Những bài học kinh nghiệm rút ra để quảnlý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 47)

bản từ ngân sách nhà nước

Qua nghiên cứu tài liệu báo cáo và tiếp cận thực tế hai địa phương trên đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:

- Thực hiện chi tiết và công khai các quy trình xử lý các công đoạn của quá trình đầu tư để thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính quyền.

- Thực hiện xây dựng đơn giá bồi thường và tổ chức giải phóng mặt bằng ở địa phương phải giải quyết nhiều mối quan hệ kinh tế - chính trị - hành chính – xã hội, trong đó quan hệ lợi ích giữa nhà nước và nhân dân phải theo quan điểm hài hòa lợi ích.

- Nâng cao vai trò tiên phong của cán bộ chủ chốt dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong khuôn khổ pháp luật và đề cao tính sáng tạo và sẵn sàng đối thoại trực tiếp với công dân.

- Giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển bên trong với tu hút vốn đầu tư phát triển bên ngoài. Thực chất là nâng cao hiêu quả quản lý sử dụng vốn bằng nhiều biện pháp (tập trung, trọng điểm, phân cấp...) chống thất thoát lãng phí trong quản lý vốn đầu tư XDCB hiện nay là một vấn đề nóng hổi trong đầu tư XDCB từ NSNN. Làm lành mạnh môi trường đầu tư là biện pháp cơ bản và lâu dài trong thu hút đầu tư.

- Gắn đầu tư trọng điểm, hiệu quả các dự án lớn, quan trọng để có tảng cường cao với các dự án, chương trình mang tính chất phát triển bền vững của toàn xã hội, moi trường an ninh quốc phòng, xóa đói vùng sâu vùng xa... sẽ thu hút được sức mạnh cộng đồng, được lãnh đạo và chính quyền cơ sở do vậy loại đầu tư này sẽ mang lại hiệu quả rất cao trong quản lý sử dụng vốn.

- Phải biết chú ý đến những yếu tố góp phần tăng trưởng ngoài vốn đã huy động vốn bao giờ cũng có hạn. Đó chính là sự khôn ngoan trong lựa chọn xây dựng cơ chế chính sách, bước đi về công nghệ và đồng bộ trong hạ tầng cơ sở phù hợp, không vì chạy đua trong đầu tư giữa các địa phương gây lãng phí thát thoát và đương nhiên yếu tố ngoài vốn sẽ là âm (phản tác dụng) trong lựa chọn con đường phát triển.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Bắc Giang

a. Vị trí địa lý

Hình 3.1. Vị trí địa lý thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

Nguồn: UBND thành phố Bắc Giang

Với vị trí rất thuận lợi về giao thông. Bắc Giang cách thủ đô Hà Nội 50 km, ở vị trí trung lộ trên tuyến giao thông huyết mạch (đường bộ, đường sắt liên vận quốc tế) nối Thủ đô Hà Nội với thành phố Lạng Sơn và cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng; ở vào vị trí đầu mối giao thông cấp liên vùng quan trọng: nằm cận kề vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có hệ thống đường bộ gồm các Quốc lộ 1A

cũ và mới, 31, 37, tỉnh lộ 398; các tuyến đường sắt: Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Kép - Hạ Long, Hà Nội - Kép - Thái Nguyên chạy qua; có tuyến đường sông nối thành phố với các trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch lớn như Phả Lại, Côn Sơn - Kiếp Bạc, Yên Tử, Hải Phòng; tiếp cận thuận lợi với cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cảng nội địa Gia Lâm, cảng nước sâu Cái Lân, cảng Hải Phòng và các cửa khẩu quốc tế trên biên giới Lạng Sơn. Địa hình thành phố là dạng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi trung du Bắc Bộ, có đồng bằng, xen kẽ các dải đồi thấp, sườn có độ dốc thoải. Hướng dôc chính của địa hình theo hướng Bắc – Nam và các hướng dốc từ hai phía Đông và Tây vào sông Thương nằm giữa lòng thành phố với dòng chảy theo hướng Bắc – Nam.

b. Khí tượng, thủy văn

Thành phố Bắc Giang có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa và mang tính chất khí hậu vùng Bắc bộ nóng ẩm, hàng năm có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Xuân và mùa Thu lag hai mùa chuyển tiếp có khí hậu ôn hòa trong khi đó mua hạ nóng ẩm, mưa nhiều, mùa Đông lạnh giá, ít mưa.

