Sử dụng công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức thống kê cấp huyện và xã trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 107)

Kết quả khảo sát từ Phụ lục 7 cho thấy, không ai cho rằng trong các nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng CCTKCH&X thì sử dụng công chức là quan trọng nhất. Nguyên nhân này được nhiều người đánh giá ở mức độ quan trọng thứ 5 trong 7 nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng CCTKCH&X (với 32,1%).

Trong sử dụng công chức, mục tiêu cuối cùng của công tác cán bộ là việc sử dụng hợp lý và hiệu quả đội ngũ CCTK của tỉnh, nhằm phát huy năng lực của họ trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị. Bởi vậy, để phát huy tối đa khả năng sẵn có của CCTK thì việc sử dụng phải được thực hiện đồng bộ ở tất cả các khâu: bố trí, sử dụng, đề bạt, đánh giá, sắp xếp, luân chuyển, quản lý và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức đều phải đảm bảo công khai, công bằng và chính xác.

Hạn chế lớn nhất trong việc sử dụng đội ngũ CCTK ở Bắc Giang gặp phải trong nhiều năm qua là chưa thực hiện các khâu then chốt: quy hoạch, đào tạo, sử dụng một cách khoa học, công tâm. Thực tế ở Bắc Giang cho thấy, 3 khâu này không gắn bó chặt chẽ với nhau, thậm chí còn tách rời nhau, bố trí, sử dụng công chức vẫn còn nhiều hạn chế. Ở một số huyện, vẫn còn tình trạng công chức có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực quản lý điều hành, phẩm chất tốt nhưng chưa được đề bạt, bổ nhiệm vào vị trí công tác tương xứng do tuổi đời còn trẻ. Trong khi đó, có CCTK còn hạn chế về chuyên môn, năng lực, nghiệp vụ và phẩm chất lại được giao đảm nhận những vị trí lãnh đạo trong cơ quan, đơn vị. Cụ thể: Chi cục Thống kê Tân Yên, Chi cục Thống kê Lục Ngạn.

Một hạn chế nữa trong quá trình sử dụng CCTK đó là sự lãng phí về thời gian làm việc. Hiện nay, xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa nền kinh tế nên nhu cầu sử dụng thông tin thống kê ngày càng cao, chất lượng thông tin thống kê cũng đòi hỏi ngày càng phản ánh sát thực với các hiện tượng kinh tế - xã hội, khối lượng công việc ngày càng nhiều trong khi số lượng CCTKCH&X không tăng đòi hỏi CCTKCH&X phải sử dụng thời gian có hiệu quả. Ngoài ra còn có hạn chế đó là tính chuyên nghiệp trong công tác của CCTKCH&X chưa cao, đa số quen với tác

phong, lề lối làm việc của các thế hệ đi trước và thường là hay đi muộn về sớm, thời gian làm việc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như công việc gia đình, công việc cá nhân, ý thức, thói quen,… nên thời gian thực làm công việc thống kê ít, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng công việc, ảnh hưởng tới chất lượng số liệu và chất lượng thông tin thống kê. Để khắc phục điều này đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý CCTKCH&X phải có giải pháp phù hợp, từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp của CCTKCH&X để người CCTK có thể khắc phục những hạn chế hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà tâm lý vẫn thoải mái, vui vẻ cống hiến cho công việc. 4.3.7. Các yếu tố về phía bản thân công chức thống kê

Kết quả khảo sát từ Phụ lục 7 cho thấy trong các yếu tố ảnh hưởng tới CCTKCH&X không ai đánh giá các yếu tố thuộc về bản thân công chức thống kê là quan trọng nhất, phần lớn đều cho rằng nguyên nhân này đứng ở vị trí thứ 7 (với tỷ lệ đánh giá là 87,2%). Các ý kiến khảo sát đều cho rằng, bản thân công chức có một vai trò rất quan trọng đến chất lượng của đội ngũ công chức, trong khi các yếu tố ảnh hưởng khác được chú ý và coi trọng mà bản thân CCTK không tự ý thức vươn lên thì việc nâng cao chất lượng của cả đội ngũ hay của chính bản thân công chức đó là rất khó.

