Hệ thống tổ chức thống kê ở tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức thống kê cấp huyện và xã trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 51)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.4. Hệ thống tổ chức thống kê ở tỉnh Bắc Giang

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức hệ thống thống kê ở tỉnh Bắc Giang

Nguồn: Tác giả tổng hợp xây dựng (2017) BAN LÃNH ĐẠO CỤC THỐNG KÊ PHÒNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ CHI CỤC THỐNG KÊ HUYỆN, THÀNH PHỐ THỐNG KÊ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Tổ chức hệ thống thống kê các cấp ở tỉnh Bắc Giang gồm có:

- Cấp tỉnh: là Cục Thống kê tỉnh. Ban lãnh đạo Cục Thống kê tỉnh gồm có 01 Cục trưởng, 02 Phó cục trưởng.

Cục trưởng Cục Thống kê là người đứng đầu ngành Thống kê tỉnh Bắc Giang. Cục trưởng cục thống kê tỉnh Bắc Giang có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

+ Chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh về hoạt động của Cục trong các lĩnh vực chuyên môn được giao; chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Ban lãnh đạo Cục nhằm vận dụng có hiệu quả công tác lãnh đạo Cục và phong trào tại địa phương. Đại diện cho Cục Thống kê trong các kỳ họp của Uỷ ban nhân dân tỉnh; Đề xuất, kiến nghị các vấn đề có liên quan đến chức năng và nhiệm vụ của ngành Thống kê trong công tác tham mưu, đề xuất hoạch định chính sách cho địa phương.

+ Là thủ trưởng cơ quan Thống kê tỉnh, phụ trách chung, chỉ đạo công tác đối ngoại, công tác tổ chức cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ; là chủ tài khoản chịu trách nhiệm về tài chính và thu chi ngân sách. Chủ trì bàn bạc công việc, kết luận các phiên họp của Ban lãnh đạo Cục. Quyết định những vấn đề của Cục trong trường hợp cấp bách và thông báo cho Ban lãnh đạo Cục trong kỳ họp gần nhất. Duyệt và ký các văn bản của Ban lãnh đạo, văn bản trình, báo cáo Ban thường vụ tỉnh uỷ, Ban chấp hành đảng bộ tỉnh, HĐND, UBND tỉnh; Các văn bản đối ngoại quan trọng của Cục, báo cáo của các phòng nghiệp vụ, chỉ đạo đánh giá tổng kết phong trào và hoạt động của các cấp cơ sở trực thuộc, quyết định về nhân sự trong toàn ngành Thống kê Bắc Giang, quyết định thi đua, khen thưởng, kỷ luật trong ngành.

Phó cục trưởng: Là người thực hiện nhiệm vụ và giữ chức danh Phó Cục trưởng Cục Thống kê. Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

+ Thực hiện nhiệm vụ theo chức danh do Cục trưởng phân công phụ trách theo mảng công việc. Nghiên cứu chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để vận dụng vào việc lãnh đạo đơn vị.

+ Chịu trách nhiệm trước Cục trưởng, Ban lãnh đạo Cục về công tác chuyên môn và chuyên đề được phân công phụ trách. Chỉ đạo các hoạt động, ký

các văn bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên đề được phân công phụ trách. Thay mặt Cục trưởng giải quyết các công việc khi được uỷ quyền.

+ Tổ chức các hoạt động phối hợp với các cơ quan chức năng của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, các tổ chức đoàn thể, các phòng ban chuyên môn của Cục thuộc lĩnh vực mình phụ trách nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công.

Phòng chuyên môn trực thuộc Cục Thống kê tỉnh: Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang được tổ chức theo mô hình 7 phòng, gồm: Công nghiệp – Xây dựng, Nông nghiệp, Thương mại, Dân số - Văn xã, Tổng hợp, Thanh tra Thống kê, Tổ chức – Hành chính. Mỗi phòng gồm 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng và các thống kê viên với tổng số 30 công chức. Phòng chuyên môn có các chức năng, nhiệm vụ:

+ Tham mưu, giúp Cục trưởng thực hiện quản lý Nhà nước; điều hành, chỉ đạo, triển khai thực hiện các hoạt động thống kê trong các lĩnh vực: Nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng, thương mại, dân số - văn xã, tổng hợp, thanh tra và công tác tổ chức – hành chính.

