Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức thống kê cấp huyện và xã trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 119)

5.1. KẾT LUẬN

Công chức thống kê cấp huyện và xã có vai trò rất quan trọng trong công tác tham mưu, phục vụ sự chỉ đạo điều hành, đề ra quyết sách của chính quyền cấp huyện, xã. Tuy nhiên, hoạt động thực thi công vụ của CCTKCH&X thời gian qua đã và đang có nhiều tồn tại, hạn chế do những bất cập về trình độ, năng lực, đạo đức, tinh thần trách nhiệm của chính đội ngũ CCTKCH&X. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ CCTKCH&X đã và đang là một yêu cầu cấp thiết.

Nghiên cứu đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận, các khái niệm về công chức, chất lượng công chức và nâng cao chất lượng CCTKCH&X. Đặc biệt, nghiên cứu đã chỉ ra được những nội dung chủ yếu của đánh giá chất lượng CCTKCH&X trên địa bàn tỉnh Bắc Giang bao gồm: Thể lực; Trí lực; Tâm lực; Kết quả thực hiện nhiệm vụ; Sự hài lòng của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Thực trạng chất lượng CCTKCH&X trên địa bàn tỉnh Bắc Giang còn nhiều hạn chế: (i) Tỷ lệ công chức thống kê huyện và xã thường xuyên và thỉnh thoảng bị ốm là 23% song vẫn bảo đảm sức khỏe làm việc, việc đi khám bệnh mang tính tự phát, Cục Thống kê chưa tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. (ii) Đến 31/12/2016, có 69,2% công chức thống kê xã và 36,3% công chức thống kê huyện chỉ được đào tạo nghiệp vụ thống kê thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn. Tỷ lệ CCTKH và CCTKX có trình độ Đại học lần lượt là 54,8 và 55,2% song tỷ lệ đào tạo đúng chuyên ngành thống kê lần lượt chỉ là 27,3% và 2,6%. Có 42,9% CCTKH và 38,7% CCTKX có trình độ LLCT là sơ cấp và chưa qua đào tạo. Có 66,7% CCTKH và 65,7% CCTKX chưa qua đào tạo về QLNN. Có 13,6% CCTKH, 43,6% CCTKX không biết làm phân tích thống kê. Kỹ năng xử lý, phân tích thông tin có 12,5% CCTKH, 20,5% CCTKX bị đánh giá chưa tốt. Kỹ năng dự báo có 27,5% CCTKH, 48,7% CCTKX chưa tốt. Từ 2014-2016, Cục Thống kê Bắc Giang tổ chức được 20 lớp tập huấn nghiệp vụ cho công chức thống kê huyện với khoảng 400 lượt người tham gia, tổng số lớp tập huấn nghiệp vụ mà các Chi cục Thống kê huyện tổ chức cho công chức thống kê xã là 52 lớp với khoảng 10.600 lượt người tham gia, tuy nhiên không có lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nào được các cấp tổ chức. (iii) Có 2,5% CCTKH và 7,7% CCTKX có đạo đức lối sống chưa tốt. Có 2,5% CCTKH và 12,8% CCTKX thực hiện nề nếp

làm việc chưa tốt. (iv) Năm 2016 có 90,5% công chức thống kê huyện và 82,6% công chức thống kê xã được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ, song số công chức thống kê xã không hoàn thành nhiệm vụ là 3% do vi phạm đạo đức, sinh con thứ ba. Có 15,8% công chức thống kê huyện và xã hoàn thành công việc chậm so với thời hạn, 17,8% công chức thống kê huyện và xã có chất lượng công việc bị đánh giá không đạt yêu cầu, 5% lãnh đạo Chi cục Thống kê bị đánh giá công tác chỉ đạo điều hành là yếu kém. (iv) Đánh giá của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ: 16,7% đánh giá số liệu là không chính xác, 33,3% là không kịp thời, 25% là không đầy đủ, 25% đánh giá không hài lòng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng CCTKCH&X bao gồm: Chính sách tuyển dụng; công tác đào tạo, bồi dưỡng; tiền lương, thu nhập và chế độ đãi ngộ; công tác đánh giá, quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ; môi trường và điều kiện làm việc; và yếu tố bản thân công chức.

Để nâng cao chất lượng công chức thống kê cấp huyện và xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian tới cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp: Đổi mới công tác tuyển dụng; đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức; đổi mới chế độ, chính sách đối với công chức; tăng cường cơ sở vật chất, cải thiện môi trường làm việc cho công chức; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá công chức; nâng cao hiệu quả công tác bố trí, sử dụng công chức; tăng cường tổ chức các hoạt động nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho công chức.

5.2. KIẾN NGHỊ

Qua phân tích thực trạng đội ngũ CCTKCH&X trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, để nâng cao chất lượng đội ngũ này đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới, tác giả luận văn có đưa ra một số kiến nghị:

Đối với Chính phủ và Nhà nước: cần quan tâm, tạo điều kiện sớm nâng cấp trường Cao đẳng thống kê thành trường Đại học thống kê, trường Trung cấp Thống kê thành trường Cao đẳng Thống kê.

