Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức thống kê cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức thống kê cấp huyện và xã trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 97)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức thống kê cấp

CÔNG CHỨC THỐNG KÊ CẤP HUYỆN VÀ XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

Kết quả khảo sát 5 nhóm đối tượng là: CCTKX (39 người); lãnh đạo UBND xã, phường, thị trấn (39 người); CCTKH (22 người); lãnh đạo Chi cục Thống kê huyện, thành phố (6 người); lãnh đạo phòng chuyên môn nghiệp vụ ở Cục Thống kê (3 người) với tổng số 109 người, kết quả thể hiện ở Phụ lục 7. 4.3.1. Chính sách tuyển dụng

Kết quả từ Phụ lục 7 cho thấy có 62,4% người được khảo sát đánh giá chính sách tuyển dụng là quan trọng nhất và với cùng một nguyên nhân là chính sách tuyển dụng thì mức độ quan trọng này chiếm đa số trong các mức độ.

Thực tế, tuyển dụng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng CCTKCH&X. Công tác tuyển dụng hiện nay chưa thật sự hiệu quả thể hiện thông qua một bộ phận CCTKCH&X chưa đáp ứng được yêu cầu công việc và chưa thu hút được công chức chất lượng cao về làm việc.

Công tác tuyển dụng CCTKH mặc dù làm đầy đủ các quy trình, song còn nhiều vấn đề bất cập cần tháo gỡ như: chưa mở rộng thu hút sinh viên đại học chính quy ra trường (không phải là con em trong ngành Thống kê), thời gian thông báo tuyển dụng ngắn dẫn tới việc ít người biết thông tin tuyển dụng nên thông thường số lượng hồ sơ của các ứng viên là con em trong ngành Thống kê (thường là học đại học tại chức hoặc trái ngành) chiếm tỷ lệ lớn, trong đợt tuyển dụng năm 2014 tuyển dụng được 4 CCTKH thì cả 4 người đều là con em trong ngành và 100% là học đại học tại chức. Thời gian trong một đợt tuyển dụng công chức và khoảng cách thời gian giữa các đợt tuyển dụng là tương đối dài. Hiện nay, thời gian trong một đợt tuyển dụng tính từ ngày thông báo tuyển dụng đến ngày công bố kết quả thi tuyển mất khoảng 9 đến 10 tháng, có ứng viên đã nộp hồ sơ thi tuyển hoặc đã thi tuyển nhưng trong thời gian chờ thi, chờ thông báo kết quả tuyển dụng thì họ lại tìm được công việc khác phù hợp với bản thân nên cũng không tham dự kỳ thi hoặc không làm việc khi trúng tuyển, điều này làm giảm số lượng ứng viên có chất lượng khi tuyển dụng. Thời gian giữa các đợt tuyển dụng CCTKH là tương đối dài, tính từ đợt tuyển dụng công chức được Tổng cục Thống kê tổ chức năm 2014 thì đến hết thời điểm 31/12/2016 không có đợt tuyển dụng mới nào, vì vậy không có CCTK trẻ tuổi kế cận những người đã nghỉ hưu, không có thời gian để tiếp thu những kỹ năng, kinh nghiệm của các thế hệ đi trước có được trong thời gian công tác của mình.

Đối với CCTKX xã, việc tuyển dụng do Sở Nội vụ tổ chức, song Sở Nội vụ và Cục Thống kê chưa có sự phối hợp với nhau trong vấn đề này, Cục Thống kê chưa có hướng dẫn và yêu cầu cụ thể đối với ứng viên thi tuyển vào vị trí CCTKX. Ví dụ: ngoài các yêu cầu chung cần có những yêu cầu riêng của chuyên ngành như: Nội dung thi kiến thức chuyên ngành, tiêu chuẩn bằng cấp hoặc số đơn vị học trình, số tín chỉ về các môn thống kê trong đào tạo trình độ chuyên môn,... Mặt khác, Sở Nội vụ chưa quản lý, kiểm tra chặt chẽ cơ cấu cần tuyển của các huyện, nên khi xét duyệt chỉ tiêu, cơ cấu, đối tượng thi tuyển là do các huyện đề nghị. Vì vậy, vẫn còn nhiều trường hợp khi tuyển dụng không đúng chuyên ngành cần tuyển, thậm chí là không đủ tiêu chuẩn về bằng cấp (năm 2015 tuyển dụng mới 12 biên chế CCTKX thì không ai có trình độ chuyên môn là thống kê). Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ CCTKX trên địa bàn tỉnh.

