Thực trạng kiểm soát sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 75 - 79)

sách nhà nước tại thành phố Bắc Giang

4.2.4.1. Quy trình thực hiện quyết toán, giám sát và thanh tra vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Quyết toán vốn đầu tư XDCB là bước cuối cùng của quá trình sử dụng vốn đầu tư của dự án, do phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố là đơn vị chịu trách nhiệm chính thực hiện. Kết quả quyết toán vốn đầu tư XDCB hàng năm đã giải quyết từ 76% đến 85% khối lượng thực hiện trong năm kế hoạch, hạn chế chuyển sang thẩm định thanh toán vào năm sau. Năm 2016, thành phố đã phê duyệt quyết toán cho 83 dự án ( 28 dự án nhóm C, 12 công trình chủ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) với giá trị quyết toán được duyệt là 321.987 triệu đồng. Qua kiểm tra dự toán, kiểm tra phiếu giá, bảng kê, hàng năm Kho bạc nhà nước tỉnh Bắc Giang còn cắt giảm, từ chối thanh toán các khoản chi không đúng chế độ, chi vượt định mức đơn giá, vượt dự toán,…

Giám sát, đánh giá việc lập và giao kế hoạch sử dụng vốn đầu tư XDCB: HĐND thành phố giám sát và đánh giá UBND thành phố trong thực hiện lập và giao kế hoạch sử dụng vốn đầu tư từ nguồn NSNN trong công trình XDCB hàng năm, đồng thời chỉ đạo UBND thành phố giám sát công tác này của phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố - đây là đơn vị có nhiệm vụ tham mưu lập và giao kế hoạch sử dụng vốn. Hình thức giám sát, đánh giá của HĐND thành phố thường thông qua các kế hoạch được lập định kỳ hoặc đột xuất (thông thường hàng năm có khoảng 1-2 lần HĐND thành phố thực hiện giám sát theo kế hoạch); bên cạnh đó là thông qua các phiên thảo luận, chất vấn tại các kỳ họp HĐND thành phố. UBND thành phố giám sát trực tiếp thông qua các phiên họp định kỳ hàng quý, tháng của UBND.

Kiểm tra, giám sát công tác thanh toán vốn đầu tư XDCB là khâu không thể thiếu trong quản lý sử dụng vốn. Giai đoạn 2014-2016, Ban Kinh tế ngân sách của HĐND thành phố, lãnh đạo UBND thành phố đã kiểm tra quyết liệt công tác thanh toán vốn đầu tư XDCB nên công tác này đã có chuyển biến ở một số mặt sau:

Việc triển khai của thành phố đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị chủ động triển khai sớm việc thực hiện dự án, góp phần cho cơ quan thẩm định thanh toán vốn đầu tư lên kế hoạch hướng dẫn việc cấp phát từng quý được chuẩn xác;

Cơ quan Kho bạc nhà nước Bắc Giang có sự tập trung chỉ đạo việc thanh toán vốn. Chất lượng và quy trình của Kho bạc nhà nước trong kiểm soát thẩm định và thanh toán vốn đã từng bước được nâng cao, cải tiến thủ tục hồ sơ, giảm thời gian giải quyết hồ sơ khi tạm ứng vốn, thanh toán sớm so với qui định từ 1-3 ngày;

Cơ quan tham mưu tổng hợp như phòng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc nhà nước,… đã có sự phối hợp tốt trong việc đôn đốc công tác thanh toán vốn đầu tư các dự án tồn đọng trên tài khoản Kho bạc nhà nước.

Công tác giám sát, đánh giá đầu tư là một nội dung tương đối mới trong quản lý đầu tư và xây dựng (qui định tại Nghị định số 113/2009/NĐ-CP), kết quả và hiệu quả của công tác này vẫn còn nhiều hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới.

Giám sát và đánh giá quyết toán vốn đầu tư: Chủ trì thực hiện giám sát, đánh giá là HĐND thành phố thông qua các kế hoạch được lập định kỳ hoặc đột xuất; bên cạnh đó là thông qua các phiên thảo luận, chất vấn tại các kỳ họp HĐND thành phố (1 năm 2 kỳ họp). Đối tượng chịu sự giám sát, đánh giá là phòng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc nhà nước Bắc Giang và các đơn vị chủ đầu tư dự án (các Ban quản lý dự án và các UBND phường).

Giám sát và đánh giá việc sử dụng vốn đầu tư tại các công trình XDCB: Đây là chức năng của chủ đầu tư công trình. Chủ đầu tư bám sát và chịu trách nhiệm về công trình từ khi có chủ trương đầu tư tới khi quyết toán đầu tư. Do đó việc sử dụng vốn tại công trình do chủ đầu tư kiểm soát thông qua việc nghiệm thu khối lượng công việc, hạng mục công trình; giải ngân vốn theo từng giai đoạn đầu tư của dự án,…

Bảng 4.10. Tình hình thanh tra, kiểm tra dự án của thành phố Bắc Giang STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Số dự án được kiểm tra Dự án 22 28 32 2 Sô dự án vi phạm Dự án 4 3 2 4 Tỷ lệ dự án vi phạm % 18,18 10,71 6,25 5 Số tiền thất thoát được phát hiện Triệu đồng 98,673 64,231 54,987

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Bắc Giang (2014 – 2016)

Kết quả bảng 4.10 cho thấy số dự án vi phạm giảm qua các năm 2014 tỷ lệ dự án vi phạm 18,18% (với 4 dự án vi phạm trong tổng số 22 dự án được kiểm tra), năm 2016 tỷ lệ dự án vi phạm giảm xuống còn 6,25% (chỉ còn 2 dự án vi phạm trong tổng số 32 dự án được kiểm tra). Số tiền thất thoát phát hiện được vào năm 2014 là 98,673 triệu đồng, năm 2015 là 63,231 triệu đồng, năm 2016 là 54, 987 triệu đồng. Công tác thanh tra giám sát góp phần phát hiện kịp thời số tiền thất thoát, tránh thất thoát cho NSNN.