Đối với Tổng cục Thống kê: Cần đổi mới công tác tuyển dụng theo hướng mở rộng hơn nữa để thu hút những người có trình độ cao vào làm việc; Cần có sự quy hoạch, kế hoạch đào tạo và liên kết với các cơ sở đào tạo về chuyên ngành Thống kê như trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trường Cao đẳng Thống kê để tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức thống kê cho những người đang là công chức thống kê mà trước đó được đào tạo không đúng chuyên ngành.

Đối với Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang: Cân đối nguồn ngân sách chi thường xuyên, để tăng cho chi đào tạo, bồi dưỡng; khuyến khích, động viên và hỗ trợ kinh phí để công chức thống kê học tập nâng cao trình độ mọi mặt; cần tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; cần trao đổi, phối hợp với Sở Nội vụ về chuyên ngành tuyển dụng của đội ngũ CCTKX.

Đối với UBND cấp xã: Cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác thống kê trong hoạt động kinh tế - xã hội, nhất là trong thời đại ngày nay; vai trò của việc nâng cao chất lượng công chức thống kê đối với việc tham mưu cho chính quyền các cấp để đưa ra các quyết định quản lý, điều hành. Từ đó tạo điều kiện và nâng cao ý thức tự học tập nâng cao trình độ của CCTKX.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nội vụ (2008). Quyết định 03/2008/QĐ-BNV ngày 12/11/2008 ban hành chức danh, mã số và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành Thống kê. 2. Bộ Nội vụ (2012). Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.

3. Chính phủ (2009). Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

4. Chính phủ (2010). Nghị định 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 quy định những người là công chức.

5. Chính phủ (2011). Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 về công chức xã, phường, thị trấn.

6. Chính phủ (2015). Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

7. Công ty luật TNHH Dương Gia (2015). Khái niệm và đặc điểm của công chức, bài đăng trên website của công ty luật TNHH Dương Gia ngày 12/9/2015, Truy cập ngày 16/12/2016 từ https://luatduonggia.vn/khai-niem-va-dac-diem-cua- cong-chuc.

8. Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang (2015). Báo cáo danh sách trích ngang công chức, viên chức đến 31/12 năm 2014.

9. Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang (2016). Báo cáo danh sách trích ngang công chức, viên chức đến 31/12 năm 2015.

10. Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang (2017). Báo cáo danh sách trích ngang công chức, viên chức đến 31/12 năm 2016.

11. Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang (2015). Báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại công chức năm 2015.

12. Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang (2016). Báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại công chức năm 2016.

13. Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang (2017). Niên giám Thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2016.

14. Cục Thống kê Hà Nội (2016). Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Thống kê thành phố Hà Nội.

15. Cục Thống kê Hải Phòng (2017). Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thống kê.

16. Đào Thị Tùng (2013). Kinh nghiệm trong đào tạo, bồi dưỡng công chức ở một số nước, bài trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước ngày 07/5/2014, Truy cập ngày 16/12/2016 từ http://tcnn.vn/Plus.aspx/vi/News/125/0/1010073/0/5551/Kinh_ nghiem _trong_ dao_tao_boi_duong_cong_chuc_o_mot_so_nuoc

17. Lê Thị Minh Thủy (2015). Năng lực công chức Văn phòng - thống kê cấp xã huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình – Luận văn thạc sỹ, Học viện Hành chính Quốc gia. 18. Mai Hữu Khuê (2002). Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính. NXB Lao động. 19. Ngô Văn Ninh (2012). Nâng cao chất lượng nhân lực ngành Thống kê tỉnh Tuyên

Quang - Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên. 20. Nguyễn Kim Diện (2006). Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính

Nhà nước tỉnh Hải Dương - Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân.

21. Nguyễn Như Ý (2011). Đại từ điển Tiếng Việt. NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

22. Nguyễn Thanh (2002). Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Nguyễn Thị Ban Mai (2015). Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh - Luận văn Thạc sỹ, Trường đại học Lao động - Xã hội.

24. Nguyễn Thị Hồng Cẩm (2013). Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam - Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân.

25. Nguyễn Thị Lan Anh (2017). Nâng cao chất lượng nhân lực ngành Thống kê tỉnh Phú Thọ - Luận văn Thạc sỹ, Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên.

26. Nguyễn Thị Quỳnh (2004). Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền các xã miền núi đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay - Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân.

27. Nguyễn Thị Thảo (2014). Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa - Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Lao động - Xã hội.

28. Nhữ Văn Cúc (2013). Nâng cao chất lượng công chức hành chính Nhà nước cấp huyện ở huyện Thanh Miện, Hải Dương - Luận văn Thạc sỹ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

29. Phan Nam Thắng (2013). Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ngành thuế từ thực tiễn Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế - Luận văn Thạc sỹ, Học viện Hành chính, Huế. 30. Quốc hội (2008). Luật Cán bộ, công chức 2008. NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 31. Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang (2017). Báo cáo tổng hợp số lượng, chất lượng công

chức xã, phường, thị trấn có đến 31/12 các năm 2014-2016.

