Đối với nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 103 - 112)

Nhà nước cần rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, đảm bảo tình thống nhất, đồng bộ, loại bỏ những rào cản khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân, nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư công; tăng cường công tác phối hợp theo dõi, kiểm tra, thanh tra và thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công... Kho bạc Nhà nước đã triển khai các giải pháp hiệu quả để thực hiện kiểm soát chi các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.

Nhà nước cần ban hành cá chỉ thị, Nghị quyết nhằm tổ chức, điều hành quản lý chi NSNN đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, chống lãng phí, đồng thời đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư XDCB, nâng cao hiệu quả sử dung NSNN.

5.2.2. Đối với tỉnh, thành phố

Thứ nhất, hoàn thiện qui hoạch phát triển hạ tầng đô thị và quy hoạch phát

triển kinh tế - xã hội của thành phố; thực hiện quản lý đầu tư xây dựng theo qui hoạch. Qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển hạ tầng đô thị có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động đầu tư, qui hoạch là cơ sở và định hướng dẫn dắt đầu tư. Nâng cao chất lượng công tác qui hoạch là một trong những yếu tố quan trọng, có tính chất quyết định đến hiệu quả đầu tư nói chung và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nói riêng. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác qui hoạch và quản lý đầu tư xây dựng theo qui hoạch như sau:

- Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển hạ tầng đô thị của thành phố; qui hoạch chi tiết hạ tầng các

phường làm căn cứ triển khai các dự án đầu tư, sử dụng một cách có hiệu quả nguồn lực từ giá trị quyền sử dụng đất phục vụ đầu tư phát triển. Trong đó đặc biệt quan tâm triển khai qui hoạch chi tiết các phường khu vực đang và sắp đô thị hóa mạnh để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ quản lý đô thị.

- Rà soát, đánh giá tình hình triển khai các qui hoạch, đảm bảo tính đồng bộ, khớp nối và thống nhất trong hệ thống qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội, qui hoạch phát triển ngành và qui hoạch xây dựng. Trong các qui hoạch cần đưa ra được các danh mục dự án đầu tư lớn, trọng điểm của thành phố để làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư dài hạn và trung hạn.

- Công khai hóa các qui hoạch (kể cả dự thảo qui hoạch trong giai đoạn xin ý kiến nhân dân và qui hoạch được duyệt); tập trung tổ chức thực hiện bảo đảm tiến độ và chất lượng qui hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có chế tài xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, kể cả chính quyền địa phương nơi chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện

Thứ hai, tăng cường công khai, minh bạch và chống khép kín trong đầu tư

từ ngân sách nhà nước

Tiếp tục thực hiện đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ toàn bộ hệ thống tiêu chí quản lý đầu tư. Đặc biệt nghiên cứu thống nhất và công bố công khai các nguyên tắc, tiêu chí xác định thứ tự ưu tiên đầu tư tài chính ngân sách thành phố đối với từng nhóm đối tượng đầu tư. Các nguyên tắc và tiêu chí này phải là căn cứ để xây dựng và định kỳ kiểm soát, điều chỉnh lại kế hoạch đầu tư, xem xét duyệt quyết toán. Trên cơ sở đó kiên quyết không triển khai và tổ chức thực hiện những dự án chưa thiết thực, thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn hoặc thiếu tính khả thi, hiệu quả thấp. Đồng thời loại bỏ những dự án không thể đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện cần thiết về tài chính, mặt bằng,…

Cần từng bước công khai hóa các tiêu chí, tiêu chuẩn trong các khâu quản lý sao cho phù hợp với cơ chế thị trường và các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả đầu tư. Tiêu chuẩn hóa các tổ chức tư vấn, nhà thầu và tư vấn hóa các nghiệp vụ quản lý như thẩm định, giám sát, đánh giá đầu tư, thanh tra, kiểm tra,… Đảm bảo tính độc lập, khách quan trong hoạt động tư vấn, kiên quyết loại bỏ tình trạng tư vấn mang tính hình thức trong lĩnh vực đầu tư, nghiêm cấm các công chức chuyên môn về quản lý đầu tư tham gia hoạt động tư vấn, chống khép kín trong đầu tư XDCB, đặc biệt đối với nguồn vốn NSNN.