+ Thực hiện các công việc như tổng hợp, xử lý số liệu từ số liệu các Chi cục Thống kê cung cấp và phân tích, đánh giá, báo cáo với Tổng cục Thống kê tình hình kinh tế, xã hội diễn ra trong tháng, quý, năm; Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ theo phương án các cuộc điều tra của Tổng cục Thống kê (nếu có yêu cầu), và triển khai các công việc do các Vụ của Tổng cục Thống kê giao.

- Cấp huyện: là các Chi cục Thống kê. Hiện nay ở Bắc Giang có 10 Chi cục Thống kê nằm ở 10 huyện, thành phố trong tỉnh, với tổng số 42 công chức, 10 cán bộ hợp đồng ngắn hạn. Chi cục Thống kê thực hiện chức năng, nhiệm vụ:

+ Chi cục Thống kê huyện, thành phố là cơ quan trực thuộc Cục Thống kê, giúp Cục trưởng Cục Thống kê thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thống kê trong phạm vi huyện, thành phố; tổ chức các hoạt động thống kê theo chương trình công tác của Cục trưởng Cục Thống kê giao; cung cấp thông tin kinh tế - xã hội phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của lãnh đạo Đảng, Chính quyền huyện và cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

+ Tổ chức triển khai việc thực hiện chế độ báo cáo, điều tra thống kê tới CCTKX và tổng hợp số liệu ở cơ sở gửi lên; tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho CCTKX căn cứ vào tình hình thực tế và khi có yêu cầu từ cấp trên.

- Cấp xã: là chức danh công chức Văn phòng – Thống kê. Theo Quyết định số 236/2010/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh Bắc

Giang quy định: đối với xã loại 2 thì được bố trí 2 công chức Văn phòng – Thống kê, tuy nhiên làm việc trực tiếp về nhiệm vụ thống kê ở Bắc Giang có 230 công chức, một số còn lại không thực hiện nhiệm vụ thống kê mà thực hiện các công việc khác do Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn phân công như làm công tác văn phòng Đảng ủy, phụ trách bộ phận một cửa,....

Ngoài thực hiện các công việc, công tác văn phòng do lãnh đạo UBND xã, UBND huyện giao, công chức thống kê xã còn thực hiện các nhiệm vụ thống kê:

+ Theo dõi và báo cáo tình hình kinh tế - xã hội ở địa bàn được phân công với Chi cục Thống kê huyện và lãnh đạo UBND xã, UBND huyện theo yêu cầu;

+ Triển khai nhiệm vụ tới các ĐTV thống kê, cùng với ĐTV thu thập số liệu theo yêu cầu; thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định.

Khối lượng công việc thống kê của từng CCTKX trong tỉnh là không giống nhau. Tùy vào khối lượng, yêu cầu của các công việc và tùy thuộc vào tình hình thực tế của các Chi cục Thống kê mà số lượng công việc thống kê được triển khai tới CCTKX là khác nhau.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Đối tượng thu thập thông tin 3.2.1. Đối tượng thu thập thông tin

3.2.1.1. Các đối tượng

- Công chức thống kê: Người trực tiếp làm công tác thống kê ở các xã, phường, thị trấn; công chức thống kê ở Chi cục Thống kê huyện, thành phố.

- Cán bộ quản lý: là lãnh đạo UBND xã phụ trách trực tiếp CCTKX, lãnh đạo Chi cục Thống kê (được chọn mẫu), lãnh đạo phòng chuyên môn nghiệp vụ (được chọn mẫu) ở Cục Thống kê tỉnh.

- Người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thống kê: là lãnh đạo UBND xã, phường; UBND huyện, thành phố (được chọn mẫu); CBCC một số phòng ban chuyên môn của UBND huyện có sử dụng số liệu thống kê.

3.2.1.2. Chọn mẫu điều tra

- Chọn huyện:

Bắc Giang có 2 tiểu vùng là vùng trung du gồm có 2 huyện và 1 thành phố, vùng miền núi gồm 7 huyện. Cách chọn huyện: chọn 2/3 số đơn vị hành chính của từng vùng. Vì vậy, vùng trung du chọn được 2 đơn vị (1 huyện, 1 thành phố), vùng miền núi chọn được 4 huyện.

