Chất lượng đội ngũ công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức thống kê cấp huyện và xã trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 26 - 27)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận về công chức, chất lượng công chức

2.1.3. Chất lượng đội ngũ công chức

Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích nghiên cứu khác nhau lại có những quan điểm về chất lượng khác nhau.

Theo Đại từ điển tiếng Việt do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2011, thì chất lượng là: “cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc” (Nguyễn Như Ý, 2011).

Theo Nguyễn Kim Diện (2006), Chất lượng đội ngũ công chức HCNN là chất lượng của tập hợp công chức trong một tổ chức, địa phương mà trước hết cần được hiểu đó chính là chất lượng lao động và tinh thần phục vụ nhân dân vô điều kiện của đội ngũ công chức HCNN trong thực thi công vụ. Đây là một loại lao động có tính chất đặc thù riêng, xuất phát từ vị trí, vai trò của chính đội ngũ lao động này.

Chất lượng đội ngũ CBCC là chỉ tiêu tổng hợp, đánh giá sức khỏe, phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực và khả năng thích ứng của đội ngũ cán bộ, công chức đối với yêu cầu công việc của tổ chức và đảm bảo cho tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đặt ra (Trần Thị Quỳnh, 2015).

Đây là một loại lao động có tính chất đặc thù riêng, xuất phát từ vị trí, vai trò của chính đội ngũ lao động này. Chất lượng của đội ngũ CBCC thể hiện ở trình độ, năng lực chuyên môn, sự hiểu biết về chính trị- xã hội, phẩm chất đạo đức, khả năng thích nghi với sự chuyển đổi của nền kinh tế mới... Chất lượng của CBCC còn bao hàm tình trạng sức khỏe, người CBCC cần phải có đủ điều kiện sức khỏe để thực thi nhiệm vụ, công việc được giao (Trần Thị Quỳnh, 2015).

Chất lượng của đội ngũ CBCC là một trạng thái nhất định của đội ngũ CBCC, thể hiện mối quan hệ phối hợp, tương tác giữa các yếu tố, các thành phần cấu thành nên bản chất bên trong của đội ngũ CBCC. Chất lượng của cả đội ngũ không phải là sự tập hợp giản đơn số lượng, mà là sự tổng hợp sức mạnh của toàn bộ đội ngũ. Sức mạnh này bắt nguồn từ phẩm chất vốn có bên trong của mỗi CBCC và nó được tăng lên gấp bội bởi tính thống nhất của tổ chức, của sự giáo dục, đào tạo, phân công, quản lý và kỷ luật trong đội ngũ (Trần Thị Quỳnh, 2015).

Như vậy, có thể nói chất lượng của đội ngũ CBCC bao gồm:

- Chất lượng của từng CBCC, cụ thể là phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng của từng cán bộ, công chức là yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng của cả đội ngũ (Trần Thị Quỳnh, 2015).

- Chất lượng của cả đội ngũ, một chỉnh thể, thể hiện ở cơ cấu đội ngũ được tổ chức khoa học, có tỷ lệ cân đối, hợp lý vì số lượng và độ tuổi bình quân được phân bố trên cơ sở các địa phương, đơn vị và lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội (Trần Thị Quỳnh, 2015).

Như vậy, các yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ CBCC không chỉ bao gồm một mặt, một khía cạnh nào đó, mà nó bao gồm cả một hệ thống, được kết cấu như một chỉnh thể toàn diện từ chất lượng của từng CBCC (đây là yếu tố cơ bản nhất), cho đến cơ cấu số lượng nam nữ, độ tuổi, thành phần của đội ngũ cùng với việc bồi dưỡng, giáo dục, phân công, quản lý kiểm tra giám sát và thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền nhân dân (Trần Thị Quỳnh, 2015).

Từ những đặc điềm trên, có thể khái niệm: Chất lượng đội ngũ CBCC là một hệ thống những phẩm chất, giá trị được kết cấu như một chỉnh thể toàn diện được thể hiện qua phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi CBCC và cơ cấu, số lượng, độ tuổi của cả đội ngũ (Trần Thị Quỳnh, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức thống kê cấp huyện và xã trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 26 - 27)