Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức thống kê cấp huyện và xã trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 54)

3.2.1. Đối tượng thu thập thông tin

3.2.1.1. Các đối tượng

- Công chức thống kê: Người trực tiếp làm công tác thống kê ở các xã, phường, thị trấn; công chức thống kê ở Chi cục Thống kê huyện, thành phố.

- Cán bộ quản lý: là lãnh đạo UBND xã phụ trách trực tiếp CCTKX, lãnh đạo Chi cục Thống kê (được chọn mẫu), lãnh đạo phòng chuyên môn nghiệp vụ (được chọn mẫu) ở Cục Thống kê tỉnh.

- Người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thống kê: là lãnh đạo UBND xã, phường; UBND huyện, thành phố (được chọn mẫu); CBCC một số phòng ban chuyên môn của UBND huyện có sử dụng số liệu thống kê.

3.2.1.2. Chọn mẫu điều tra

- Chọn huyện:

Bắc Giang có 2 tiểu vùng là vùng trung du gồm có 2 huyện và 1 thành phố, vùng miền núi gồm 7 huyện. Cách chọn huyện: chọn 2/3 số đơn vị hành chính của từng vùng. Vì vậy, vùng trung du chọn được 2 đơn vị (1 huyện, 1 thành phố), vùng miền núi chọn được 4 huyện.

- Chọn xã, phường: Chọn mẫu 30% số xã của các huyện, thành phố được chọn. Tổng số xã được chọn mẫu là 39.

- Điều tra toàn bộ công chức thống kê cấp huyện ở các huyện được chọn, có 28 công chức.

- Điều tra toàn bộ công chức thống kê xã trực tiếp làm công tác thống kê và 01 lãnh đạo phụ trách lĩnh vực ở 39 xã được chọn ta có 78 cán bộ, công chức.

- Điều tra 3 trưởng phòng chuyên môn nghiệp vụ ở Cục Thống kê.

- Điều tra 12 người là CBCC ở văn phòng, phòng ban chuyên môn của UBND 6 huyện được chọn mẫu.

Số lượng mẫu cụ thể:

Bảng 3.1. Phân nhóm và phân bổ số lượng mẫu điều tra khảo sát

Đơn vị điều tra khảo sát

Mẫu điều tra Tổng số phiếu điều tra khảo sát (phiếu)

Tỷ lệ (%) 1. Cấp xã: - Công chức thống kê xã 39 25,66 - Lãnh đạo UBND xã phụ trách lĩnh vực 39 25,66 2. Cấp huyện:

- CCTKH không phải là lãnh đạo 22 14,47 - Lãnh đạo 6 Chi cục Thống kê huyện/thành phố

(đánh giá cho 22 công chức thuộc thẩm quyền) 22 14,47 3. Cấp tỉnh:

- 3 công chức là lãnh đạo phòng nghiệp vụ tại Cục Thống kê (3 trưởng phòng đánh giá cho 6 Chi cục trưởng ở Chi cục Thống kê được khảo sát)

18 11,84 4. Người sử dụng thông tin thống kê 12 7,89

Tổng số 152 100,00

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.1.1. Thông tin sơ cấp

- Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng là trưởng phòng 3 phòng chuyên môn nghiệp vụ ở Cục Thống kê tỉnh, Chi cục trưởng và CCTKH ở 6 Chi cục Thống kê được chọn mẫu, các đối tượng sử dụng thông tin thống kê ở 6 huyện được chọn mẫu và một số CCTKX cùng lãnh đạo UBND xã.

- Điều tra gián tiếp bằng cách gửi bảng câu hỏi khảo sát cho đối tượng điều tra trả lời và gửi lại bằng thư điện tử.

3.2.1.2. Thông tin thứ cấp

- Nghiên cứu sử dụng các tài liệu và thông tin đã công bố có liên quan về CCTKCH&X để phân tích. Các số liệu này được thu thập thông qua Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang trong năm 2017.

- Tổng quan các tư liệu nghiên cứu hiện có về chất lượng CBCC, công chức thống kê, công chức Văn phòng – Thống kê, CBCC cấp xã đã được đăng tải trên các báo, tạp chí, gồm cả các báo cáo tổng kết hội nghị, hội thảo, các tài liệu đăng tải trên báo, tạp chí, trên internet,...

3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

3.2.3.1. Phương pháp phân tổ

Những số liệu sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí cấu thành chất lượng CBCC như: Số lượng CCTKCH&X phân theo độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học, tình trạng việc làm, thời gian làm việc, chất lượng công việc, nhu cầu đào tạo, chất lượng số liệu, mức độ thoả mãn, chế độ đãi ngộ, ...