nội dung và phương thức tổ chức thi như thế nào vẫn là vấn đề phải được nghiên cứu kỹ lưỡng. Hiện nay, mặc dù việc tuyển dụng công chức đã được tiến hành chặt chẽ hơn, nhưng còn đang ở trong tình trạng thiếu đồng bộ, chưa được tiến hành nghiêm túc. Theo cách thức tuyển dụng CCTKCH&X hiện nay ở tỉnh, thì không dễ dàng lựa chọn được người có trình độ, năng lực bổ sung cho đội ngũ CCTKCH&X của tỉnh. Các vị trí lãnh đạo ở Chi cục Thống kê được bổ nhiệm theo quy định, mà chưa có chế độ thi tuyển lãnh đạo.

4.3.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Kết quả từ Phụ lục 7 cho thấy, có 19,3% người được khảo sát đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng là quan trọng nhất, và là nguyên nhân đứng thứ hai sau chính sách tuyển dụng. Tuy nhiên mức độ quan trọng được nhiều người đánh giá nhất cho nguyên nhân này là quan trọng thứ hai (với 41,3%).

Từ 2014-2016, Cục Thống kê Bắc Giang tổ chức được 20 lớp tập huấn nghiệp vụ cho CCTKH với khoảng 400 lượt CCTKH tham gia, tổng số lớp tập huấn nghiệp vụ mà các Chi cục Thống kê huyện tổ chức cho CCTKX là 52 lớp với khoảng 10.600 lượt người tham gia, và không có lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nào được các cấp tổ chức. Các lớp tập huấn nghiệp vụ thường là để triển khai các cuộc điều tra và hướng dẫn nghiệp vụ cho điều tra viên, giám sát viên, tổ trưởng.

Để nghiên cứu việc tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ thống kê của CCTKCH&X tác giả đã xây dựng bảng hỏi và điều tra 61 CCTKCH&X. Kết quả khảo sát ở bảng 4.28 cho thấy: Các cuộc tập huấn nghiệp vụ điều tra doanh nghiệp, tập huấn điều tra các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp, tập huấn nghiệp vụ thương mại, dịch vụ, vận tải, tập huấn điều tra biến động dân số thời điểm ¼ là những cuộc tập huấn có số lượng CCTKH tham dự nhiều hơn so với các cuộc tập huấn khác. Trong đó điều tra doanh nghiệp và điều tra biến động dân số thời điểm ¼ là những cuộc điều tra đòi hỏi số lượng điều tra viên cũng như CCTKH nhiều mới có thể hoàn thành đúng thời gian theo như phương án quy định. Các cuộc tập huấn điều tra khác được thực hiện cho những CCTKH phụ trách trực tiếp phần việc có liên quan vì vậy mà số lượng công chức tham dự ít. Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê hàng năm là rất cần thiết để CCTKH có thể triển khai công việc một cách hiệu quả vì trong những buổi tập huấn, bồi dưỡng này hầu như tất cả các phần nghiệp vụ đều được thông qua. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí và thời gian nên các cuộc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê hàng năm thường được lồng ghép thực hiện cùng với một cuộc tập huấn

nghiệp vụ về một lĩnh vực nào đó, vì vậy mà số lượng CCTKH tham dự không đầy đủ, điều này cũng ảnh hưởng tới chất lượng các công việc được thực hiện ở các Chi cục Thống kê.

Bảng 4.28. Tỷ lệ tham dự tập huấn của công chức thống kê cấp huyện và xã

Lớp tập huấn, bồi dưỡng Đơn vị tính

Đối tượng CCTKH CCTKX Số lượng người được khảo sát Người 22 39 Các lớp tập huấn, bồi dưỡng:

- Tập huấn điều tra doanh nghiệp % 100,0 38,5 - Tập huấn điều tra biến động dân số thời điểm ¼ % 100,0 76,9 - Tập huấn điều tra các cơ sở sản xuất kinh doanh cá

thể phi nông nghiệp

% 86,4 76,9 - Tập huấn nghiệp vụ thương mại, dịch vụ, vận tải % 86,4 69,2 - Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê hàng năm % 68,2 53,8 - Tập huấn nghiệp vụ điều tra diện tích, năng suất,