quản lý sử dụng vốn đầu tư từ nguồn NSNN trong công trình XDCB tại các cơ quan, chủ đầu tư, Ban quản lý dự án,… Nội dung công khai bao gồm việc phân bổ vốn đầu tư hàng năm cho các dự án, tổng mức vốn đầu tư, tổng dự toán được duyệt, kết quả lựa chọn nhà thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt, số liệu quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách khi dự án hoàn thành. Thời điểm công khai chậm nhất là 30 ngày kể từ gày ký quyết định phân bổ, điều hòa, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư, ký báo cáo quyết toán niên độ ngân sách và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành. Hình thức công khai được thực hiện qua niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, công bố trong hội nghị cơ quan và trên internet.

Tất cả các hoạt động đầu tư có liên quan đến sử dụng vốn NSNN cần được Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán và xác nhận. Đối tượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước nên mở rộng không chỉ đối với hoạt động đầu tư mà còn bao gồm việc quản lý và sử dụng ngân sách, tiền, và tài sản của nhà nước, của mọi cơ quan và cá nhân dưới hình thức trực tiếp và gián tiếp.

Thứ ba, hoàn thiện công tác thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

Chất lượng công tác tư vấn và thẩm định, phê duyệt các nội dung dự án là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả đầu tư của dự án. Sẽ gây tổn thất, lãng phí vốn đầu tư rất lớn nếu chất lượng công tác tư vấn và thẩm định các nội dung của dự án thấp, thậm chí toàn bộ vốn đầu tư không phát huy hiệu quả trong trường hợp chủ trương đầu tư sai từ khâu qui hoạch. Các giải pháp đưa ra là:

Hạn chế các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tư vấn xây dựng không đủ năng lực, trình độ thông qua việc: Kiểm tra chứng chỉ hành nghề, giấy phép kinh doanh xây dựng của các tổ chức cá nhân có phù hợp với loại, cấp công trình được tư vấn.

Phân định rõ trách nhiệm giữa tư vấn, chủ đầu tư, người thẩm định và người phê duyệt các nội dung của dự án.

Khi xem xét dự án, các phòng ban thuộc thành phố kiên quyết không phê duyệt dự án đầu tư nếu chưa làm rõ và đảm bảo tính khả thi về nguồn vốn; không ghi kế hoạch vốn đối với các công trình chưa đảm bảo thủ tục đầu tư.

Xây dựng và thực hiện các qui định trách nhiệm của người thẩm định, người ra quyết định đầu tư theo nguyên tắc chỉ ra quyết định đầu tư khi đã xác định rõ nguồn vốn được phân cấp, tránh việc phê duyệt vốn đầu tư dự án vượt quá khả năng cân đối vốn; các chế tài buộc người thẩm định, quyết định các dự

án đầu tư phải cân nhắc thận trọng khi quyết định đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả dự án đầu tư, tránh sai sót, rủi ro ngay từ chủ trương đầu tư.

Rà soát lại chủ trương đầu tư và hiệu quả đầu tư đối với những dự án lớn đang có nhiều ý kiến khác nhau và kịp thời xác định hướng xử lý. Kiên quyết không bố trí vốn đầu tư cho các dự án không chấp hành đầy đủ các thủ tục về đầu tư xây dựng theo qui định. Không bố trí vốn cho các dự án nhóm B, C kéo dài quá thời gian đầu tư được qui định. Đình hoãn các dự án không rõ phương án huy động nguồn vốn, phương án tài chính các dự án vừa thi công vừa tìm nguồn vốn.