Một số nét đặc trưng về khí hậu thành phố: - Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,3°C.

- Độ ẩm trung bình từ 79 - 81% độ ẩm của các tháng mùa mưa cao hơn so với các tháng mùa khô.

- Tổng lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.400 - 1.730mm. Nhìn chung, các điều kiện tự nhiên của thành phố Bắc Giang thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội trước mắt cũng như lâu dài

3.1.2. Tình hình kinh tế - tài chính của thành phố Bắc Giang

3.1.2.1. Tình hình chung về phát triển kinh tế

Bắc Giang là thành phố có tiềm năng du lịch. Trên địa bàn thành phố có 02 điểm du lịch tự nhiên và 42 di tích (10 di tích cấp quốc gia, 4 di tích cấp tỉnh) đều đã và đang được khai thác như: Hạ tầng 2 bờ đê Sông Thương; điểm du lịch Quảng Phúc; các di tích Chùa Kế, nghè Cả (xã Dĩnh Kế); chùa Thành, đình Thành... và 34 lễ hội truyền thống (01 lễ hội cấp tỉnh) như: lễ hội kỷ niệm chiến thắng Xương Giang; chùa Hồng Phúc (phường Trần Nguyên Hãn); chùa Dền (phường Lê Lợi). Một số lễ hội và làng nghề truyền thống (Bún Đa Mai, Bánh Đa Kế) được duy trì thường xuyên, có ý nghĩa dân gian và kinh tế đang từng bước hấp dẫn du khách...

Thành phố Bắc Giang trước kia và nay được biết đến với vai trò là một trong những trung tâm lớn của vùng về công nghiệp đạm - hoá chất, công nghiệp may mặc, đồng thời là trung tâm phân phối, trung chuyển hàng hóa từ Trung Quốc cho miền Bắc, cũng như là nơi tập kết các sản phẩm nội địa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Thành phố có một số cụm công nghiệp vừa và nhỏ gắn với hệ thống các khu, cụm công nghiệp lớn của tỉnh liền kề thành phố như: Quang Châu, Đình Trám, Vân Trung, Song Khê - Nội Hoàng... đó những thuận lợi cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội và đô thị.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, thành phố Bắc Giang luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Với lợi thế về vị trí địa lý, đầu mối giao thông liên vùng, trong những năm qua hoạt động thương mại - dịch vụ thành phố Bắc Giang liên tục phát triển, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia. Giai đoạn 2014 -2016, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17,5% trong đó :Thương mại - Dịch vụ đạt 18,4%, Công nghiệp, TTCN - XD đạt 17,5%, Nông nghiệp - Thủy sản đạt 3,3%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng Thương mại - Dịch vụ chiếm 46,6%, Công nghiệp - Xây dựng chiếm 50,4%, Nông nghiệp - Thủy sản chiếm 3%.

Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ năm 2016 đạt 11.575 tỷ đồng, tăng 18,4% so với năm 2015, đạt 136% kế hoạch (KH) tỉnh giao. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ - thương mại ước đạt 9.830 tỷ đồng, tăng 18,2% so với năm 2015; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 500 triệu USD, tăng 17,2% so với năm 2015.

Giá trị sản xuất Công nghiệp - TTCN, xây dựng năm 2016 đạt 12.740 tỷ đồng, tăng 17,5% so với năm 2015, đạt 166,5% KH, trong đó, sản xuất công nghiệp NQD ước đạt 2.750 tỷ đồng, đạt 102% chỉ tiêu tỉnh giao.

