Ngày 27 tháng 09 nắm 2010 Chính phủ ban quyết định số 36/NQ-CP , điều chỉnh địa giới hành chính của các huyện Lạng Giang, Yên Dũng để mở rộng địa giới hành chính thành phố Bắc Giang. Việc mở rộng tạo ra nhiều cơ hội và thuận lợi, nhưng cũng có không ít khó khăn cho thành phố Bắc Giang trong quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB như: cơ chế chính sách về quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB thay đổi, có nhiều điểm không tương đồng giữa thành phố; giá cả thị trường ngành XDCB tạo lập mặt bằng mới, phân cấp trong quản lý đầu tư XDCB có sự khác nhau,…
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của quy hoạch các công trình XDCB đến quản lý vốn ở thành phố Bắc Giang
STT Chỉ tiêu Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%)
Tổng số 80 100,
1 Quy hoạch phù hợp, hiệu quả 37 46,25 2 Quy hoạch chưa phù hợp 25 31,25 3 Quy hoạch chậm, manh mún 18 22,50
Nguồn: Số liệu điều tra (2016)
Kết quả phỏng vấn 80 hộ dân được sử dụng các công trình XDCB và cán bộ xây dựng công trình ở 3 thành phố cùng với các cán bộ quản lý, thanh tra cho thấy, 37 ý kiến cho rằng công tác quy hoạch phù hợp, đạt hiệu quả (chiếm 46,25%%) trong tổng số ý kiến điều tra, 25 ý kiến cho rằng việc quy hoạch là chưa phù hợp (chiếm 31,25%) trong tổng số ý kiến điều tra và 18 ý kiến cho rằng quy hoạch chậm và manh mún (chiếm 18,95%) trong tổng số ý kiến điều tra
Công tác giải quyết các công việc của các cơ quan chức năng có liên quan thuộc các Sở ngành của tỉnh, thành phố Bắc Giang thường chậm trễ, không đáp ứng được yêu cầu thực tế công việc của thành phố, đặc biệt các dự án liên quan đến công tác thu hồi đất, GPMB hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, các dự án chưa nằm trong quy hoạch xây dựng, hoặc khi có sự điều chỉnh dự án mà thẩm quyền thẩm định và duyệt điều chỉnh không phải của thành phố, khi phải xử lý các vi phạm của các nhà thầu trên địa bàn thành phố theo quy định của Nhà nước thuộc thẩm quyền của Tỉnh.