Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức thống kê cấp huyện và xã trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 115)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4.5.Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá công chức

4.4. Giải pháp nâng cao chất lượng công chức thống kê cấp huyện và xã trên

4.4.5.Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá công chức

Tăng cường việc kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước và Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn theo quy định tại Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ Nội vụ, nhằm nâng cao trách nhiệm của đội ngũ CCTKCH&X đối với công việc được giao, xử lý kịp thời, nghiêm túc đối với công chức vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong đơn vị.

Hàng năm cần xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện thanh tra, giám sát việc thực hiện chế độ công vụ và thanh tra công vụ đối với đội ngũ CCTKCH&X để kịp thời uốn nắn, xử lý những vi phạm trong quá trình thực thi công vụ.

Để công tác kiểm tra, giám sát CCTKCH&X đạt hiệu quả thì cần căn cứ vào nhiệm vụ, công việc được giao, căn cứ vào quy trình, thời gian giải quyết công việc theo quy định của công chức, nếu phát hiện những yếu tố tích cực cần được khen thưởng, biểu dương kịp thời, nếu sai phạm phải xử lý nghiêm theo quy định.

Phát huy vai trò của nhân dân trong kiểm tra, giám sát hoạt động của công chức nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. CCTKX là người trực tiếp hàng ngày tiếp xúc với nhân dân, trực tiếp giải quyết công việc cho nhân dân. Chính người dân là người nắm rõ nhất thái độ, hành vi trong giải quyết công việc của công chức. Do đó cần phát huy triệt để vai trò của nhân dân trong giám sát việc thực thi công vụ của CCTKX như sử dụng hòm thư góp ý hoặc bố trí để người dân có thể góp ý, phản ánh trực tiếp.

- Về đánh giá CCTKCH&X

Cần xây dựng tiêu chí và phương pháp đánh giá công chức khoa học và đánh giá thực sự khách quan, công tâm. Xử lý tốt các mối quan hệ giữa đức và tài, quyền hạn và trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích chung, tiêu chuẩn và cơ cấu, năng lực thực tế và bằng cấp phù hợp với mỗi vị trí công tác.

Nhận thức rõ mục đích của việc đánh giá công chức, viên chức hàng năm là để thấy rõ mặt mạnh, mặt yếu, sở trường công tác của từng cán bộ, công chức, viên chức để phục vụ công tác bổ nhiệm, luân chuyển vị trí công tác, đào tạo bồi dưỡng...tránh tình trạng đánh giá mang tính chất hình thức, không đúng mục đích.

Đánh giá công chức phải căn cứ vào khối lượng, chất lượng, hiệu quả công việc để đánh giá, phân loại. Đánh giá cần được bổ sung những yếu tố định lượng (về công việc, thời gian hoàn thành công việc, tỷ lệ xử lý tình huống thỏa đáng và những giải pháp sáng tạo trong công việc...) bằng cách xây dựng một hệ thống yêu cầu, đòi hỏi của công việc cho mỗi vị trí công chức với các tiêu chí về tiêu chuẩn trình độ, năng lực; về khối lượng công việc, quy trình xử lý, quy trình tổng hợp, báo cáo kết quả công tác định kỳ. Đánh giá công chức phải kết hợp theo dõi đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ nhằm phản ánh liên tục và kịp thời sự phát triển của công chức.

Ngoài ra Cục Thống kê có thể tổ chức cho CCTKH thi nghiệp vụ thống kê hàng năm để làm tiêu chí đánh giá công chức. Thông qua thi nghiệp vụ kết hợp làm tiêu chí đánh giá công chức sẽ góp phần nâng cao ý thức tự học tập nâng cao trình độ của CCTKH, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác đánh giá công chức. 4.4.6. Nâng cao hiệu quả công tác bố trí, sử dụng công chức

Bố trí, sử dụng cán bộ, công chức là nội dung hết sức quan trọng trong công tác tổ chức cán bộ, qua đó góp phần nâng cao chất lượng hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới. Cần phải xác định bố trí, sử dụng là giai đoạn tiếp tục đào tạo công chức trong thực tiễn, do đó cần chú ý bố trí đúng ngành nghề, sở trường của công chức.

