Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức thống kê cấp huyện và xã trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 27 - 29)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận về công chức, chất lượng công chức

2.1.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức

Qua khái niệm về chất lượng đội ngũ CBCC ở trên có thể đưa ra: nâng cao chất lượng đội ngũ công chức về cơ bản được hiểu là tăng giá trị cho con người trên các mặt phẩm chất đạo đức, thể chất, năng lực, thẩm mỹ, thông qua các chính sách phát triển đội ngũ CBCC giúp CBCC có những năng lực, phẩm chất mới, cao hơn để có thể hoàn thành tốt hơn mục tiêu của tổ chức và của chính bản thân họ (Vũ Thị Thúy Hằng, 2015).

* Vai trò của nâng cao chất lượng CCTKCH&X

Trong tiến trình đổi mới, tăng cường hội nhập quốc tế và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, kinh tế - xã hội phát triển nhanh chóng và phức tạp đã đặt ra thách thức lớn đối với ngành Thống kê trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin chính xác, ngày càng tăng về khối lượng và nhanh về thời gian. Ngày 2 tháng 6 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia quy định Tổng cục Thống kê (ngành Thống kê) có nhiệm vụ thu thập, tổng hợp, công bố 350 chỉ tiêu cấp quốc gia, tăng 76 chỉ tiêu (tăng 28%) so với 274 chỉ tiêu được quy định trong Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg ngày 24/11/2005 của Thủ tướng Chính

phủ. Thực hiện Quyết định của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 02/2001/TT-BKHĐT ngày 10/01/2012 quy định nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; danh mục và nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã. Bao gồm 242 chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, 80 chỉ tiêu thống kê cấp huyện và 27 chỉ tiêu thống kê cấp xã. Bên cạnh đó ngành Thống kê còn chủ trì 32 cuộc điều tra, trong đó có 3 cuộc Tổng điều tra, 8 cuộc điều tra toàn bộ và 21 cuộc điều tra chọn mẫu và tiến hành các cuộc điều tra đột xuất phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành các cấp. Với khối lượng công việc ngày càng tăng, trong khi biên chế được giao giảm và chất lượng còn yếu. Để thực hiện mục tiêu phát triển ngành Thống kê, xét về lâu dài cần phải xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Thống kê nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nhanh, kịp thời và chính xác. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức thống kê cũng chính là góp phần nâng cao chất lượng số liệu thống kê ở tất cả các lĩnh vực, nhằm đưa ra các bằng chứng tin cậy cho việc xây dựng và giám sát, đánh giá thực hiện các chính sách phát triển của Việt Nam (Nguyễn Thị Lan Anh, 2017).

* Nội dung nâng cao chất lượng công chức

Tuyển dụng là giai đoạn đầu của hoạt động quản lý nhân sự. Đây là bước tạo nguồn cho lực lượng nhân sự của tổ chức. Công tác tuyển dụng là yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mỗi tổ chức. Nhà tuyển dụng cần phải nắm rõ: Tuyển dụng nhân viên theo các tiêu chuẩn nào? Tuyển dụng từ nguồn nào, lĩnh vực nào? Tuyển dụng nhân viên đã có kinh nghiệm làm việc hay nhân viên vừa mới ra trường?... (Nguyễn Thị Lan Anh, 2017).

Sử dụng đội ngũ công chức Nhà nước phải xuất phát từ nhiều yếu tố, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, công việc của từng cơ quan, đơn vị. Trong việc sử dụng đội ngũ công chức cần quán triệt đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn đề cán bộ. Có như thế thì việc sử dụng mới đúng và hiệu quả (Nhữ Văn Cúc, 2013).

Đào tạo, bồi dưỡng: (1) Xác định nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng là một phần của quá trình đào tạo, bồi dưỡng song đó là bước đầu tiên, quan trọng, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; (2) Nội dung chương trình đào tạo và hệ thống giáo trình, bài giảng được xác định và xây dựng trên cơ sở yêu cầu tiêu chuẩn chức danh và ngạch công chức. Có 4 hệ thống đào tạo, bồi dưỡng gồm đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị, kỹ năng chuyên môn, quản lý

Nhà nước, hiện đại hóa nền hành chính; (3) Hình thức đào tạo, bồi dưỡng. Gồm tập trung, bán tập trung, tại chức, từ xa, dài hạn, trung hạn, ngắn hạn; (4) Đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng công chức. Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình quản lý đào tạo. Kết quả đánh giá cho chúng ta biết mục tiêu đào tạo đã đạt được ở mức độ nào để có những điều chỉnh cần thiết, phù hợp. Đối với đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá được hiểu như là quá trình thu thập và xử lý thông tin về quá trình đào tạo, bồi dưỡng, nhằm xác định mức độ đạt được các mục tiêu, giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định phù hợp cho công tác đào tạo, bồi dưỡng (Nhữ Văn Cúc, 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức thống kê cấp huyện và xã trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 27 - 29)