4.2.4.2. Kết quả quyết toán vốn đầu tư, giám sát và thanh tra nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở thành phố Bắc Giang

Công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành còn chậm gây ảnh hưởng tiêu cực tới việc thực hiện kế hoạch sử dụng vốn (kế hoạch vốn đã giao cho dự án không thanh toán được do dự án chưa được quyết toán, …). Được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 4.11. Quyết toán vốn đầu tư XDCB của thành phố Bắc Giang

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Số dự án hoàn thành cần quyết toán Dự án 58 67 83

2 Số dự án được quyết toán Dự án 39 51 68 4 Tỷ lệ quyết toán % 67,24 76,12 81,92

Trong giai đoạn 2014-2016 thì năm 2016 là năm có tỷ lệ quyết toán dự án hoàn thành cao nhất cũng chỉ được 81,92%; năm thấp nhất là năm 2014 (đạt 67,24%). Thực tế qua số liệu thanh tra của Sở Tài chính về ngân sách thành phố năm 2014, có 68 tài khoản tồn đọng chủ yếu của các dự án chưa hoàn thành thủ tục quyết toán vốn đầu tư, có những dự án đã thực hiện từ những năm 2010 trở về trước.

Việc quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn NSNN của thành phố nhìn chung còn chậm chưa đáp ứng được nhu cầu. Nguyên nhân quyết toán vốn đầu tư XDCB chậm ở thành phố Bắc Giang có thể kể ở đây là: Số lượng dự án, công trình XDCB ngày một nhiều chiếm 90,91% ý kiến đồng tình với quan niệm trên, tiếp theo là số lượng dự án, quy mô, tổng mức đầu tư dự án ngày càng tăng với 54,55% ý kiến đánh giá, trong khi đó, nguồn ngân lực, cán bộ quyết toán phải kiêm nhiệm nhiều việc, còn thiếu chuyên môn.

Bảng 4.12. Số lượng và tỉ lệ ý kiến trả lời về nguyên nhân của việc quyết toán chậm

STT Nguyên nhân Số ý kiến

(ý kiến) Tỷ lệ (%)

Tổng số 80 100,0

1 Số lượng dự án nhiều 28 35,0 2 Lượng vốn đầu tư lớn 15 18,75 3 Cán bộ quyết toán kiêm nhiệm nhiều việc 18 22,5 4 Cán bộ quyết toán thiếu chuyên môn 9 11,25 5 Văn bản hướng dẫn không rõ ràng 4 5,0

6 Khác 6 7,5

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Việc giám sát và đánh giá đầu tư của chính quyền thành phố không kịp thời, thiếu chủ động trong công tác lập, giao kế hoạch vốn cũng như thanh toán vốn đầu tư nên khi thực hiện có sai sót không được các cơ quan quản lý xử lý kịp thời, thường là đặt các cơ quan có thẩm quyền vào tình thế đã rồi, gây lãng phí và thất thoát trong quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB.

Việc thực hiện giám sát chưa thường xuyên, còn thụ động; nhiều dự án triển khai chậm dẫn đến tăng vốn, giảm hiệu quả nhưng chủ đầu tư không báo cáo, chỉ

khi dự án cần phê duyệt điều chỉnh thì mới tiến hành giám sát, đánh giá đầu tư và có báo cáo. Ngay cả khi trong những trường hợp như vậy, các báo cáo cũng chưa có phân tích nguyên nhân và trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân liên quan để tiến độ thực hiện chậm trễ hoặc thực hiện dự án không phù hợp với nội dung khi quyết định đầu tư.

Trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư phát sinh những biên động của thị trường, các chính sách mới của Nhà nước, phát sinh yếu tố làm tăng chi phí đầu tư, thay đổi nguồn vốn, kéo dài thời gian thực hiện, hiệu quả giảm cần được đánh giá lại tính khả thi và hiệu quả của dự án làm cơ sở cho việc điều chỉnh, hoặc tìm kiếm các giải pháp xử lý hợp lý hơn. Vì vậy, khi dự án được quyết định điều chỉnh một các thiếu căn cứ sẽ gây thiệt hại và lãng phí.

Tổ chức thực hiện giám sát đầu tư cộng đồng chưa tốt, vẫn mang tính hình thức nhiều, những người ở trong ban giám sát cộng đồng địa phương thường không có chuyên môn về đầu tư XDCB nên không quản lý dự án được về mặt kỹ thuật, chủ yếu giám sát vật liệu đưa vào công trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 75 - 79)