3.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá năng lực của CCTKCH&X về kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc. Thông qua các chỉ tiêu tổng hợp như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để mô tả thực trạng, nhận dạng đặc điểm, những thuận lợi và khó khăn của CCTKCH&X. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CCTKCH&X trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.

3.2.3.3. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này được sử dụng nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung nghiên cứu, đặc biệt là ý kiến của các chuyên gia về các giải pháp nâng cao chất lượng CCTKCH&X. Tham vấn ý kiến của lãnh đạo phòng chuyên môn nghiệp vụ, lãnh đạo Chi cục Thống kê, của lãnh đạo UBND xã, phường, thị trấn là người sử dụng và quản lý đội ngũ công chức thống kê, đó là những người có hiểu biết, người có kinh nghiệm.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện số lượng và cơ cấu đội ngũ CCTKCH&X

- Tỷ lệ CCTKCH&X phân theo vùng; - Tỷ lệ CCTKCH&X theo độ tuổi, giới tính.

3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng CCTKCH&X

- Tỷ lệ CCTKCH&X có sức khỏe từ mức độ bình thường (đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ) trở lên, độ tuổi bình quân của CCTKCH&X.

- Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn:

+ Tỷ lệ CCTKCH&X ở trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp; + Tỷ lệ CCTKCH&X được đào tạo về chuyên ngành Thống kê ở trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, chưa qua đào tạo;

- Chỉ tiêu đánh giá trình độ lý luận chính trị: tỷ lệ CCTKCH&X ở các trình độ cao cấp, trung cấp và sơ cấp lý luận chính trị;

- Chỉ tiêu đánh giá trình độ quản lý Nhà nước: tỷ lệ CCTKCH&X đã qua đào tạo ở các trình độ: chưa qua đào tạo, ngạch chuyên viên, chuyên viên chính;

- Chỉ tiêu đánh giá trình độ ngoại ngữ và tin học: tỷ lệ CCTKCH&X có trình độ ngoại ngữ, tin học ở trình độ A, B, C;

- Chỉ tiêu đánh giá kỹ năng nghề nghiệp: tỷ lệ CCTKCH&X biết và thành thạo các kỹ năng như lập kế hoạch điều tra, thu thập, tổng hợp, xử lý, phân tích thông tin, báo cáo, dự báo, sử dụng tin học thành thạo, kỹ năng thiết kế phiếu điều tra, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp;

- Chỉ tiêu đánh giá thâm niên công tác: tỷ lệ cán bộ công chức ở các mức thời gian công tác khác nhau;

- Chỉ tiêu đánh giá trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ làm việc: Tỷ lệ CCTKCH&X được trang bị bàn làm việc, máy vi tính, tủ đựng tài liệu;

- Chỉ tiêu đánh giá về đạo đức, ý thức, thái độ làm việc của CCTKCH&X: Tỷ lệ CCTKCH&X được đánh giá về đạo đức, ý thức, thái độ làm việc ở các mức: tốt, khá, trung bình, chưa tốt.

- Chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện công việc: Tỷ lệ CCTKCH&X được đánh giá hoàn thành công việc ở các mức độ: tốt, đạt yêu cầu, không đạt yêu cầu.

- Tỷ lệ đánh giá của lãnh đạo UBND, lãnh đạo Chi cục Thống kê, lãnh đạo phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Cục Thống kê về thời gian hoàn thành công việc, chất lượng công việc của CCTKCH&X.

3.2.4.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá công tác đào tạo và bồi dưỡng

- Tỷ lệ CCTKCH&X tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng trong khoảng thời gian từ 2014 - 2016 về chuyên môn nghiệp vụ.

- Tỷ lệ CCTKCH&X có nhu cầu tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ nhưng không được tham gia.

- Tỷ lệ CCTKCH&X có nhu cầu tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức trong thời gian sắp tới.

3.2.4.4. Chỉ tiêu đánh giá thù lao Nhà nước trả cho CCTKCH&X

- Tỷ lệ CCTKCH&X đánh giá mức độ tương xứng giữa tiền lương (thù lao) và khối lượng công việc được phân công.

3.2.4.5. Nhóm chỉ tiêu đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng CCTKCH&X

- Tỷ lệ CCTKCH&X đánh giá các nguyên nhân ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng CCTKCH&X theo mức độ quan trọng.