Giá trị sản xuất nông, lâm - thủy sản năm 2016 đạt 580 tỷ đồng, tăng 3,3% so với năm 2015, đạt 105% KH. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất nông

nghiệp năm 2016 ước đạt 115 triệu đồng/ha/năm (đạt 105% KH). Hoàn thành kế

hoạch sản xuất vụ chiêm xuân, vụ mùa năm 2016 với tổng diện tích thu hoạch trên 5.700 ha, năng suất lúa đạt 56,3 tạ/ha.

Công tác cải cách hành chính được chú trọng thực hiện, Tập trung chỉ đạo nhiều biện pháp tích cực, đồng bộ để tăng thu ngân sách, đã thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp tháo gỡ vướng mắc, đôn đốc thu nợ đọng 29,5 tỷ đồng tiền sử

dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách Nhà nước (trong đó, tiền sử dụng đất gần 26 tỷ đồng; đang tập trung thực hiện các biện pháp xử lý 65 tỷ đồng còn lại - chủ yếu ở các trường hợp khi xử lý vi phạm đất đai tại xã Tân Mỹ, Song Khê và thực

hiện Quyết định số 191/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh). Cải cách thủ tục hành

chính nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân. Thành phố đã đưa “Một cửa” theo hướng hiện đại và liên thông và hoạt động gắn với áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2000. Bộ máy chính quyền từ thành phố đến cơ sở được kiện toàn, củng cố, hiệu quả, hiệu lực, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp từ thành phố đến cơ sở có chuyển biến tích cực.

3.1.2.2. Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn

Trong những năm qua Thành phố đã giao kế hoạch và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho tất cả các đơn vị. Một số đơn vị đã thực hiện xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo Nghị định số 43/2006/NĐ- CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 và Thông tư số 71/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43. Do vậy các đơn vị đã có trách nhiệm với hoạt động tài chính của mình, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng dần có được những chuyển biết rõ nét. Tập trung chỉ đạo nhiều biện pháp tích cực, đồng bộ để tăng thu ngân sách, tháo gỡ vướng mắc, đôn đốc thu nợ đọng về tiền sử dụng đất tiền thuê đất vào ngân sách Nhà nước.

Trong 03 năm (2014-2016), UBND Thành phố đã quản lý và điều hành Ngân sách theo Luật NSNN ban hành, giành tỷ lệ điều tiết hợp lý giữa hai cấp ngân sách huyện và xã, phường tạo thế ổn định và chủ động ở mỗi cấp ngân sách để thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, luôn quan tâm dành nguồn thu để đầu tư xây dựng cơ bản, cơ sở hạ tầng ở hai cấp ngân sách đảm bảo tỷ lệ mà Nghị quyết HĐND thành phố đề ra về vốn đầu tư (tính theo giá hiện hành) của thành phố Bắc Giang có xu hướng tăng nhanh, năm 2014 tống số vốn đầu tư đạt 849.000 tỷ đồng đến năm 2016 đã đạt 1.010.400 tỷ đồng khi thành phố mở rộng, tổng vốn đầu tư tăng 161.400 tỷ đồng tăng gần 19% (số liệu năm 2016/2014)..

Nhờ đầu tư gia tăng nên hệ thống kết cấu hạ tầng, đô thị, các khu trung tâm thương mại – dịch vụ, các cụm công nghiệp, hệ thống giao thông được đầu tư nâng cấp, đồng bộ hóa góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống nhân dân.

Bảng 3.1. Thu ngân sách và đầu tư giai đoạn 2014 – 2016

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm

2014 2015 2016

1 Thu ngân sách nhà nước 762,3 842 969,7 2 Tổng vốn đầu tư xã hội 849 920 1.010

Nguồn: Số liệu thống kê thành phố Bắc Giang (2014-2016)

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thành phố Bắc Giang là một đô thị loại II - trung tâm hành chính của tỉnh Bắc Giang, nằm cách trung tâm Hà Nội 50 km về phía Đông Bắc. Địa giới hành chính: Đông giáp huyện Lạng Giang; Tây giáp huyện Việt Yên; Nam-Tây Nam giáp huyện Yên Dũng; Bắc giáp huyện Tân Yên. Do đó, việc nghiên cứu và đưa ra giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư từ NSNN trong công trình XDCB ở thành phố Bắc Giang là cần thiết và mang tính thực tiễn.