Để bố trí và sử dụng cán bộ đúng tiêu chuẩn, phù hợp với sở trường, đề bạt cán bộ đúng lúc, đúng người, đúng việc đồng thời tránh được sự tuỳ tiện, chủ quan, công tác bố trí, sử dụng CCTKCH&X trong thời gian tới ở Bắc Giang cần tập trung thực hiện một số nội dung sau:

- Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu và bản thân công chức.

Người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm bố trí, giao nhiệm vụ cho công chức. Khi bố trí, sắp xếp, phân công, giao nhiệm vụ phải bảo đảm các điều kiện để công chức thi hành nhiệm vụ, thực hiện đúng các chế độ, chính sách đối với họ. Với bản thân CCTKCH&X, ngoài việc phải thực hiện nghiêm nghĩa vụ, những việc CBCC không được làm còn phải tuân thủ những yêu cầu của người làm công tác thống kê.

Việc bố trí, sử dụng CCTKCH&X nếu không dựa vào quy hoạch thì sẽ dẫn đến sự tùy tiện, chủ quan. Không căn cứ vào cơ cấu nhân sự của tổ chức, dễ dẫn đến sự mất cân đối giữa các vị trí trong cơ quan.

- Bố trí, sử dụng phải bảo đảm phù hợp giữa nhiệm vụ được giao với ngạch công chức được bổ nhiệm.

Công chức ở ngạch nào thì bố trí phù hợp với ngạch đó. Khi công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí công tác phù hợp với ngạch và còn ngạch trên trong cùng ngành chuyên môn thì được nâng ngạch. Người có đủ tiêu chuẩn, thời hạn và còn bậc trong ngạch thì được xem xét nâng ngạch. Việc nâng ngạch phải thông qua kỳ thi theo đúng quy định của Nhà nước.

- Bố trí, sử dụng theo ngành nghề đã đào tạo và chuyên môn hoá.

Đây là vấn đề có tính nguyên tắc, tuy nhiên trong thực tế việc bố trí, sử dụng công chức còn nhiều trường hợp chưa đúng với chuyên ngành được đào tạo. Để khắc phục tình trạng CCTKCH&X còn lúng túng khi thi hành công vụ, đòi hỏi việc bố trí, sử dụng CCTKCH&X phải bảo đảm phù hợp, theo hướng chuyên môn hoá, chuyên sâu.

4.4.7. Tăng cường tổ chức các hoạt động nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần công chức thống kê cấp huyện và xã thần công chức thống kê cấp huyện và xã

Bên cạnh các hoạt động để nâng cao chất lượng CCTK như đổi mới chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cải thiện thu nhập, chế độ đãi ngộ, tăng cường cơ sở vật chất... thì việc tăng cường tổ chức các hoạt động nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cũng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả làm việc, nâng cao chất lượng CCTKCH&X.

Việc tăng cường các hoạt động này có thể thông qua việc tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao vào các dịp như thành lập ngành Thống kê hoặc có thể tổ chức định kỳ với thời gian khoảng từ 2 đến 3 năm. Qua đó, các CCTKCH&X có thể giao lưu, học hỏi kinh nghiệm cũng như tăng cường, củng cố mối quan hệ giữa các cá nhân, giúp nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ. Hoặc có thể thông qua tổ chức các đợt khám sức khỏe định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm cho CCTKH để công chức thấy được sự quan tâm của lãnh đạo ngành với bản thân công chức, từ đó công chức yên tâm công tác hơn nữa. Qua những hoạt động này làm cho CCTKCH&X thấy yêu thích công việc, có động lực để tự học tập nâng cao trình độ, để gắn bó, cống hiến nhiều hơn nữa.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 5.1. KẾT LUẬN

