Định hướng giải pháp quảnlý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 95)

CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ BẮC GIANG 4.5.1. Một số định hướng cơ bản trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại thành phố Bắc Giang

Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý sử dụng vốn đầu tư từ nguồn NSNN trong công trình XDCB do thành phố quản lý, quá trình quản lý sử dụng vốn này cần quán triệt các quan điểm sau:

- Trong trung hạn việc sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trong công trình XDCB của thành phố vẫn có vai trò quyết định việc tập trung, thu hút các nguồn vốn khác phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Nguồn vốn này tiếp tục đóng vai trò quan trọng, quyết định việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và văn hóa xã hội, phục vụ quá trình CNH, HĐH thành phố.

- Gắn quá trình sử dụng vốn đầu tư từ nguồn NSNN trong công trình XDCB với quá trình cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố, tiếp tục đề nghị tỉnh Bắc Giang đẩy mạnh phân cấp trong quản lý nhà nước theo hướng giao quyền tự chủ nhiều hơn cho thành phố trong quản lý sử dụng vốn đầu tư từ nguồn NSNN trong công trình XDCB.

- Sử dụng vốn đầu tư từ nguồn NSNN trong công trình XDCB phải gắn

liền với mục tiêu phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, theo định hướng XHCN và bảo đảm được cụ thể hóa gắn với các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Về tổng thể dài hạn cần tiếp tục khuyến khích mọi thành phần kinh tế, phát huy tiền năng, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển nhằm duy trì nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định, chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo cơ cấu kinh tế: dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; nâng cao hiệu quả đầu tư, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế; tập trung vào thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm, tăng cường quản lý và xây dựng đô thị; đẩy mạnh xã hội hóa tạo sự chuyển biến rõ rệt về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

4.5.2. Dự báo nhu cầu sử dụng vốn xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước đến năm 2020 đến năm 2020

Trong tổng vốn đầu tư xã hội, vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách chỉ chiếm khoảng 20,5%. Tuy phần vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ nhỏ, song đây là

nguồn vốn có vị trí rất quan trọng, tác động trực tiếp đến việc định hướng đột phá, tạo môi trường, điều kiện để thực hiện CNH, HĐH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhu cầu vốn đầu tư XDCB từ ngân sách thành phố giai đoạn 2017-2020 được xây dựng dựa trên tình hình sử dụng vốn của giai đoạn 2014-2016 và nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội của thành phố Bắc Giang, tổng số vốn 4 năm tới từ ngân sách thành phố cần khoảng 639 tỷ đồng.

Bảng 4.21. Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách của thành phố Bắc Giang đến năm 2020 ĐVT: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Thực hiện 2014-2016 Kế hoạch 2017-2020 Tốc độ tăng (%)

1 Tổng vốn đầu tư xã hội 3.682 5.092 38,3 2 Đầu tư của ngân sách thành phố 473 639 35,09

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch Bắc Giang (2016)

* Mục tiêu tổng quát xây dựng thành phố Bắc Giang đến năm 2020

Xây dựng thành phố Bắc Giang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học của tỉnh, phát triển theo hướng văn minh, bền vững, thân thiện môi trường, nâng cao chất lượng các tiêu chí đô thị loại II và tiệm cận tiêu chuẩn đô thị loại I vào năm 2020; kinh tế thành phố phát triển nhanh, bền vững; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao; giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, tạo tiền đề vững chắc để phát triển thành phố ở giai đoạn tiếp theo, xây dựng thành phố đảm bảo được chức năng là vùng động lực cho sự phát triển chung của tỉnh.

Với 03 khâu đột phá: (1) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ,

hiện đại theo hướng đáp ứng các tiêu chuẩn nâng cấp thành phố Bắc Giang lên đô thị loại I; đảm bảo tính kết nối với các vùng trong tỉnh, các đô thị, các trung tâm phát triển trong vùng Thủ đô, vùng Trung du Miền núi phía Bắc và vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội với việc xác định các hướng, khu vực, trục phát triển chủ yếu, tạo tiền đề để mở rộng thành phố trong giai đoạn tiếp theo. (2) Thu hút đầu tư, phát triển thương mại, dịch vụ logistics, trong đó trọng tâm là thu hút đầu tư theo quy hoạch đường

Nguyễn Văn Cừ với các dịch vụ thương mại, khách sạn, tài chính; quy hoạch và thu hút đầu tư xây dựng cảng cạn tại Đồng Sơn, hướng tới hình thành và phát triển dịch vụ logistics. Phát triển dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Nhà máy đạm Hà Bắc; dịch vụ cung cấp các sản phẩm hàng lưu niệm, đặc sản của tỉnh cho khách du lịch tại khu đô thị phía Nam phục vụ khách du lịch theo tuyến đường tỉnh 293. (3) Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội; cải cách tổ chức bộ máy, con người, nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành, tạo ra chuyển biến mạnh trong hoạt động dịch vụ công, xây xây dựng bộ máy chính quyền các cấp có tác phong chuyên nghiệp, có đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời đổi mới công tác chỉ đạo điều hành từ thành phố đến cơ sở.