3.2.4.6. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về mức độ hài lòng của các đối tượng được

phục vụ

- Tỷ lệ đánh giá của lãnh đạo UBND, lãnh đạo Chi cục Thống kê, lãnh đạo phòng nghiệp vụ thuộc Cục Thống kê về chất lượng công việc của CCTKCH&X. - Tỷ lệ đánh giá của người sử dụng thông tin về tính chính xác, kịp thời, đầy đủ của số liệu thống kê, về thái độ, đạo đức công vụ của CCTKCH&X.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. SỐ LƯỢNG, CƠ CẤU CÔNG CHỨC THỐNG KÊ CẤP HUYỆN VÀ XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

4.1.1. Số lượng và cơ cấu công chức thống kê cấp huyện và xã theo vùng Theo số liệu ở bảng 4.1, cho thấy số lượng CCTKCH&X qua 3 năm từ 2014 Theo số liệu ở bảng 4.1, cho thấy số lượng CCTKCH&X qua 3 năm từ 2014 đến 2016 nhìn chung ít biến động. Số huyện thuộc khu vực trung du ít nên tương ứng với tỷ lệ CCTKH và CCTKX chiếm tỷ lệ nhỏ hơn trong tổng số CCTKH, CCTKX. Trung bình biên chế của một Chi cục Thống kê huyện là 4 người, Chi cục Thống kê thành phố là 6 người (do đơn vị phải thực hiện rất nhiều công việc và gần như là toàn bộ các công việc mà các phòng chuyên môn nghiệp vụ ở Cục Thống kê triển khai), tuy nhiên cũng có thời điểm số biên chế giữa các Chi cục là khác nhau do điều động, phân công công tác và do nghỉ hưu, tinh giản biên chế. Số lượng CCTKX nhìn chung không có sự biến động, vị trí CCTKX là biên chế Nhà nước ở cấp xã vì vậy luôn được bổ sung kịp thời ngay sau khi có sự thay đổi.

Bảng 4.1. Số lượng và cơ cấu công chức thống kê cấp huyện và xã ở Bắc Giang giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu Đơn vị tính CCTKCH&X:

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng số Người 278 272 272 + CCTKH Người 47 42 42 + CCTKX Người 231 230 230 Tỷ lệ phân theo vùng: - Trung du: % 37,4 37,1 37,1 + CCTKH % 34,0 33,3 33,3 + CCTKX % 38,1 37,8 37,8 - Miền núi: % 62,6 62,9 62,9 + CCTKH % 66,0 66,7 66,7 + CCTKX % 61,9 62,2 62,2

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang; Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang (2017)

4.1.2. Cơ cấu công chức thống kê cấp huyện và xã theo độ tuổi

Tổng hợp báo cáo chất lượng công chức của Sở Nội vụ và Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, đến thời điểm 31/12/2016, độ tuổi bình quân của CCTKCH&X là 37,6

tuổi (độ tuổi bình quân của CCTKH là 39,3 và của CCTKX là 37,3). Ở độ tuổi trung niên này người công chức đã tích lũy được một số năm kinh nghiệm nhất định, góp phần đáng kể để giải quyết những khó khăn gặp phải trong công tác.

Bảng 4.2. Tỷ lệ công chức thống kê cấp huyện và xã ở Bắc Giang phân theo độ tuổi giai đoạn 2014-2016

Độ tuổi Tỷ lệ năm 2014 (%) Tỷ lệ năm 2015 (%) Tỷ lệ năm 2016 (%) CCTKH CCTKX CCTKH CCTKX CCTKH CCTKX < 30 25,5 13,9 19,0 18,3 16,7 17,8 30 – 39 31,9 37,6 45,3 32,1 42,9 31,4 40 – 49 12,8 42,4 19,0 38,7 19,0 40,4 ≥ 50 29,8 6,1 16,7 10,9 21,4 10,4 Nguồn: Cục Thống kê ztỉnh Bắc Giang, Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang (2017)

Nhìn vào bảng 4.2 ta thấy, tỷ lệ CCTKCH&X ở độ tuổi trung niên chiếm tỷ lệ cao hơn các độ tuổi khác. Điều này cho thấy đội ngũ CCTKCH&X ở Bắc Giang đang trong giai đoạn có thể phát huy và cống hiến sức lao động mang lại hiệu quả cao. Với CCTKX, năm 2015 sau bầu cử HĐND các cấp, một số công chức có năng lực được nhân dân tín nhiệm bầu vào các vị trí cao hơn ở đơn vị nên đến cuối năm có một số CCTKX trẻ tuổi được tuyển dụng thay thế. Với CCTKH, từ năm 2014 đến nay Tổng cục Thống kê không tổ chức thi tuyển công chức nên số lượng giảm do nghỉ hưu và do thực hiện tinh giản biên chế theo kế hoạch. Một thời gian dài ngành Thống kê cả nước nói chung và Thống kê Bắc Giang nói riêng không tuyển dụng biên chế nên khoảng thời gian từ 2009 đến 2014 hàng hoạt CCTKH nghỉ hưu theo chế độ và một số công chức được tuyển bổ sung vì vậy tỷ lệ người có tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ nhỏ.

