Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức thống kê cấp huyện và xã trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 50 - 51)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu

3.1.3.1. Thuận lợi

Bắc Giang là tỉnh có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Bắc Giang có lực lượng lao động dồi dào, cùng với việc quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo nghề nên chất lượng nhân lực ngày càng được nâng cao, là thế mạnh để thu hút đầu tư với giá nhân công rẻ.

Bắc Giang có nền văn hóa phong phú, đa dạng với sự giao thoa giữa hai miền văn hóa Việt cổ và văn hóa Tày Nùng...

Bắc Giang có nhiều cảnh quan thiên nhiên có thể phát triển các loại hình du lịch sinh thái.

3.1.3.2. Khó khăn

Mặc dù nằm ở vị trí vùng trung chuyển song Bắc Giang không thuộc trung tâm phát triển các ngành, chưa hình thành được vùng kinh tế động lực, thiếu cơ chế chính sách đặc thù có tính đột phá.

Tăng trưởng sản xuất công nghiệp có sự đóng góp chủ yếu từ khu vực FDI; Sản xuất nông nghiệp chưa phát triển được mô hình sản xuất quy mô lớn, năng suất, chất lượng thấp.

Cơ cấu ngành dịch vụ chuyển dịch chậm, chưa phát triển được nhiều ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao; chưa khai thác tiềm năng, lợi thế lớn của tỉnh, vùng thủ đô và hành lang kinh tế Việt-Trung.

Doanh nghiệp trong tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa; số lượng doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản còn hạn chế (trong khi đây là thế mạnh của tỉnh).

Tài nguyên thiên nhiên phong phú song trữ lượng thấp.

Chất lượng nhân lực thấp, còn thiếu lao động trình độ cao; ý thức, tác phong công nghiệp không cao.

Còn nhiều vấn đề xã hội chưa được giải quyết triệt để như nhà ở cho công nhân, trường học cho con em công nhân, chuyển đổi lao động cho người dân mất đất, phân hóa giàu – nghèo, ô nhiễm môi trường.

Việc tham gia vào liên kết vùng trong phát triển kinh tế còn hạn chế. Quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực còn hạn chế; chưa ban hành được cơ chế, chính sách tạo ra đột phá trong phát triển; môi trường đầu tư chưa thật sự thông thoáng; hiệu quả của các dự án đầu tư chưa cao.

Một số ngành, địa phương việc đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, chưa kiên quyết, hiệu lực thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức thống kê cấp huyện và xã trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 50 - 51)