Nội dung nghiên cứu giải pháp kinh tế phát triển chế biếncá tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra tại tỉnh an giang (Trang 27 - 35)

Quy hoạch trong chế biến cá tra là định hướng, tầm nhìn lâu dài đảm bảo cho cá tra phát triển ổn định. Quy hoạch trong chế biến cá tra giúp phát huy thế mạnh của địa phương để sản xuất những sản phẩm có thế mạnh và có sức cạnh tranh. Khi quy hoach được xây dựng hợp lý sẽ phát huy hết năng lực chế biến hiện có tránh hiện tượng dư thừa công suất lãng phí, ngoài ra quy hoạch còn đảm bảo vùng nguyên liệu chất lượng ổn định cho chế biến cá tra.

Việc hoạch định quy hoạch được bắt nguồn từ cơ quan quản lý nhà nước nhưng cũng cần sự hỗ trợ của các tác nhân tham gia trong ngành cá tra để quy hoạch sát với yêu cầu thực tế và thực tiễn ở địa phương.

- Nội dung quy hoạch liên quan đến chế biến cá tra như quy hoạch số cơ sở chế biến, quy hoạch nguồn nguyên liệu cho chế biến;

- Kết quả thực hiện; - Điểm mạnh yếu.

2.1.4.2. Đất đai cho phát triển chế biến cá tra

Đất đai là được coi là tư liệu sản xuất trong chế biến cá tra. Đất đai là nơi để đặt các trang thiết bị nhà xưởng chế biến. Đặc biệt đất đai là tư liệu quan trọng của người nông dân nuôi cá tra, tác động lớn đến giá thành cá tra nguyên liệu và vì thế ảnh hưởng lớn đến chế biến cá tra.

Nhà nước sử dụng chính sách đất đai để đảm bảo nhu cầu cho hoạt động chế biến cá tra. Hình thức quan trọng của chính sách đất đai cho phát triển chế biến cá tra là cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và miễn giảm thuế sử dụng đất cho các hoạt động chế biến cá tra.

Tiêu chí nghiên cứu ưu đãi đất đai cho phát triển chế biến cá tra: - Nội dung ưu đãi đất đai cho chế biến cá tra;

- Kết quả thực hiện; - Điểm mạnh yếu.

2.1.4.3. Ưu đãi đầu tư phát triển chế biến cá tra

Đầu tư phát triển chế biến cá tra là việc mà cá nhân và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư với mục đích mở rộng năng lực sản xuất như mở rộng công suất, năng lực và hiệu quả chế biến.

Nhà nước áp dụng các công cụ và chính sách nhằm khuyến khích tổ chức và cá nhân đầu tư vào lĩnh vực chế biến cá tra thông qua các ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường đầu tư.

Tiêu chí nghiên cứu ưu đãi đầu tư phát triển chế biến cá tra: + Các ưu đãi đầu tư liên quan đến chế biến cá tra hiện nay; + Kết quả thực hiện;

+ Điểm mạnh yếu.

2.1.4.4. Tín dụng cho phát triển chế biến cá tra

Trong sản xuất kinh doanh nguồn vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng như là tư liệu sản xuất đầu vào, có nguồn vốn doanh nghiệp đầu tư máy móc trang thiết bị sản xuất, thuê nhân công, thu mua nguyên liệu cung cấp cho chế biến.

Trong sản xuất không phải doanh nghiệp nào cũng tự chủ được nguồn vốn sản xuất kinh doanh chính vì vậy để đáp ứng yêu cầu của sản xuất doanh nghiệp phải đi huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Tín dụng cho phát triển chế biến cá tra là việc cơ sở chế biến tiếp cận các nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh.