4.1.3. Cơ cấu công chức thống kê cấp huyện và xã theo giới tính

Bảng 4.3 cho thấy, từ năm 2014 đến 2016 tỷ lệ nam và nữ thay đổi theo hướng cân bằng hơn. CCTKCH&X là nữ năm 2014 đạt 42,4% trong tổng số CCTKCH&X, tới năm 2015 và 2016 tỷ lệ này là 45,6%, ở chiều ngược lại tỷ lệ CCTKCH&X là nam năm 2014 đạt 57,6% thì tới năm 2015 và 2016 tỷ lệ CCTKCH&X là nam đã giảm xuống còn 54,4% điều này cho thấy CCTKCH&X ít có sự bất bình đẳng giới, và tỷ lệ này tương đối phù hợp. Với CCTKH thì tỷ lệ giữa nam và nữ ở mức cân bằng. Với CCTKX thì tỷ lệ nam nhiều hơn tỷ lệ nữ cho thấy việc ưu tiên trong bố trí và sử dụng nam giới ở các xã, phường, thị trấn.

Bảng 4.3. Cơ cấu giới tính của công chức thống kê cấp huyện và xã ở Bắc Giang giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu Đơn vị tính CCTKCH&X

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng số CCTKCH&X Người 278 272 272 + CCTKH Người 47 42 42 + CCTKX Người 231 230 230 Tỷ lệ phân theo giới tính:

- Nam % 57,6 54,4 54,4 + CCTKH % 53,2 50,0 50,0 + CCTKX % 58,4 55,2 55,2 - Nữ % 42,4 45,6 45,6 + CCTKH % 46,8 50,0 50,0 + CCTKX % 41,6 44,8 44,8

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang; Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang (2017)

4.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC THỐNG KÊ CẤP HUYỆN VÀ XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG HUYỆN VÀ XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

4.2.1. Thể lực

Để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì ngoài năng lực chuyên môn, khả năng hoàn thành nhiệm vụ thì thể lực là yếu tố đặc biệt quan trọng. Sức khỏe là vốn quý, là tài sản riêng của mỗi con người; sức khỏe bao gồm sự thoải mái cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này, tác giả chủ yếu đề cập đến sức khỏe về mặt thể chất của CCTK. Câu hỏi khảo sát trong quá trình điều tra cũng được đề cập đến sức khỏe thể chất để đánh giá thể lực của CCTK.

Đánh giá về thể lực của CCTKCH&X tác giả có đề cập đến sức khỏe của CCTK thông qua tần suất bị ốm, tần suất đi khám bệnh, gặp tai nạn làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Kết quả khảo sát với 22 CCTKH và 39 CCTKX về tần suất bị ốm, đi khám bệnh, gặp tai nạn làm ảnh hưởng tới sức khỏe (bảng 4.4) cho thấy: trong thời gian 6 tháng trở lại đây số CCTK ít khi bị ốm chiếm đa số (52,5%), trong đó tỷ lệ CCTKH ít khi bị ốm là 63,6%, CCTKX là 46,2%; số CCTK không bị ốm là 24,6%. Qua khảo sát những người trả lời có bị ốm trong 6 tháng qua thì các ý kiến đều cho rằng, tuy bị ốm nhưng vẫn đủ sức khỏe để hoàn

Tỷ lệ CCTK đi khám bệnh thường xuyên chiếm 3,3% và thường là số CCTK mắc các loại bệnh mãn tính đi khám định kỳ; Tỷ lệ CCTKH không đi khám bệnh chiếm đa số (50%); với CCTKX thì tần suất ít khi đi khám bệnh chiếm tỷ lệ lớn nhất (41%). Kết quả này cho thấy CCTK không có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ, khi đã bị ốm hay mắc bệnh thì cũng chủ quan nên ít khi đi khám bệnh.

Bảng 4.4. Tần suất bị ốm, đi khám bệnh của công chức thống kê cấp huyện và xã ở Bắc Giang 6 tháng qua

Tình trạng

Mức độ

Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Không SL (người) TL (%) SL (người)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức thống kê cấp huyện và xã trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 54)