sản lượng cây trồng

% 36,4 92,3 - Tập huấn nghiệp vụ điều tra diện tích, năng suất,

sản lượng cây vụ đông

% 36,4 76,9 - Tập huấn nghiệp vụ điều tra chăn nuôi thời điểm ¼ % 31,8 100,0 - Hướng dẫn nghiệp vụ kỹ năng soạn thảo văn bản % 0,0 15,4 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Với CCTKX, tùy vào tình hình thực tế công việc tại các Chi cục Thống kê mà lãnh đạo Chi cục có thể triển khai các công việc tới CCTKX các xã/phường/thị trấn hay không, vì vậy mà chỉ có cuộc tập huấn nghiệp vụ điều tra chăn nuôi thời điểm ¼ là được triển khai tới đầy đủ CCTKX (đạt 100%). Cuộc điều tra doanh nghiệp có 38,5% số CCTKX được khảo sát có tham dự tập huấn. Số lượng CCTKX tham dự tập huấn điều tra doanh nghiệp chưa đạt 50% nguyên nhân chủ yếu là do cuộc điều tra này là một trong những cuộc điều tra có mức độ khó khăn rất lớn nên chỉ một số Chi cục Thống kê giao nhiệm vụ điều tra này cho CCTKX còn lại là CCTKH trực tiếp làm ĐTV thực hiện điều tra; Các lớp tập huấn điều tra khác như điều tra hộ sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp, điều tra diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng, điều tra diện tích, năng suất, sản lượng cây vụ đông, điều tra biến động dân số thời điểm ¼, điều tra chăn nuôi thời điểm ¼ có số lượng CCTKX tham gia cao hơn từ 69,2% đến 100%. Trong đó chỉ có tập huấn điều tra chăn nuôi

thời điểm ¼ là có số lượng CCTKX tham dự đạt 100%, còn lại thường ở mức 76,9%. Nguyên nhân là do có thể việc điều tra chỉ được thực hiện chọn mẫu ở một số địa bàn trong huyện.

Trong khoảng thời gian từ 2014-2016, cũng có những lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ được mở ra mà một số CCTKCH&X có nhu cầu tham dự nhưng lại không tham dự được. Kết quả khảo sát với 22 CCTKH và 39 CCTKX thu được:

Bảng 4.29. Tỷ lệ công chức thống kê cấp huyện và xã muốn tham dự tập huấn nhưng không được tham gia

Số lượng người khảo sát (người)

Muốn tham gia tập huấn nhưng không được tham gia Số lượng (người) Cơ cấu (%)

CCTKH 22 15 68,2

CCTKX 39 15 38,5

Tổng 61 30 49,2

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Kết quả khảo sát, trong thời gian từ 2014-2016 tỷ lệ CCTKH có nhu cầu tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nhưng không được tham gia (68,2%) cao hơn nhiều so với CCTKX (38,5%). Điều này cho thấy nhu cầu được học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của CCTKH cao hơn so với CCTKX. Nguyên nhân, do một hoặc hai năm thì CCTKH lại có sự thay đổi trong thực hiện công việc nên có nhu cầu được học tập, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn để giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn, với CCTKX do khối lượng công việc nhiều nên khó sắp xếp thời gian tham dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn, đồng thời không muốn và ngại tham dự.

Lý do CCTKCH&X muốn tham gia một số lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nhưng không được tham gia là Thời điểm tổ chức khóa học không phù hợp với lịch công việc của bản thân và Xin phép nhưng không được đồng ý cho đi, trong đó lý do chủ yếu được cả CCTKH và CCTKX đưa ra là Thời điểm tổ chức khóa học không phù hợp với lịch công việc của bản thân (bảng 4.30).

Nguyên nhân đưa ra là khối lượng công việc của CCTKX thường rất nhiều và có nhiều công việc bị động, không nắm bắt được kế hoạch từ trước nhưng việc giải quyết những công việc này cũng không thể chậm chễ. Vì vậy có

nhưng thời gian không bảo đảm đầy đủ. Với CCTKH, hầu hết mỗi người đều được giao phụ trách một lĩnh vực cụ thể, vì vậy có những lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ được tổ chức, bản thân CCTKCH&X có nguyện vọng được tham dự và đã chủ động có ý kiến với lãnh đạo Chi cục Thống kê để cho đi tham dự nhưng lại không được đồng ý cho đi, điều này có thể là do lãnh đạo Chi cục Thống kê nhận thấy khối lượng công việc ở đơn vị vào thời điểm có lớp tập huấn là rất nhiều, hơn nữa CCTKH có nhu cầu lại không theo dõi mảng công việc có tập huấn nên đã không cử đi.