- Chọn xã, phường: Chọn mẫu 30% số xã của các huyện, thành phố được chọn. Tổng số xã được chọn mẫu là 39.

- Điều tra toàn bộ công chức thống kê cấp huyện ở các huyện được chọn, có 28 công chức.

- Điều tra toàn bộ công chức thống kê xã trực tiếp làm công tác thống kê và 01 lãnh đạo phụ trách lĩnh vực ở 39 xã được chọn ta có 78 cán bộ, công chức.

- Điều tra 3 trưởng phòng chuyên môn nghiệp vụ ở Cục Thống kê.

- Điều tra 12 người là CBCC ở văn phòng, phòng ban chuyên môn của UBND 6 huyện được chọn mẫu.

Số lượng mẫu cụ thể:

Bảng 3.1. Phân nhóm và phân bổ số lượng mẫu điều tra khảo sát

Đơn vị điều tra khảo sát

Mẫu điều tra Tổng số phiếu điều tra khảo sát (phiếu)

Tỷ lệ (%) 1. Cấp xã: - Công chức thống kê xã 39 25,66 - Lãnh đạo UBND xã phụ trách lĩnh vực 39 25,66 2. Cấp huyện:

- CCTKH không phải là lãnh đạo 22 14,47 - Lãnh đạo 6 Chi cục Thống kê huyện/thành phố

(đánh giá cho 22 công chức thuộc thẩm quyền) 22 14,47 3. Cấp tỉnh:

- 3 công chức là lãnh đạo phòng nghiệp vụ tại Cục Thống kê (3 trưởng phòng đánh giá cho 6 Chi cục trưởng ở Chi cục Thống kê được khảo sát)

18 11,84 4. Người sử dụng thông tin thống kê 12 7,89

Tổng số 152 100,00

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.1.1. Thông tin sơ cấp

- Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng là trưởng phòng 3 phòng chuyên môn nghiệp vụ ở Cục Thống kê tỉnh, Chi cục trưởng và CCTKH ở 6 Chi cục Thống kê được chọn mẫu, các đối tượng sử dụng thông tin thống kê ở 6 huyện được chọn mẫu và một số CCTKX cùng lãnh đạo UBND xã.

- Điều tra gián tiếp bằng cách gửi bảng câu hỏi khảo sát cho đối tượng điều tra trả lời và gửi lại bằng thư điện tử.

3.2.1.2. Thông tin thứ cấp

- Nghiên cứu sử dụng các tài liệu và thông tin đã công bố có liên quan về CCTKCH&X để phân tích. Các số liệu này được thu thập thông qua Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang trong năm 2017.

- Tổng quan các tư liệu nghiên cứu hiện có về chất lượng CBCC, công chức thống kê, công chức Văn phòng – Thống kê, CBCC cấp xã đã được đăng tải trên các báo, tạp chí, gồm cả các báo cáo tổng kết hội nghị, hội thảo, các tài liệu đăng tải trên báo, tạp chí, trên internet,...

3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

3.2.3.1. Phương pháp phân tổ

Những số liệu sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí cấu thành chất lượng CBCC như: Số lượng CCTKCH&X phân theo độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học, tình trạng việc làm, thời gian làm việc, chất lượng công việc, nhu cầu đào tạo, chất lượng số liệu, mức độ thoả mãn, chế độ đãi ngộ, ...

3.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá năng lực của CCTKCH&X về kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc. Thông qua các chỉ tiêu tổng hợp như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để mô tả thực trạng, nhận dạng đặc điểm, những thuận lợi và khó khăn của CCTKCH&X. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CCTKCH&X trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.

3.2.3.3. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này được sử dụng nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung nghiên cứu, đặc biệt là ý kiến của các chuyên gia về các giải pháp nâng cao chất lượng CCTKCH&X. Tham vấn ý kiến của lãnh đạo phòng chuyên môn nghiệp vụ, lãnh đạo Chi cục Thống kê, của lãnh đạo UBND xã, phường, thị trấn là người sử dụng và quản lý đội ngũ công chức thống kê, đó là những người có hiểu biết, người có kinh nghiệm.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện số lượng và cơ cấu đội ngũ CCTKCH&X

- Tỷ lệ CCTKCH&X phân theo vùng; - Tỷ lệ CCTKCH&X theo độ tuổi, giới tính.