Công chức thống kê cấp huyện và xã có vai trò rất quan trọng trong công tác tham mưu, phục vụ sự chỉ đạo điều hành, đề ra quyết sách của chính quyền cấp huyện, xã. Tuy nhiên, hoạt động thực thi công vụ của CCTKCH&X thời gian qua đã và đang có nhiều tồn tại, hạn chế do những bất cập về trình độ, năng lực, đạo đức, tinh thần trách nhiệm của chính đội ngũ CCTKCH&X. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ CCTKCH&X đã và đang là một yêu cầu cấp thiết.

Nghiên cứu đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận, các khái niệm về công chức, chất lượng công chức và nâng cao chất lượng CCTKCH&X. Đặc biệt, nghiên cứu đã chỉ ra được những nội dung chủ yếu của đánh giá chất lượng CCTKCH&X trên địa bàn tỉnh Bắc Giang bao gồm: Thể lực; Trí lực; Tâm lực; Kết quả thực hiện nhiệm vụ; Sự hài lòng của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Thực trạng chất lượng CCTKCH&X trên địa bàn tỉnh Bắc Giang còn nhiều hạn chế: (i) Tỷ lệ công chức thống kê huyện và xã thường xuyên và thỉnh thoảng bị ốm là 23% song vẫn bảo đảm sức khỏe làm việc, việc đi khám bệnh mang tính tự phát, Cục Thống kê chưa tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. (ii) Đến 31/12/2016, có 69,2% công chức thống kê xã và 36,3% công chức thống kê huyện chỉ được đào tạo nghiệp vụ thống kê thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn. Tỷ lệ CCTKH và CCTKX có trình độ Đại học lần lượt là 54,8 và 55,2% song tỷ lệ đào tạo đúng chuyên ngành thống kê lần lượt chỉ là 27,3% và 2,6%. Có 42,9% CCTKH và 38,7% CCTKX có trình độ LLCT là sơ cấp và chưa qua đào tạo. Có 66,7% CCTKH và 65,7% CCTKX chưa qua đào tạo về QLNN. Có 13,6% CCTKH, 43,6% CCTKX không biết làm phân tích thống kê. Kỹ năng xử lý, phân tích thông tin có 12,5% CCTKH, 20,5% CCTKX bị đánh giá chưa tốt. Kỹ năng dự báo có 27,5% CCTKH, 48,7% CCTKX chưa tốt. Từ 2014-2016, Cục Thống kê Bắc Giang tổ chức được 20 lớp tập huấn nghiệp vụ cho công chức thống kê huyện với khoảng 400 lượt người tham gia, tổng số lớp tập huấn nghiệp vụ mà các Chi cục Thống kê huyện tổ chức cho công chức thống kê xã là 52 lớp với khoảng 10.600 lượt người tham gia, tuy nhiên không có lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nào được các cấp tổ chức. (iii) Có 2,5% CCTKH và 7,7% CCTKX có đạo đức lối sống chưa tốt. Có 2,5% CCTKH và 12,8% CCTKX thực hiện nề nếp

làm việc chưa tốt. (iv) Năm 2016 có 90,5% công chức thống kê huyện và 82,6% công chức thống kê xã được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ, song số công chức thống kê xã không hoàn thành nhiệm vụ là 3% do vi phạm đạo đức, sinh con thứ ba. Có 15,8% công chức thống kê huyện và xã hoàn thành công việc chậm so với thời hạn, 17,8% công chức thống kê huyện và xã có chất lượng công việc bị đánh giá không đạt yêu cầu, 5% lãnh đạo Chi cục Thống kê bị đánh giá công tác chỉ đạo điều hành là yếu kém. (iv) Đánh giá của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ: 16,7% đánh giá số liệu là không chính xác, 33,3% là không kịp thời, 25% là không đầy đủ, 25% đánh giá không hài lòng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng CCTKCH&X bao gồm: Chính sách tuyển dụng; công tác đào tạo, bồi dưỡng; tiền lương, thu nhập và chế độ đãi ngộ; công tác đánh giá, quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ; môi trường và điều kiện làm việc; và yếu tố bản thân công chức.