Bảng 4.30. Lý do công chức thống kê cấp huyện và xã muốn tham dự tập huấn nhưng không được tham gia

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Đối tượng CCTKH CCTKX Số người muốn tham dự tập huấn nhưng

không được tham gia

Người 15 15 Lý do:

- Thời điểm tổ chức khóa học không phù hợp với lịch công việc của bản thân

% 73,3 80,0 - Xin phép nhưng không được đồng ý cho đi % 26,7 20,0

Tổng % 100,0 100,0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Thực tế, một lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ bao giờ cũng có kế hoạch cụ thể về thời gian, trước khi lớp tập huấn, bồi dưỡng diễn ra thì giấy mời tham dự được gửi tới Chi cục Thống kê các huyện, thành phố (nếu tổ chức tập huấn ở Cục Thống kê), tới UBND các xã, phường, thị trấn (nếu tổ chức tập huấn ở Chi cục Thống kê) và CCTKCH&X nhận được cách đó thường là 1 hoặc 2 tuần để các đơn vị và các CCTKCH&X chủ động sắp xếp thời gian, công việc tham dự tập huấn, bồi dưỡng đầy đủ. Qua các lý do trả lời là thời điểm tổ chức khóa học không phù hợp với lịch công việc của bản thân cho thấy, một số CCTKCH&X còn chưa biết bố trí sắp xếp thời gian, công việc một cách hợp lý, còn chưa chủ động trong công việc.

Có thể nhận xét, công tác đào tạo, bồi dưỡng CCTKCH&X ở Bắc Giang chưa thật sự bài bản, chưa mang lại hiệu quả. Với CCTK nói chung và CCTKH nói riêng về chuyên môn thực chất chỉ được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thông qua các lớp tập huấn nghiệp vụ của các phòng nghiệp vụ ở Cục Thống kê, có

năm việc tập huấn này được thực hiện, có năm không vì không có kinh phí cho tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên, điều này dẫn tới việc bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cũng chỉ để giải quyết công việc trước mắt mà không tính đến yếu tố ổn định lâu dài về kiến thức cho CCTK; Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang cũng chưa có một hội nghị, hội thảo hay khoá học nào tại Cục về vấn đề đào tạo. Chưa có các khoá học về các kỹ năng thu thập, tổng hợp, phân tích, dự báo vấn đề. Đây là những kiến thức, kỹ năng rất cần thiết đối với một người CCTK làm tại đơn vị có chức năng tham mưu cho lãnh đạo các cấp.

Đối với CCTKX, kết quả khảo sát với 39 CCTKX các xã được chọn mẫu cho thấy họ cũng chỉ được tiếp cận nghiệp vụ thống kê thông qua các lớp tập huấn nghiệp vụ do Chi cục Thống kê cấp huyện tổ chức mỗi khi có cuộc điều tra, Chi cục Thống kê huyện không tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê nào có tính chất định kỳ, thường xuyên (do không có kinh phí). Nhiều CCTKX hiện nay làm việc chủ yếu bằng kinh nghiệm. Mặc dù trong thời gian gần đây các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đã được mở ra phần nào giải quyết tình trạng này. Nhưng thực tế số công chức được cử đi học vẫn còn rất hạn chế, một số CCTKX vì thời gian tổ chức lớp bồi dưỡng trùng vào thời gian ở đơn vị rất nhiều việc nên họ không thể sắp xếp công việc, thời gian để tham dự, hoặc có thể tham dự thì việc tham dự chỉ mang tính chất chiếu lệ, vì vậy chất lượng các lớp bồi dưỡng, tập huấn chưa cao.

Một số CCTKCH&X chỉ được cử đi tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN, LLCT khi có tên trong danh sách quy hoạch lãnh đạo ở Chi cục, ở UBND xã hoặc đã được bổ nhiệm một vị trí ở đơn vị chứ CCTKCH&X không được học tập ngay sau khi được tuyển dụng (từ 2014-2016 có 3 CCTKH, 16 CCTKX được tham dự các lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN, LLCT). Nội dung một số lớp bồi dưỡng, chương trình đào tạo chưa thiết thực, còn thiên về lý luận, chưa chú trọng kỹ năng thực hành, phương pháp giảng dạy chậm được đổi mới.

Số lượng CCTKCH&X có trình độ đại học có tăng trong những năm qua nhưng chất lượng CCTKCH&X lại không thấy có chuyển biến rõ rệt. Những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức thống kê cấp huyện và xã trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 97)