Thực tiễn cho thấy, tính chuyên nghiệp trong công tác của CCTKCH&X – những người đang làm công tác cung cấp dịch vụ công chưa cao. Một bộ phận CCTK chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm, còn thụ động trong công việc, thiếu ý chí vươn lên trong cuộc sống, học tập và công tác. Đội ngũ cán bộ lớn tuổi ngại cập nhật kiến thức, tiếp cận cái mới. Một số CCTKCH&X làm việc chỉ theo “bổn phận công chức” của mình, ít quan tâm tới cải tiến chất lượng công việc và do đó cũng ít quan tâm tới tự học, tự nghiên cứu nâng cao năng lực của bản thân.

Điều kiện kinh tế của một số CCTK còn gặp nhiều khó khăn vì vậy việc tham gia học tập, giành thời gian tận tâm cho công việc còn hạn chế.

Một số CCTKCH&X coi việc học tập nâng cao trình độ chỉ để phục vụ mục đích nâng cao thu nhập hay để đủ điều kiện vào danh sách quy hoạch chứ chưa xác định tư tưởng là học để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.

4.3.8. Những khó khăn và nhu cầu hỗ trợ nâng cao chất lượng công việc của công chức thống kê cấp huyện và xã công chức thống kê cấp huyện và xã

4.3.8.1. Những khó khăn

quá trình thực hiện công việc là công tác thống kê chưa được coi trọng nên trong quá trình cung cấp thông tin còn hời hợt, ít có sự hợp tác với CCTKCH&X, cung cấp số liệu còn chưa chính xác, số liệu cung cấp không phản ánh đúng thực tế; nhận thức của nhiều người, ngay cả với chính quyền UBND xã về công tác thống kê cũng chưa đầy đủ vì vậy mà không tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động thống kê, ít hoặc không tạo điều kiện cho CCTKCH&X có thể tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, giải quyết công việc; một khó khăn đang xảy ra ở nhiều huyện, xã là trình độ dân trí còn thấp, địa hình khó khăn, phức tạp gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động thống kê, ảnh hưởng đến tính chính xác, kịp thời, đầy đủ của số liệu thống kê; một khó khăn gặp phải và cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới hoạt động thống kê của CCTKCH&X là công tác tuyên truyền Luật Thống kê còn nhiều hạn chế vì vậy mà nhiều đối tượng (cả cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan hành chính, sự nghiệp) khi được điều tra viên thống kê, CCTKCH&X tiếp xúc để thực hiện thu thập số liệu đã không hợp tác, không tạo điều kiện cung cấp số liệu, hoặc cung cấp số liệu không trung thực gây ra rất nhiều khó khăn cho điều tra viên cũng như CCTKCH&X; Thu nhập và chế độ đãi ngộ của CCTKCH&X còn thấp, còn chưa tương xứng với khối lượng công việc được giao. Đó là những nguyên nhân bên ngoài được CCTKCH&X phản ánh, tuy nhiên ảnh hưởng tới công tác thống kê không chỉ là những yếu tố bên ngoài mà còn có cả những yếu tố bên trong, đó là bản thân CCTKCH&X thì lại không được nhắc tới. Theo như kết quả phân tích về trình độ và thái độ làm việc của CCTKCH&X thì các yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc cũng như thái độ làm việc cũng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng công tác thống kê. Việc có nhiều CCTKCH&X làm việc không đúng với chuyên ngành được đào tạo, cộng với tinh thần và thái độ làm việc thiếu trách nhiệm, không chuyên nghiệp cũng góp phần làm giảm hiệu quả hoạt động thống kê, chất lượng thông tin thống kê bị ảnh hưởng.

4.3.8.2. Nhu cầu hỗ trợ, nâng cao chất lượng công chức, chất lượng công việc thời gian tới

Qua phỏng vấn CCTKCH&X, để nâng cao chất lượng công việc, chất lượng công chức thì các ý kiến đưa ra là có nhu cầu được học tập, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và các kiến thức có liên quan để phục vụ công việc. Kết quả khảo sát:

Bảng 4.32. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức của công chức thống kê cấp huyện và xã thời gian tới

Nội dung Đơn vị

tính

Đối tượng CCTKH CCTKX Số người được khảo sát Người 22 39 Nhu cầu đào tạo về:

1. Cập nhật kiến thức chuyên môn % 86,4 76,9 2. Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính % 77,3 43,6 3. Bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ % 59,1 20,5 4. Bồi dưỡng kỹ năng thuyết trình, đàm phán % 54,5 59,0 5. Kiến thức lý luận chính trị % 50,0 59,0 6. Kiến thức quản lý Nhà nước % 50,0 59,0 7. Bồi dưỡng kỹ năng soạn thảo văn bản, báo cáo % 40,9 35,9 8. Bồi dưỡng kỹ năng kiểm tra, giám sát % 45,5 12,8 9. Kiến thức quản lý nhân sự % 40,9 35,9 10. Kiến thức về quản lý hành chính công % 36,4 43,6 11. Kiến thức về quản lý đầu tư công % 36,4 28,2 12. Bồi dưỡng kỹ năng vận động quần chúng % 18,2 51,3 13. Kiến thức về lập quy hoạch, kế hoạch, dự án % 18,2 28,2 14. Kiến thức quản lý quy hoạch, kế hoạch, dự án % 0,0 28,2

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Xếp theo thứ tự tỷ lệ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng từ cao xuống thấp thì nhu cầu đào tạo của CCTKH như sau: Kiến thức chuyên môn, kỹ năng sử dụng máy vi tính, kiến thức ngoại ngữ, kỹ năng thuyết trình, đàm phám, kiến thức lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước, kỹ năng soạn thảo văn bản, báo cáo, kiến thức quản lý nhân sự, quản lý hành chính công, quản lý đầu tư công, lập quy hoạch, kế hoạch dự án; nhu cầu đào tạo của CCTKX là: Kiến thức chuyên môn, kiến thức lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước, kỹ năng thuyết trình, đàm phán, quản lý hành chính công, kỹ năng sử dụng máy tính, kỹ năng soạn thảo văn bảo, báo cáo, quản lý nhân sự, kiến thức về lập quy hoạch, kế hoạch, dự án, quản lý quy hoạch, kế hoạch, dự án, quản lý đầu tư công, kiến thức ngoại ngữ, kỹ năng kiểm tra, giám sát.

Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức của CCTKCH&X về kiến thức chuyên môn có tỷ lệ cao nhất, trong đó CCTKH là 86,4%, CCTKX là 76,9%; Trong khi nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng chiếm tỷ lệ nhiều thứ 2 của CCTKH là được bồi dưỡng về kỹ năng sử dụng máy tính (77,3%) thì nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng nhiều thứ hai của CCTKX là kiến thức lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước và kỹ năng thuyết trình, đàm phán (59%), còn nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính chỉ chiếm 43,6%. Một kỹ năng rất hữu ích trong quá trình giải quyết công việc của CCTKCH&X là kỹ năng soạn thảo văn bản, báo cáo. Tuy nhiên, kỹ năng này lại không được CCTKCH&X đánh giá cao nên nhu cầu đào tạo còn ít hơn những kiến thức như lý luận chính trị, quản lý Nhà nước. Một số CCTKCH&X còn lại không có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng bất kể kiến thức, kỹ năng gì là những công chức đã nhiều tuổi, ngại học tập, nghiên cứu.

Nhu cầu cập nhật kiến thức chuyên môn của CCTKX và CCTKH là 76,9% và 86,4% cho thấy CCTKCH&X cũng nhận thấy còn nhiều hạn chế trong công việc của mình nên muốn được nâng cao trình độ để giải quyết công việc dễ dàng, hiệu quả hơn.

Nhiều ý kiến của CCTKCH&X có nguyện vọng được cải thiện thu nhập và chế độ đãi ngộ để có thể yên tâm công tác, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ. 4.4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC THỐNG KÊ CẤP HUYỆN VÀ XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG THỜI GIAN TỚI

4.4.1. Đổi mới công tác tuyển dụng

Trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, số liệu thống kê ngày càng có vai trò quan trọng, không những đáp ứng yêu cầu của người sử dụng thông tin trong nước mà số liệu còn phải mang tính so sánh quốc tế. Như vậy, chất lượng đội ngũ công chức làm công tác thống kê cũng phải được nâng tầm, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Những năm qua, việc tuyển dụng CCTKCH&X ở Bắc Giang còn nhiều bất cập: khi là đối tượng tuyển mới thì chủ yếu là con em CBCC hoặc có quen biết, về tiêu chuẩn thì tương đối cơ bản, nhưng thường không đúng chuyên ngành đào tạo. Điều này cũng gây hạn chế năng lực và hứng thú làm việc. Do đó, nâng cao chất lượng đầu vào của CCTKCH&X là nhiệm vụ cấp thiết, cần sớm được thực hiện. Cải cách công

tác tuyển dụng là giải pháp rất quan trọng, là một trong những giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng CCTKCH&X.