3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng CCTKCH&X

- Tỷ lệ CCTKCH&X có sức khỏe từ mức độ bình thường (đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ) trở lên, độ tuổi bình quân của CCTKCH&X.

- Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn:

+ Tỷ lệ CCTKCH&X ở trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp; + Tỷ lệ CCTKCH&X được đào tạo về chuyên ngành Thống kê ở trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, chưa qua đào tạo;

- Chỉ tiêu đánh giá trình độ lý luận chính trị: tỷ lệ CCTKCH&X ở các trình độ cao cấp, trung cấp và sơ cấp lý luận chính trị;

- Chỉ tiêu đánh giá trình độ quản lý Nhà nước: tỷ lệ CCTKCH&X đã qua đào tạo ở các trình độ: chưa qua đào tạo, ngạch chuyên viên, chuyên viên chính;

- Chỉ tiêu đánh giá trình độ ngoại ngữ và tin học: tỷ lệ CCTKCH&X có trình độ ngoại ngữ, tin học ở trình độ A, B, C;

- Chỉ tiêu đánh giá kỹ năng nghề nghiệp: tỷ lệ CCTKCH&X biết và thành thạo các kỹ năng như lập kế hoạch điều tra, thu thập, tổng hợp, xử lý, phân tích thông tin, báo cáo, dự báo, sử dụng tin học thành thạo, kỹ năng thiết kế phiếu điều tra, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp;

- Chỉ tiêu đánh giá thâm niên công tác: tỷ lệ cán bộ công chức ở các mức thời gian công tác khác nhau;

- Chỉ tiêu đánh giá trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ làm việc: Tỷ lệ CCTKCH&X được trang bị bàn làm việc, máy vi tính, tủ đựng tài liệu;

- Chỉ tiêu đánh giá về đạo đức, ý thức, thái độ làm việc của CCTKCH&X: Tỷ lệ CCTKCH&X được đánh giá về đạo đức, ý thức, thái độ làm việc ở các mức: tốt, khá, trung bình, chưa tốt.

- Chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện công việc: Tỷ lệ CCTKCH&X được đánh giá hoàn thành công việc ở các mức độ: tốt, đạt yêu cầu, không đạt yêu cầu.

- Tỷ lệ đánh giá của lãnh đạo UBND, lãnh đạo Chi cục Thống kê, lãnh đạo phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Cục Thống kê về thời gian hoàn thành công việc, chất lượng công việc của CCTKCH&X.

3.2.4.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá công tác đào tạo và bồi dưỡng

- Tỷ lệ CCTKCH&X tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng trong khoảng thời gian từ 2014 - 2016 về chuyên môn nghiệp vụ.

- Tỷ lệ CCTKCH&X có nhu cầu tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ nhưng không được tham gia.

- Tỷ lệ CCTKCH&X có nhu cầu tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức trong thời gian sắp tới.

3.2.4.4. Chỉ tiêu đánh giá thù lao Nhà nước trả cho CCTKCH&X

- Tỷ lệ CCTKCH&X đánh giá mức độ tương xứng giữa tiền lương (thù lao) và khối lượng công việc được phân công.

3.2.4.5. Nhóm chỉ tiêu đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng CCTKCH&X

- Tỷ lệ CCTKCH&X đánh giá các nguyên nhân ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng CCTKCH&X theo mức độ quan trọng.

3.2.4.6. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về mức độ hài lòng của các đối tượng được

phục vụ

- Tỷ lệ đánh giá của lãnh đạo UBND, lãnh đạo Chi cục Thống kê, lãnh đạo phòng nghiệp vụ thuộc Cục Thống kê về chất lượng công việc của CCTKCH&X. - Tỷ lệ đánh giá của người sử dụng thông tin về tính chính xác, kịp thời, đầy đủ của số liệu thống kê, về thái độ, đạo đức công vụ của CCTKCH&X.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. SỐ LƯỢNG, CƠ CẤU CÔNG CHỨC THỐNG KÊ CẤP HUYỆN VÀ XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

4.1.1. Số lượng và cơ cấu công chức thống kê cấp huyện và xã theo vùng Theo số liệu ở bảng 4.1, cho thấy số lượng CCTKCH&X qua 3 năm từ 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức thống kê cấp huyện và xã trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 51)