* Phương hướng tổ chức không gian:

- Thành phố phát triển theo 4 hướng chính. (1) Hướng Tây, hình thành trục đô thị theo hướng Đông Tây: kết nối các chức năng Trung tâm Hành chính, đô thị hiện hữu và đô thị dịch vụ thương mại tổng hợp; (2) Hướng Đông Bắc, phát triển khu trung chuyển dọc theo hành lang Quốc lộ 1 kết nối Quốc lộ 31 với vành đai 5 vùng Hà Nội; Hình thành trung tâm đào tạo gắn với cụm trường đào tạo nghề Dĩnh Trì; (3) Hướng Nam - Đông Nam, phát triển khu đô thị gắn với dịch vụ trung chuyển hàng hóa, các khu sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao và dịch vụ du lịch gắn với núi Nham Biền; (4) Hướng Tây Bắc, phát triển khu đô thị sinh thái, trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, các khu du lịch gắn với đồi Quảng Phúc.

- Tổ chức không gian đô thị: Khu trung tâm được bố trí tại những vị trí thuận lợi về giao thông, kết nối thuận lợi với các khu chức năng đô thị khác, khu vực trung tâm có không gian kiến trúc đặc trưng, đa dạng và có ý nghĩa văn hoá; Không gian đô thị được tổ chức thành các trục chủ đạo là các công trình trụ sở cơ quan, văn phòng, khách sạn, công viên vui chơi giải trí lớn và trục cảnh quan tự nhiên; Điều chỉnh địa giới hành chỉnh, nâng cấp 02 xã lên phường.

- Không gian khu vực nông thôn: Xây dựng không gian nông thôn trên cơ sở giữ gìn bản sắc đặc trưng của từng địa phương, làng xã; xây dựng các thôn, xã với đầy đủ các hạ tầng cơ bản như nhà văn hóa, sân thể thao…

4.5.3. Giải pháp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

4.5.3.1. Giải pháp đối với công tác lập và giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

- Hoàn thiện lập kế hoạch vốn đầu tư trung và dài hạn, đặc biệt là kế hoạch 5 năm. Trên cơ sở đó chỉ đạo điều hành và cụ thể hóa vào kế hoạch hàng năm để không bị bị động trong công tác giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB. (1) Kế hoạch 5 năm 2010-2015 cần phân tích đầy đủ thông tin về kết quả thực hiện đầu tư 5 năm 2015-2020, từ đó rút ra những vấn đề cần tháo gỡ và dự báo đầy đủ khả năng phát triển cũng như huy động và thu hút đầu tư. (2) Xây dựng Kế hoạch 5 năm cần nghiên cứu đề xuất các cơ chế chính sách, các giải pháp cụ thể trong từng ngành, từng lĩnh vực để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ đề ra có kết quả là một nội dung quan trọng của kế hoạch.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong đó có hệ thống bảng biểu và chỉ tiêu XDCB theo nguyên tắc rút gọn số chỉ tiêu, chỉ đưa ra các chỉ tiêu tổng hợp mang tính dự báo, định hướng, trong đó đầu tư và các hỗ trợ từ NSNN phải được công khai và có tác dụng thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế. Sớm đưa ra các tiêu chí đánh giá quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB từ ngân sách vào làm căn cứ theo dõi đánh giá hiệu quả chính xác, đảm bảo sự thống nhất giữa các chỉ tiêu kinh tế - xã hội với chỉ tiêu thống kê và chuẩn hóa thông tin.

- Tuân thủ các qui định về điều kiện, thủ tục giao kế hoạch vốn cho các

dự án đầu tư XDCB hàng năm theo Nghị định 12/CP, 83/CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và các thông tư hướng dẫn thanh quyết toán vốn đầu tư, cụ thể:

Các dự án bố trí vốn cho các dự án khảo sát, qui hoạch phải có quyết định phê duyệt nhiệm vụ khảo sát, qui hoạch của cấp có thẩm quyền, có dự toán chi phí công tác khảo sát, qui hoạch.

Các dự án chuẩn bị đầu tư phải có trong qui hoạch được duyệt hoặc được chấp thuận chủ trương đầu tư bằng văn bản của cấp có thẩm quyền, có dự toán chi phí công tác chuẩn bị đầu tư.

Các dự án ghi vốn thực hiện phải có quyết định phê duyệt dự án đầu tư trước 31/10 năm trước và có dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị thực hiện. Riêng giải ngân kinh phí đền bù GPMB, tiếp tục thực hiện cơ chế cho phép cấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phát vốn GPMB các dự án được giao kế hoạch thực hiện, theo tiến độ thực tế, không phụ thuộc vào mức vốn giao cụ thể của từng dự án nhưng không vượt quá mức chi phí cho đền bù GPMB trong tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Các dự án ghi vốn thực hiện đầu tư phải có thiết kế kỹ thuật thi công và dự toán được duyệt.