32. Thủ tướng Chính phủ (2011). Quyết định 1803/QĐ - TTg ngày 18/10/2011 về việc Phê duyệt chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. 33. Tô Tử Hạ (1998). Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức

hiện nay. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

34. Tô Tử Hạ và cộng sự (1993). Chế độ công chức và luật công chức của các nước trên thế giới. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

35. Tổng cục Thống kê (2011). Quyết định 20/2011/QĐ-TCTK Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi Cục Thống kê quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

36. Tổng cục Thống kê (2016). Thông báo số 102/TB-TCTK về tuyển dụng công chức, viên chức năm 2016.

37. Trần Minh (2016). Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội – Luận văn Thạc sỹ, Học viện Hành chính Quốc gia. 38. Trần Thị Quỳnh (2015). Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

của huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng – Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Lao động- Xã hội.

39. UBND tỉnh Bắc Giang (2015). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

40. Vũ Thị Thúy Hằng (2015). Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Ban Biên tập truyền hình cáp, Đài truyền hình Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Lao động- Xã hội.

PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA

CÔNG CHỨC THỐNG KÊ HUYỆN (KHÔNG PHẢI LÃNH ĐẠO) VÀ CÔNG CHỨC THỐNG KÊ XÃ

A. THÔNG TIN CHUNG

Câu 1. Xin ông/bà cho biết những thông tin về cá nhân

1.1 Họ và tên: ………... 1.2 Giới tính: 1. Nam 2. Nữ

1.3 Tuổi: ………..tuổi

1.4 Số năm công tác liên quan đến lĩnh vực thống kê:………năm

Câu 2. Trong khoảng 6 tháng trở lại đây, ông/bà có bị ốm, mắc bệnh hay bị tai nạn không?

1. Thường xuyên 2. Thỉnh thoảng 3. Ít khi 4. Không

Câu 3. Trong khoảng 6 tháng qua ông/bà có đi khám sức khỏe không? 1. Thường xuyên 2. Thỉnh thoảng 3. Ít khi 4. Không

Câu 4. Ông/bà tự đánh giá về tình trạng sức khỏe của mình là: 1. Tốt 2. Bình thường 3. Yếu

Câu 5. Trình độ văn hóa

1. Tốt nghiệp THCS 2. Tốt nghiệp THPT

Câu 6. Trình độ chuyên môn

1. Sơ cấp và chưa qua đào tạo 3. Cao đẳng 5. Sau đại học 2. Trung cấp 4. Đại học

Câu 6a. Ông/bà đã được đào tạo về nghiệp vụ thống kê chưa? 1. Có 2. Không

Nếu có thì ở trình độ nào?

1. Tập huấn ngắn hạn 3. Trung cấp 5. Đại học

2. Sơ cấp 4. Cao đẳng 6. Trên đại học

1. Có 2. Không

Câu 8. Trình độ lý luận chính trị

1. Sơ cấp 2. Trung cấp 3. Cao cấp

Câu 9. Trình độ quản lý Nhà nước

1. Chưa qua đào tạo 2. Chuyên viên 3. Chuyên viên chính

Câu 10. Trình độ ngoại ngữ

- Ngoại ngữ ……… 1. A 2. B 3. C

Câu 11. Ông/bà có biết sử dụng các phần mềm tin học sau:

Phần mềm tin học Mức độ Sử dụng thành thạo Biết sử dụng nhưng không thành thạo Không biết - Microsoft Word - Microsoft Excel - Microsoft Powerpoint - SPSS - Phần mềm thống kê khác

Câu 12. Ông/bà có biết làm phân tích thống kê không? 1. Có 2. Không

Câu 13. Ông/bà có được trang bị riêng bàn làm việc không? 1. Có 2. Không

Câu 14. Ông/bà có được trang bị riêng máy vi tính để phục vụ công việc không? 1. Có 2. Không

B. THÔNG TIN KHẢO SÁT

Câu 1. Trong 1 năm, ông/bà được phân công làm những công việc gì dưới đây? Thời gian cho mỗi loại công việc chiếm bao nhiêu % trong tổng số thời gian làm việc?

STT Loại công việc

Có làm? 1. Có 2. Không Trong 1 năm thì thời gian làm việc…chiếm bao nhiêu % tổng thời gian làm việc? 1 Xây dựng và theo dõi chương trình, kế hoạch

công tác của HĐND, Thường trực HĐND, UBND, Chủ tịch UBND xã

2 Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức các kỳ họp; chuẩn bị các điều kiện phục vụ các kỳ họp và các hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã

3 Tổ chức lịch tiếp dân, tiếp khách của Ủy ban nhân dân cấp xã

4 Công tác văn phòng: văn thư, lưu trữ, cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”

5 Nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo và chuyển đến bộ phận có thẩm quyền

6 Xây dựng và theo dõi việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

7 Các công việc liên quan đến thống kê 8 Xây dựng dự thảo các văn bản theo yêu cầu 9 Thực hiện báo cáo tình hình kinh tế - xã hội trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức thống kê cấp huyện và xã trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 119)