố Bắc Giang

STT Chỉ tiêu đánh giá Số lượng

(ý kiến)

Tỷ lệ (%)

1 Năng lực tài chính của nhà thầu 80 100

- Tốt 49 61,25

- Trung bình 21 26,25

- Kém 10 12,5

2 Năng lực chuyên môn của nhà thầu 80 100

- Tốt 53 66,25

- Trung bình 16 20,0

- Kém 11 13,75

3 Sự phối hợp của nhà thầu 80 100

- Tốt 38 47,5

- Trung bình 28 35,0

- Kém 14 17,5

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Năng lực của đơn vị tư vấn thiết kế, lập dự án; đơn vị tư vấn thẩm tra và của phòng chuyên môn thẩm định dự án: Nếu năng lực tốt thì trước hết sẽ tránh phải mất nhiều thời gian cho việc điều chỉnh dự án nhiều lần trong quá trình thi công xây dựng công trình, làm chậm tiến độ xây dựng, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trình. Tiến độ đầu tư của các dự án: các dự án thi công chậm tiến độ nên không có khối lượng để giải ngân. Việc chậm tiến độ dự án có thể do các nguyên nhân:

Trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng công trình, trình độ năng lực quản lý đầu tư xây dựng công trình của chủ đầu tư kém. Đôn đốc tiến độ,đôn đốc tiến độ thi công, đôn đốc hoàn thiện hồ sơ thanh toán,... theo ngày, tuần, tháng, quý, … chưa được chú ý sát sao.

Việc tạm ứng quá nhiều vốn ban đầu cho nhà thầu của chủ đầu tư sẽ làm nhà thầu ỷ lại, không đẩy nhanh tiến độ.

Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình yếu: Năng lực của nhà thầu thi công về quản lý đầu tư xây dựng công trình không cao, biện pháp thi công không tốt sẽ dẫn đến chậm tiến độ dự án. Bên cạnh đó còn do nguyên nhân việc chậm hoàn thiện thủ tục, gửi khối lượng đề nghị thanh toán cho chủ đầu tư; chậm hoàn thiện hồ sơ quyết toán các dự án hoàn thành. Chậm hoàn thiện hồ sơ khi có yêu cầu đóng góp của các cơ quan quản lý chuyên ngành trong khâu thẩm định dự án.

Ảnh hưởng của công tác GPMB: thành phố Bắc Giang trong những năm gần đây đã chú trọng đến công tác đền bù, GPMB; coi đây là nguyên nhân chủ yếu làm chậm trễ tiến độ thi công các công trình có GPMB. Nhiều dự án đầu tư có liên quan GPMB tiến hành gặp khó khăn vì nhiều lý do: Một số cơ chế, chính sách trong việc triển khai GPMB thiếu đồng bộ, chậm hướng dẫn và chưa nhất quán như giá đền bù theo vùng, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, đào tạo,…Việc chuẩn bị quỹ nhà phục vụ tái định cư triển khai chậm, chưa đạt tiến độ đề ra. Chẳng hạn, trong thực hiện kế hoạch năm 2015, đến 31/12/2015 thành phố có 42 dự án vướng mắc khâu đền bù GPMB, trong đó 23 dự án liên quan đến 135 hộ dân chưa cân đối được nhà ở tái định cư; Việc vướng mắc GPMB dẫn đến có dự án không tiếp tục triển khai được như: Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Nam xã Dĩnh Kế, mở rộng đường giao thông trục chính xã Đồn Sơn… Vì vậy hàng năm chỉ hoàn thành 70-80% kế hoạch về GPMB, cụ thể như năm 2016 trong các dự án GPMB từ vốn đầu tư XDCB của ngân sách thành phố đã thực hiện đền bù cho 98 hộ.

Trong công tác xây dựng và giao kế hoạch, bước đầu thành phố đã chỉ đạo các cơ quan quản lý khai thác và huy động nhiều nguồn vốn (đề nghị Thành phố bố trí vốn, vay Kho bạc nhà nước, sử dụng vốn ứng trước của doanh nghiệp, nhà thầu,…) bổ sung cho công tác xây dựng nhà tái định cư phục vụ GPMB; nhiều dự án xây dựng nhà tái định cư được khởi công; tiếp tục đề xuất với UBND tỉnh về cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất, các qui định về quản lý, thanh toán, thu hồi nguồn ngân sách thành phố để mua nhà, đặt hàng mua nhà tái định cư GPMB.

Sự phối hợp chưa tốt giữa các đơn vị có liên quan trong công tác giải ngân kế hoạch vốn đầu tư (Chủ đầu tư - Kho bạc - phòng Tài chính - Kế hoach) trong việc thực hiện kế hoạch vốn: như trong công tác theo dõi tổng hợp giải ngân từng tháng để lập kế hoạch vốn, …

Việc đôn đốc, chỉ đạo của UBND thành phố Bắc Giang, phòng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Giang và thực hiện qui định về quyết toán vốn đầu tư hoàn thành của chủ đầu tư chưa nghiêm, tình trạng nhiều dự án hoàn thành bàn giao nhiều năm hoặc đang triển khai nhưng chưa hoàn thành do có nhiều vướng mắc không thực hiện quyết toán (quyết toán hoàn thành hoặc quyết toán theo điểm dừng) đã ảnh hưởng và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Chưa áp dụng nghiêm chế tài xử phạt hành chính trong quyết toán vốn đầu tư XDCB,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 87 - 91)