Để bổ sung đội ngũ CCTKCH&X có phẩm chất, năng lực công tác tốt, công tác tuyển dụng công chức cần đổi mới theo các nội dung:

- Xác định rõ đối tượng, chỉ tiêu và tiêu chuẩn tuyển chọn: Công khai về chỉ tiêu, đối tượng, tiêu chuẩn người cần tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các tiêu chuẩn tuyển chọn phải xuất phát từ mục đích thực hiện công việc. Đối tượng tuyển chọn phải bảo đảm, tạo điều kiện bình đẳng cho tất cả ứng viên có mong muốn và có đủ điều kiện trở thành công chức. Có như vậy thì các kỳ thi tuyển chọn công chức mới thực sự có ý nghĩa trong việc lựa chọn nhân tài.

- Về thời gian tổ chức thi tuyển: Không nên để vài năm mới tổ chức thi tuyển một lần như hiện nay mà nên tổ chức thường xuyên vào quý IV hàng năm, ngay sau khi sinh viên tốt nghiệp Đại học. Thi tuyển năm một lần sẽ có nhiều cơ hội để sinh viên có bằng tốt nghiệp loại khá, giỏi thi vào, còn nếu để lâu quá thì số này sẽ thi vào làm việc ở các ngành, đơn vị khác.

- Đẩy mạnh hơn nữa chính sách thu hút và sử dụng nhân tài khi tuyển dụng để lựa chọn được những công chức mới có năng lực thực sự. Cần có quy định, cơ chế khuyến khích và lựa chọn những người có bằng tốt nghiệp Đại học loại giỏi, loại khá, những người có bằng thạc sĩ, tiến sĩ về tỉnh làm việc như: miễn thi tuyển công chức, hỗ trợ tiền nhà ở, tạo điều kiện và môi trường làm việc tốt nhất...

- Về nội dung và hình thức thi tuyển công chức: Việc tổ chức thi tuyển công chức cần được thực hiện ở cả hai hình thức thi viết và thi trắc nghiệm để đánh giá người dự tuyển về khả năng viết, khả năng trình bày một vấn đề nhất định; tăng cường các câu hỏi mang tính xử lý tình huống; đánh giá năng lực phải gắn với tiêu chuẩn của vị trí công tác hoặc của ngạch công chức.

Về nội dung thi môn chuyên ngành, thí sinh phải dự thi một bài thi viết và một bài thi trắc nghiệm về các nội dung liên quan đến kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành, các kỹ năng theo yêu cầu của ngạch, chức danh phù hợp với vị trí việc làm đăng ký dự tuyển. Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành cần gắn với từng ngạch, chức danh theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, bảo đảm phù hợp với yêu cầu của cơ quan sử dụng công chức. Do vậy, trong kỳ thi tuyển công chức, các thí sinh dự thi vào các vị trí việc làm khác nhau sẽ có đề thi

khác nhau cho phù hợp, không sử dụng đề thi chung. 4.4.2. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức

Hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CCTKCH&X ở Bắc Giang thời gian qua chính là thiếu sự gắn kết với quy hoạch. Số lượng công chức được đào tạo còn bất cập về cơ cấu và chất lượng. Việc học tập của CCTKCH&X còn mang tính tự phát, phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện và nhu cầu của bản thân công chức, chưa căn cứ vào quy hoạch và nhu cầu của tổ chức bộ máy. Để khắc phục những hạn chế này, trong thời gian tới công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CCTKCH&X cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Trước hết, cần nâng cao nhận thức của các cấp về vai trò của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CCTKCH&X.

Nhận thức đúng về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức là trang bị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức thống kê cấp huyện và xã trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 107)