Để nâng cao chất lượng công chức thống kê cấp huyện và xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian tới cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp: Đổi mới công tác tuyển dụng; đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức; đổi mới chế độ, chính sách đối với công chức; tăng cường cơ sở vật chất, cải thiện môi trường làm việc cho công chức; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá công chức; nâng cao hiệu quả công tác bố trí, sử dụng công chức; tăng cường tổ chức các hoạt động nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho công chức.

5.2. KIẾN NGHỊ

Qua phân tích thực trạng đội ngũ CCTKCH&X trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, để nâng cao chất lượng đội ngũ này đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới, tác giả luận văn có đưa ra một số kiến nghị:

Đối với Chính phủ và Nhà nước: cần quan tâm, tạo điều kiện sớm nâng cấp trường Cao đẳng thống kê thành trường Đại học thống kê, trường Trung cấp Thống kê thành trường Cao đẳng Thống kê.

Đối với Tổng cục Thống kê: Cần đổi mới công tác tuyển dụng theo hướng mở rộng hơn nữa để thu hút những người có trình độ cao vào làm việc; Cần có sự quy hoạch, kế hoạch đào tạo và liên kết với các cơ sở đào tạo về chuyên ngành Thống kê như trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trường Cao đẳng Thống kê để tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức thống kê cho những người đang là công chức thống kê mà trước đó được đào tạo không đúng chuyên ngành.

Đối với Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang: Cân đối nguồn ngân sách chi thường xuyên, để tăng cho chi đào tạo, bồi dưỡng; khuyến khích, động viên và hỗ trợ kinh phí để công chức thống kê học tập nâng cao trình độ mọi mặt; cần tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; cần trao đổi, phối hợp với Sở Nội vụ về chuyên ngành tuyển dụng của đội ngũ CCTKX.

Đối với UBND cấp xã: Cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác thống kê trong hoạt động kinh tế - xã hội, nhất là trong thời đại ngày nay; vai trò của việc nâng cao chất lượng công chức thống kê đối với việc tham mưu cho chính quyền các cấp để đưa ra các quyết định quản lý, điều hành. Từ đó tạo điều kiện và nâng cao ý thức tự học tập nâng cao trình độ của CCTKX.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nội vụ (2008). Quyết định 03/2008/QĐ-BNV ngày 12/11/2008 ban hành chức danh, mã số và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành Thống kê. 2. Bộ Nội vụ (2012). Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.

3. Chính phủ (2009). Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

4. Chính phủ (2010). Nghị định 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 quy định những người là công chức.

5. Chính phủ (2011). Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 về công chức xã, phường, thị trấn.

6. Chính phủ (2015). Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

7. Công ty luật TNHH Dương Gia (2015). Khái niệm và đặc điểm của công chức, bài đăng trên website của công ty luật TNHH Dương Gia ngày 12/9/2015, Truy cập ngày 16/12/2016 từ https://luatduonggia.vn/khai-niem-va-dac-diem-cua- cong-chuc.

8. Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang (2015). Báo cáo danh sách trích ngang công chức, viên chức đến 31/12 năm 2014.

9. Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang (2016). Báo cáo danh sách trích ngang công chức, viên chức đến 31/12 năm 2015.

10. Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang (2017). Báo cáo danh sách trích ngang công chức, viên chức đến 31/12 năm 2016.

11. Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang (2015). Báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại công chức năm 2015.

12. Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang (2016). Báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại công chức năm 2016.

13. Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang (2017). Niên giám Thống kê tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức thống kê cấp huyện và xã trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 115)