Để ưu tiên phát triển lĩnh vực nào đó như chế biến cá tra nhà nước tạo điều kiện cho cá nhân tiếp cận nguồn vốn như chính sách ưu đãi về lãi suất, thời gian vay, đối tượng vay, hỗ trợ bảo đảm cho tài sản thế chấp để tiếp cận nguồn vốn. Nhà nước hỗ trơ về vốn cho các hoạt động kinh tế như cho vay, cho vay ưu đãi về lãi suất, thời gian vay, thủ tục giải ngân để các đối tượng kinh tế đầu tư, mở rộng, sản xuất kinh doanh. Ngân hàng nhà nước thông qua các tổ chức tín dụng cho cá nhân và tổ chức được vay vốn phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh.

Tiêu chí nghiên cứu ưu đãi tín dụng cho phát triển chế biến cá tra: + Các ưu đãi tín dụng liên quan đến chế biến cá tra hiện nay; + Kết quả thực hiện;

+ Điểm mạnh yếu.

2.1.4.5. Nguồn nhân lực cho phát triển chế biến cá tra

Nguồn nhân lực trong chế biến cá tra bao gồm chủ doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên kỹ thuật, nhân viên vận hành máy móc và công nhân trong phân xưởng sản xuất.

Trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp (DN) có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của chế biến cá tra. Những chủ DN có trình độ chuyên môn, học vấn cao, có trình độ quản lý tốt sẽ dễ dàng áp dụng các công nghệ tiến bộ vào sản xuất, dám đầu tư và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quản lý và sử dụng các nguồn lực vào sản xuất một cách hợp lý và có hiệu quả hơn;

Đội ngũ nhân viên kỹ thuật có mặt trong toàn bộ dây chuyền sản xuất từ nguyên liệu cho đến sản phẩm đầu ra giúp cho quá trình sản xuất đi đúng hướng và đạt được chất lượng sản phẩm như yêu cầu. Trong sản xuất và chế biến thủy sản không thể thiếu máy móc thiết bị từ đơn giản đến phức tạp nên luôn cần có sự điều khiển vận hành của các nhân viên các nhân viên vận hành máy móc đảm bảo máy móc trang thiết bị hoạt động ổn định.

Công nhân chế biến là đội ngũ không thể thiếu trong chế biến cá tra, ngày nay khoa học công nghệ đã phát triển một số công doạn trong chế biến đã được tự động hóa nhưng việc sử dụng công nhân trong chế biến vẫn chiếm nhiều trong dây chuyền chế biến.

Tiêu chí nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực cho chế biến cá tra:

+ Các chính sách phát triển nguồn nhân lực cho phát triển chế biến cá tra hiện nay;

+ Kết quả thực hiện; + Điểm mạnh yếu.

2.1.4.6. Phát triển khoa học công nghệ trong chế biến cá tra

Khoa học công nghệ có vai trò to lớn trong sản xuất kinh doanh. Nhờ áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm đồng thời tận dụng tối đa nguồn phụ phẩm trong chế biến để sản xuất ra các sản phẩm giá trị gia tăng mang lại giá trị kinh tế cao.

Các chính sách khoa học công nghệ là việc ưu tiên, khuyến khích nghiên cứu khoa học cho chế biến cá tra như cải tiến quy trình sản xuất, công nghệ cấp đông bảo quản sản phẩm đồng thời nhà nước khuyến khích áp dụng khoa học công nghệ mới dể sản xuất ra sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao như khuyến khích đầu tư các nhà máy sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng áp dụng công nghệ cao.

Tiêu chí nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ trong chế biến cá tra: - Các chính sách phát triển khoa học công nghệ chế biến cá tra hiện nay; - Kết quả thực hiện;

- Điểm mạnh yếu.

