Ảnh hưởng của các quy định pháp lý cấp trên đối với quảnlý sử dụng vốn đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 82 - 86)

vốn đầu tư của thành phố Bắc Giang

Việc chậm trễ trong thực hiện giải ngân kế hoạch vốn giao hàng năm của thành phố có một phần không nhỏ là do qui định của Luật Tổ chức HĐND và

UBND (hết tháng 12, HĐND 3 cấp mới họp xong, UBND mới triển khai công tác giao kế hoạch; Tâm lý, công việc bề bộn sát Tết, sự chỉ đạo chưa thực sự tích cực của các đơn vị có liên quan,…).

Các quy định của Nhà nước về quản lý các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN trong những năm qua liên tục thay đổi, điều chỉnh. Có những văn bản mâu thuẫn nhau khi quy định cùng một nội dung làm ảnh hưởng không nhỏ tới quản lý vốn đầu tư của thành phố Bắc Giang.

Bảng 4.13. Tổng hợp một số văn bản hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư XDCB

Tên văn bản Số hiệu văn bản Nội dung văn bản

Nghị định của Chính Phủ

Số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015

Về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Thông tư Bộ Tài Chính

Số 08/2016/TT- BTC ngày 18/01/2016

Về quy định quản lý thanh toán vốn tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước

Thông tư Bộ Xây Dựng

Số 18/2016/TT- BXD ngày 30/06/2016

Về quy định chi tiết hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình.

Quyết định của UBND tỉnh Bắc Giang Số 535/2016/QĐ- UBND ngày 14/9/2016

Ban hành quy định một số nội dung về quản lý đầu tư và xây dưng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Thông tư Bộ Xây Dựng

Số 08/2016/TT- BXD ngày

20/3/2016

Hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng tư vấn xây dựng

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thu thập

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Nghị định này quy định chi tiết một số nội dung thi hành Luật Xây dựng năm 2014 về quản lý dự án đầu tư xây dựng, gồm: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án; thực hiện dự án; kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng; hình thức và nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng. Đối với dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của nhà

tài trợ nước ngoài được thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật về quản lý sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

- Thông tư 08/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính quy định hông tư này quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư của các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (bao gồm: vốn đầu tư của ngân sách trung ương cho Bộ, ngành trung ương; vốn bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương cho địa phương; vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương); các dự án đầu tư sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau trong đó có sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì phần nguồn vốn ngân sách nhà nước của dự án được thực hiện theo quy định tại Thông tư này (sau đây gọi chung là dự án).

- Thông tư 09/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình trong đó quy định cụ thể về: các đối tượng áp dụng; nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng thi công; yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao hợp đồng thi công; quản lý thực hiện hợp đồng thi công, thời gian và tiến độ thực hiện; giá hợp đồng, tạm ứng và thanh toán; bảo hiểm và bảo hành theo hợp đồng; trách nhiệm của mỗi bên khi xảy ra rủi ro và bất khả kháng... Thông tư này chính thức có hiệu lực từ ngày 1/5/2016. Theo đó, về vấn đề bảo hiểm, bảo hành công trình theo hợp đồng thi công, bên nhận thầu thi công xây dựng công trình phải bảo hành các công trình, thiết bị theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng. Thời gian bảo hành đối với hạng mục công trình, công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp 1 tối thiểu là 24 tháng; với các công trình, hạng mục công trình còn lại, ít nhất là 12 tháng.

- Quyết định Số 535/2016/QĐ-UBND Quyết định này quy định một số nội dung về quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn, gồm: Vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, vốn Công trái quốc gia, vốn Trái phiếu Chính phủ, vốn Trái phiếu chính quyền địa phương, vốn vay Kho bạc Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư. Đối với dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin; dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư; dự án xây dựng các quy hoạch, đề án, chương trình có tính chất như quy hoạch, các đề tài khoa học; dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; dự án sử dụng nguồn vốn của các doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính; dự án có tính chất đặc thù được thực

hiện riêng theo quy định của tỉnh và pháp luật. Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước do cơ quan Trung ương quản lý thực hiện đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng, kiến trúc công trình, đất đai, môi trường, phòng chống cháy nổ, đấu nối hạ tầng kỹ thuật, thiết kế xây dựng và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

- Thông tư số 08/2016/TT-BXD thông tư này hướng dẫn một số nội dung của các hợp đồng tư vấn xây dựng gồm: tư vấn khảo sát xây dựng, tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, tư vấn thiết kế xây dựng công trình, tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình (sau đây gọi chung là tư vấn xây dựng) thuộc các dự án đầu tư xây dựng (bao gồm cả hợp đồng xây dựng giữa nhà đầu tư thực hiện dự án đối tác công tư PPP với nhà thầu thực hiện các gói thầu của dự án) sau:

a) Dự án đầu tư xây dựng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập.

b) Dự án đầu tư xây dựng của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước từ 30% trở lên.

c) Dự án đầu tư xây dựng không thuộc quy định tại Điểm a, b Khoản này có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án.

Bảng 4.14. Ảnh hưởng của chính sách tới công tác quản lý NSNN STT Chỉ tiêu Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%)

Tổng số 80 100,0

1 Chính sách áp dụng đồng bộ 22 27,5 2 Chính sách chồng chéo 41 52,3 3 Cần sửa đổi, bổ sung 17 21,2

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của chính sách nhà nước trong công tác quản lý vốn đầu tư tư NSNN cho các công trình xây dựng cơ bản cho thấy, 22 ý kiến cho rằng chính sách áp dụng đồng bộ chiếm 27,5% trong tổng số được điều tra,

41 ý kiến cho rằng chính sách áp dụng còn chồng chéo chiếm 52,3% tổng số đươc điều tra, ý kiến cho rằng cần sửa đổi, bổ sung có 17 ý kiến chiếm 21,2% tổng số điều tra để chính sách quản lý vốn đầu tư hoàn thiện hơn, thuận lợi cho quá trình quản lý áp dụng từ trên xuống. Như vậy, để các công trình xây dựng cơ bản được thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng phục vụ cho cộng đồng thì chính quyền, ban ngành các cấp cần bổ sung, sửa đổi một số chính sách áp dụng trong công tác thống kê, hoàn thiện thủ tục hành chính. Tránh gây ra sự chồng chéo giữa các ban ngành ngây khó khăn cho công tác xây dựng công trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 82 - 86)