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin được thu thập từ các tài liệu đó được công bố: sách, báo, báo cáo của các cơ quan, tạp chí, internet…

Bảng 3.2. Thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin Tài liệu Đơn vị cung cấp

Cơ sở lý luận của đề tài Các loại sách báo, bài giảng, tạp chí: Môi trường, quản lý môi trường liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Thư viện Lương Đình Của - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, thư viện khoa Kinh tế & PTNT

Số liệu về tình hình chung của thành phố

Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội Chi cục thống kê, phòng Tài chính kế hoạch thành phố Bắc Giang Tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu XDCB từ NSNN

Báo cáo thống kê hàng năm Chi cục thống kê, Phòng tài chính kế hoạch thành phố Bắc Giang

Những tài liệu này được thu thập bằng cách sao chép, đọc, trích dẫn tài liệu tham khảo.

- Thu thập số liệu sơ cấp

Để đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSN, đánh giá chất lượng các công trình được đầu tư xây dựng, chúng tôi tiến hành phỏng vấn chủ đầu tư, ban quản lý công trình, tốc độ thi công công trình, công tác quản lý vốn.

Tiến hành phỏng vấn 80 hộ dân quanh các khu vực: HTKT khu dân cư phía Nam xã Dĩnh kế, khu Di tích chiến thắng Xương Giang, xã Đồng Sơn, hồ Đầm Sen.

Bảng 3.3. Đối tượng và mẫu điều tra STT Đối tượng điều tra Số lượng

mẫu Ghi chú

1 Chủ đầu tư (05 đơn vị) 10 UBND thành phố và các UBND phường,

2 Ban quản lý công trình

(02 đơn vị) 10

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 1; Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2; 3 Đơn vị thi công (05

đơn vị) 25

Các đơn vị thi công trên địa bàn thành phố

4

Đơn vị tư vấn, lập TKBVTC, giám sát…(05 đơn vị)

10 Các đơn vị tư vấn có ký hợp đồng với các chủ đầu tư 5 Phỏng vấn đơn vị sử dụng, thụ hưởng dự án (05 đơn vị) 25 6 Phỏng vấn số hộ dân 80 Tổng 160

Nội dung phỏng vấn trực tiếp:

- Đánh giá về công tác lập, giao kế hoạch đầu tư cho các phòng ban, đơn

vị ở phường

- Đánh giá công tác quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN

- Đánh giá về mức độ hài lòng của người dân địa phương

- Đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý NSNN.

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được tổng hợp và sử lý bằng phương pháp phân tổ thống kê bằng phần mềm Excel, SPSS.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu đã được thu thập ở dạng thô, phải qua quá trình xử lý mới có thể đưa vào sử dụng được. Tuy nhiên tùy theo địa điểm, thời gian, vấn đề nghiên cứu mà có biện pháp xử lý số liệu phù hợp với yêu cầu của đề tài. Trong đề tài nghiên cứu nguồn số liệu được xử lý bằng máy tính cá nhân, chương trình Excel.

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu, phân tổ thống kê các loại lao động bao gồm: Loại hình doanh nghiệp, loại công trình, dự án đầu tư XDCB, cán bộ quản lý vốn đầu tư XDCB phân theo giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn. Phương pháp này cũng dùng để lựa chọn các tiêu thức để so sánh và phân tích như loại công trình, dự án XDCB ưu tiên, thời gian giải ngân vốn, khối lượng vốn đầu tư…

Phương pháp thống kê sự biến đổi tình hình hoạt động vốn đầu tư XDCB các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu tổng quát chung, các chỉ tiêu có tính đặc thù nhằm đánh giá toàn diện thực trạng vốn đầu tư XDCB của thành phố Bắc Giang

3.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh

Công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN được nghiên cứu trong đề tài sẽ được so sánh thông qua phương pháp thống kê so sánh nhằm chỉ ra sự khác biệt về kết quả bố trí vốn đầu tư XDCB theo các năm. So sánh thực hiện với kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 47)