Quy định rõ trách nhiệm các nhân, đơn vị liên quan đến chất lượng công trình (bao gồm chủ đầu tư, tổ chức tư vấn, đơn vị khảo sát, thiết kế và đơn vị thi công trong từng khâu công việc từ khảo sát, thiết kế, thi công, thực hiện các qui định về đấu thầu đến kiểm tra và giám sát công tác thi công công trình).

Thứ tư, hoàn thiện công tác đền bù GPMB các dự án:

Về tổ chức bộ máy liên quan đến công tác đền bù GPMB:

Cần nghiên cứu tách bạch chức năng quản lý nhà nước một số công đoạn trong qui trình thực hiện công tác đền bù GPMB, cụ thể thuê tổ chức tư vấn thực hiện dịch vụ xác lập số liệu (kê khai, tổ chức điều tra đo đạc, kiểm đếm) đất đai, tài sản trên đất thu hồi GPMB để khắc phục tình trạng hiện nay cơ quan quản lý nhà nước vừa đá bóng, vừa thổi còi (tham gia tất cả các khâu từ khâu chính sách đền bù đến xác lập số liệu và phê duyệt phương án).

Nghiên cứu phân giao chức năng, nhiệm vụ và qui trình phối hợp giữa các ngành của thành phố để thực hiện tốt hơn khâu xây dựng, quản lý và điều phối quỹ nhà phục vụ tái định cư GPMB (đó là các cơ quan: Phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Tài nguyên & Môi trường, phòng Quản lý đô thị, Ban bồi thường GPMB thành phố).

Tuân thủ các điều kiện theo qui định về việc khi phê duyệt dự án: Đối với dự án có GPMB, việc GPMB phải được xây dựng thành phương án và được phê duyệt đồng thời với phê duyệt dự án đầu tư xây dựng; những dự án có nhu cầu tái định cư thì phải lập phương án hoặc dự án tái định cư và phải thực hiện trước khi GPMB xây dựng.

Chủ động chuẩn bị quỹ nhà tái định cư phục vụ công tác GPMB.

Chủ động, có kế hoạch đào tạo chuyển nghề cho người dân nông nghiệp bị thu hồi đất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2016). Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016. Hà Nội. 2. Bộ Tài chính (2016). Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016. Hà Nội. 3. Bộ Tài Chính, 2016. Thông tư 06/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của

Bộ Tài Chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

4. Bộ Xây dựng (2016). Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016. Hà Nội. 5. Bộ Xây Dựng, 2016. Thông tư 18/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 06 năm 2016 của

Bộ Xây Dựng quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dụ toán xây dựng công trình.

6. Chính phủ (2015). Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015. Hà Nội. 7. Chính phủ (2015). Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015. Hà Nội. 8. Chính phủ (2015). Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015. Hà Nội. 9. Chính phủ (2015). Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015. Hà Nội.

10. Chính phủ, 2015. Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng

11. Đảng bộ thành phố Bắc Giang (2015). Văn kiện Đại hội Đại biểu khóa XXI thành phố Bắc Giang. Bắc Giang.

12. Đỗ Văn Thành và cộng sự (2005). Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Bộ Tài chính. Hà Nội.

13. Huy Hoàng (2015). Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong xây dựng cơ bản tại tỉnh Bắc Kạn. Truy cập ngày 07/10/2016 từ

http://soxaydung.backan.gov.vn/Pages/gioi-thieu-chung-316/nang-cao-hieu-qua- su-dung-von-ngan2-9cc4087880d00a81.aspx

14. Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Bắc Giang (2016). Số liệu vốn đầu tư NSNN của thành phố Bắc Giang thời kỳ 2010-2015. dự kiến nhu cầu đầu tư 2017-2020. Bắc Giang

15. Phòng Thống kê thành phố Bắc Giang (2016). Số liệu thống kê kinh tế - xã hội thành phố Bắc Giang thời kỳ 2010-2015. Bắc Giang