- Thành phố Bắc Giang và các ngành thực hiện Luật NSNN đã giao kế hoạch từ tháng 12 năm trước của năm kế hoạch ngay từ khi Luật NSNN có hiệu lực (năm 2003) nhưng thường là sát với ngày cuối năm (31/12) do đó cần triển khai thực hiện giao kế hoạch xuống các đơn vị chủ đầu tư sớm hơn (nên vào khoảng ngày 15/12 hàng năm); đồng thời sớm đăng ký theo qui trình cấp phát vốn với ngành Tài chính, Kho bạc nhà nước để đảm bảo quỹ thời gian vật chất thực hiện kế hoạch 1 năm đủ 12 tháng theo đúng tinh thần qui định của Luật NSNN và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành.

4.5.3.2. Giải pháp đối với công tác thanh toán, giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản

Đẩy nhanh giải ngân, thanh toán vốn đầu tư XDCB đã giao trong năm kế hoạch cần phải thực hiện các việc sau:

- Về thủ tục hành chính trong thanh toán vốn đầu tư XDCB: đẩy mạnh việc đơn giản hóa các thủ tục đầu tư trong khâu cấp phát, thanh toán vốn bằng cách đưa ra quy trình cụ thể, mẫu hóa các nội dung cần thực hiện để có thể giải ngân vốn nhanh nhất. Kho bạc nhà nước tỉnh Bắc Giang cần niên yết công khai tại trụ sở trình tự thủ tục thanh toán vốn đầu tư XDCB, thời gian giải quyết thủ tục để các đơn vị đến giao dịch biết và thực hiện đúng.

- UBND thành phố phải phân công rõ trách nhiệm giữa phòng Tài chính -

Kế hoạch và Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Giang trong thực hiện thanh toán vốn đầu tư XDCB: trong đó cần xác định Kho bạc nhà nước là cơ quan chủ trì, phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan phối hợp và giám sát thanh toán vốn. Đặc biệt khi có các qui định mới của nhà nước về cấp phát, thanh toán vốn thì giữa hai cơ quan phải có sự phối hợp kịp thời để hướng dẫn các đơn vị chủ đầu tư thực hiện đúng.

- Thành phố phải thường xuyên tổ chức giao ban để kiểm điểm, đánh giá

tiến độ, chất lượng công tác thanh toán vốn đầu tư XDCB; kịp thời tháo gỡ những vường mắc, giải quyết những bất cập để đảm bảo tiến độ, chất lượng công

tác giải ngân vốn.

- Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong công tác giải ngân vốn đầu

tư (chậm giải ngân vốn, thanh toán vượt định mức vốn,...) đối với tất cả các đơn vị có liên quan.

- Chuyển dần các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn ngân sách thành phố

về cho các Ban quản lý dự án của thành phố làm chủ đầu tư, không giao cho UBND các phường làm chủ đầu tư các công trình do năng lực của cán bộ cấp phường không đảm bảo.

4.5.3.3. Giải pháp đối với công tác kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 1792/CT- TTg ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước, thành phố cần tăng cường quản lý nhà nước về đầu tư XDCB, chống thất thoát vốn đầu tư; bên cạnh việc hoàn thiện công tác kế hoạch hóa vốn đầu tư nêu trên, thành phố cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát, đánh giá đầu tư. Công tác quyết toán vốn đầu tư; thanh tra, kiểm tra và giám sát, đánh giá đầu tư của thành phố cần phải chú trọng nâng cao chất lượng, khắc phục tính hình thức như hiện nay; làm cho công tác quyết toán; giám sát, đánh giá đầu tư thực sự trở thành công cụ để đánh giá, rà soát và chấn chỉnh các khâu trong hoạt động đầu tư XDCB. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát sử dụng vốn đầu tư từ nguồn NSNN trong công trình XDCB:

- Hoàn thiện quyết toán vốn đầu tư XDCB: gắn trách nhiệm (chế tài xử

phạt) tới từng tập thể, cá nhân trong thực hiện quyết toán vốn dự án đầu tư XDCB hoàn thành. Tổ chức lại việc sử dụng cán bộ thẩm định quyết toán ở phòng Tài chính - Kế hoạch theo hướng sử dụng những cán bộ có năng lực, có chuyên môn nghiệp vụ trong công tác thẩm định quyết toán vốn đầu tư, không sử dụng cán bộ không có chuyên môn. Lúc cao điểm với số lượng hồ sơ quyết toán lớn có thể tập trung cán bộ có chuyên môn ở các phòng, ban khác để giải quyết kịp thời nhu cầu công việc. Các đơn vị khác như: Kho bạc nhà nước tỉnh Bắc Giang, các Ban quản lý dự án đầu tư của thành phố và UBND các phường phải sử dụng đúng chuyên môn được đào tạo của cán bộ thuộc đơn vị. Khuyến khích tuyển dụng, sử dụng những người có năng lực, được đào tạo cơ bản (đào tạo đại học chính quy hoặc sau đại học).

- Hoàn thiện giám sát lập kế hoạch sử dụng vốn: Các phòng, ban thuộc thành phố rà soát lại qui hoạch, thực hiện giám sát ngay từ khâu bố trí kế hoạch vốn đầu tư đảm bảo tuân thủ theo qui hoạch, đánh giá tổng thể đầu tư, bố trí kế hoạch tập trung và rà soát lại từng dự án để đảm bảo hiệu quả, thực hiện giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 95)