17. Quốc hội (2013). Luật Đầu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013. Hà Nội. 18. Quốc hội (2014). Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014. Hà Nội. 19. Quốc hội (2014). Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014. Hà Nội. 20. Quốc hội (2015). Luật Kiểm toán nhà nước số 81/2015/QH13 ngày 24/6/2015. Hà Nội. 21. Quốc hội (2015). Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015. Hà Nội. 22. Sơn Trần (2012). Trung tâm quản lý đầu tư xây dựng Tây Ninh: hai năm khắc khoải chờ dự án. truy cập ngày 07/10/2016 từ http://www.baotayninh.vn/kinh- te/trung-tam-quan-ly-dau-tu-xay-dung-tay-ninh-hai-nam-khac-khoai-cho-du-an- 38434.html

23. Tỉnh Bắc Giang, 2016. Quyết định 535/2016/QĐ-UBND ngày 14 tháng 09 năm 2016 quyết định ban hành quy định một số nội dung về quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Giàng

24. Từ Quang Phương (2005). Tác động của việc sử dụng vốn đến chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp. Đề tài khoa học cấp Bộ. Hà Nội.

25. Thái Bá Cẩn (2003). Quản lý tài chính trong lĩnh vực xây dựng. Nhà xuất bản Tài chính. Hà Nội.

26. Trần Công Hiệp (2012). Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Văn Giang. Luận văn thạc sĩ. trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.

27. UBND thành phố Bắc Giang (2015). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 định hướng năm 2020 Bắc Giang

28. Việt Anh (2015). Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản. truy cập ngày 07/10/2016 từ http://baobacninh.com.vn/news_detail/88512/su-dung-hieu-qua- von-dau-tu-xay-dung-co-ban.html

29. Vũ Đăng Định (2013). Nghiên cứu hoạt dộng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của huyện Tiên Lữ. tỉnh Hưng Yên. Luận văn thạc sĩ. trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội.

30. Vũ Sỹ Cường và cộng sự (2014). Cơ chế phân bổ vốn đầu tư nhà nước: Thực trạng và giải pháp thể chế. Văn phòng Quốc hội. Hà Nội.

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ Ý KIẾN CỦA NGƯỜI THỤ HƯỞNG CÁC CÔNG TRÌNH XDCB TỪ NGUỒN NSNN

A. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên người phỏng vấn: ... 2. Nghề nghiệp: ... 3. Địa chỉ:……… B. KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA NGƯỜI THỤ HƯỞNG

1. Theo ông/bà tiến độ thi công của công trình thế nào?

1/ Nhanh 2/ Bình thường 3/ Chậm 2. Theo ông/bà công tác quản lý công trình thế nào?

1/ Tốt 2/ Chưa tốt 3. Mức độ hài lòng của ông/bà đối với công trình? 1/ Hài lòng 2/ Không hài lòng 4. Theo ông/bà quy hoạch đã phù hợp hiệu quả chưa?

1/ Tốt 2/ Chưa tốt 5. Theo ông/bà mức độ hiệu quả khi công trình đi vào sử dụng?

1/ Tốt 2/ Bình thường 3/ Xấu 6. Ông/ bà có biết tổng số vốn đầu tư NSNN vào các công trình XDCB ?

1/ Có 2/ Không

7. Ông/ bà có biết quá trình sử dụng vốn đầu tư NSNN vào các công trình XDCB ? 1/ Có 2/ Không

8. Theo ông/bà mức độ hài lòng của người dân về các công trình XDCB từ NSNN? 1/ Rất hài lòng 2/ Hài lòng

3/ Không hài lòng

9. Theo ông/bà ảnh hưởng của quy hoạch các công trình XDCB đến quản lý NSNN như thế nào?

1/ Phù hợp, hiệu quả 2/ Chưa phù hợp 3/ Chậm, manh mún

10.Theo ông/bà tổng số vốn đầu tư NSNN vào các công trình XDCB đã được công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 103 - 112)