2.1.4.7. Hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh đối với chế biến cá tra

Hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp chế biến cá tra và giữa các doanh nghiệp chế biến cá tra với các tổ chức kinh tế khác là tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế. Việc hình thành các mối liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến cá tra, cũng như giữa doanh nghiệp chế biến cá tra với các hộ nuôi và các nhà phân phối sản phẩm, tạo thành chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quan trọng để phát triển bền vững ngành cá tra. Mối liên kết này giúp cho chuỗi sản xuất chế biến tiêu thụ cá tra hoạt động nhịp nhàng mang lại hiệu quả kinh tế cao;

Liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến cá tra, nhất là DN sản xuất cùng một loại sản phẩm. Các DN cần liên kết với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua các hiệp hội, các tổ chức liên kết. Các trang trại có thể liên kết, hợp tác theo nhiều hình thức như liên kết với nhau trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trao đổi thông tin trên các hội thảo hay diễn đàn về công nghệ sản xuất,thị trường điều này có thể tạo nên tiếng nói đồng thuận trong lĩnh vực chế biến cá tra để nâng cao chất lượng sản phẩm và tránh hiện tượng bị tư thương ép giá dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh như trước đây, các doanh nghiệp đua nhau hạ giá thành sản phẩm để thu hút nhiều đơn đặt hàng dẫn đến chất lượng sản phẩm cá tra ngày càng giảm sút và mất uy tín trên thị trường quốc tế.

Liên kết doanh nghiệp chế biến cá tra với các vùng nuôi cá tra điều này đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cho chế biến cá tra. Các doanh nghiệp chế biến cá tra dự báo thị trường và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm để đặt hàng người nuôi cá tra với sản lượng và chất lượng theo yêu cầu. Điều này tránh được hiện tượng cung nguyên liệu vượt cầu dẫn đến nguyên liệu cá tra giảm sâu. Hơn nữa nhờ mối liên kết này mà các doanh nghiệp chế biến cá tra chủ động được giá thành sản phẩm cá tra chê biến nhờ đó định giá có lãi khi ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các nhà phân phối trên thị trường.

Liên kết các bên: Doanh nghiệp chế biến cá tra - nhà khoa học - ngân

hàng. Liên kết doanh nghiệp chế biến cá tra - nhà khoa học giúp cho việc áp dụng những tiến bộ mới của khoa học công nghệ lên chế biến cá tra được đẩy nhanh. Khi áp dụng công nghệ mới sản phẩm cá tra chế biến sẽ được cải thiện về chất lượng, nân cao giá trị, hạ giá thành sản phẩm, tận dụng phụ phẩm chế biến, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm so với các sản phẩm

cùng loại khác. Liên kết doanh nghiệp chế biến cá tra - ngân hàng giúp

doanh nghiệp chế biến cá tra có thể chủ động tiếp cận vốn trong đầu tư sản

xuát kinh doanh và giữa doanh nghiệp chế biến cá tra và ngân hàng có thể

chủ động về mức lãi suất và thời gian trả nợ cho phù hợp với chu kỳ kinh doanh của chế biến cá tra.

Liên kết giữa doanh nghiệp chế biến cá tra với các chuỗi siêu thị, chợ, nhà phân phối giúp cho đảm bảo đầu ra cho chế biến cá tra sản phẩm của chế biến cá tra đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Tiêu chí nghiên cứu ưu đãi hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh đối với chế biến cá tra:

- Các ưu đãi hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh đối với chế biến cá tra hiện nay;

- Kết quả thực hiện; - Điểm mạnh yếu.

2.1.4.8. Phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm cho chế biến cá tra

Bất một ngành sản xuất kinh doanh nào cũng cần có thị trường triêu thụ sản phẩm đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay sản xuất phải phù hợp với nhu cầu thị trường. Đầu ra cho sản phẩm tác động rất lớn đến toàn chuỗi sản xuất kinh doanh. Thực tế cho thấy trong thời gian qua các DN thường chỉ quan tâm đến sản xuất mà khâu phân phối sản phẩm chưa được coi trọng.

Hầu hết sản phẩm tạo ra đều được các đơn vị trung gian thu mua lại rồi đem phâm phối đến tay người tiêu dùng, các doanh nghiệp không chủ động xây dựng thương hiệu sản phẩm của riêng mình nên việc sản phẩm cá tra Việt Nam có giá bán không cao và chịu phụ thuộc nhiều vào các đầu mối thu mua vì thế để chủ động trong sản xuất kinh doanh các DN cần xây dựng được mối liên kết để phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng trên thế giới.

Hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm hướng đến mở rộng thị trường tiêu thụ cá tra tại các thị trường mới và phát huy mở rộng tại các thị trường sẵn có bằng việc tìm hiểu nhu cầu thị trường tháo gỡ các rào cản thương

mại và phi thương mại.

Tiêu chí nghiên cứu phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm cho chế biến cá tra:

- Các chính sách phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm cho chế biến cá tra hiện nay;

- Kết quả thực hiện; - Điểm mạnh yếu.

2.1.4.9. Kết quả phát triển chế biến cá tra

Phát triển quy mô chế biến cá tra, sự phát triển quy mô của chế biến cá tra thể hiện ở số lượng cơ sở chế biến, công suất chế biến cá tra của các cơ sở tại.

Quy mô của chế biến cá tra thể hiện được năng lực chế biến cá tra có thể tạo ra bao nhiêu khối lượng sản phẩm.

Phát triển cơ cấu sản xuất trong chế biến cá tra, cơ cấu sản xuất trong chế biến cá tra bao gồm: Tỷ lệ các sản phẩm cá tra được sản xuất ra như các dạng sản phẩm sơ chế như nguyên con, cắt khúc, các dạng sản phẩm chế biến sâu có giá trị gia tăng cao như chả cá, surimi, tẩm bột, xiên que, bột cá, dầu cá tinh luyện, colagen, gelatine...; Áp dụng khoa học công nghệ vào trong chế biến cá tra là việc sử dụng các công nghệ hiện đại tiên tiến tạo ra sản phẩm có giá trị cao, tiết kiệm nguyên liệu, nhân công đem lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Phát triển giá trị chế biến cá tra là giá trị kinh tế mà chế biến cá tra mang lại bao gồm kim ngạch xuất khẩu và giá trị hàng hóa tiêu dùng nội địa.

Bảng 2.1. Nội dung nghiên cứu giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra

Nội dung NC Tiêu chí nghiên cứu

Quy hoạch

Nội dung quy hoạch liên quan đến chế biến cá tra như quy hoạch số cơ sở chế biến, quy hoạch nguồn nguyên liệu cho chế biến.

Kết quả thực hiện Điểm mạnh yếu

Đất đai

Các ưu đãi về đất đai liên quan đến chế biến cá tra như miễn giảm thuế sử dụng đất, ưu tiên cho các dự án liên quan đến chế biến cá tra

Kết quả thực hiện Điểm mạnh yếu Ưu đãi đầu tư phát

triển chế biến cá tra

Các ưu đãi đầu tư phát triển chế biến cá tra. Kết quả thực hiện

Điểm mạnh yếu Tín dụng cho phát

triển chế biến cá tra

Các ưu đãi về hỗ trợ vốn, tín dụng đối với chế biến cá tra. Kết quả thực hiện

Điểm mạnh yếu Phát triển nguồn

nhân lực cho chế biến cá tra

Các chính sách phát triển nguồn nhân lực bao gồm chủ doanh nghiệp, cán bộ kỹ thuật, vận hành máy, công nhân chế biến. Kết quả thực hiện

Điểm mạnh yếu Khoa học, công

nghệ

Các chính sách khuyến khích phát triển nghiên cứu khoa học và áp dụng khoa học vào sản xuất.

Kết quả thực hiện Điểm mạnh yếu Liên kết

Chính sách khuyến khích tạo các mối liên kết trong chế biến cá tra Kết quả thực hiện

Điểm mạnh yếu Phát triển thị

trường tiêu thụ sản phẩm

Chính sách Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cá tra Kết quả thực hiện

Điểm mạnh yếu Kết quả phát triển

chế biến cá tra

Phát triển quy mô chế biến cá tra Phát triển cơ cấu chế biến cá tra Giá trị sản xuất chế biến cá tra

Tiêu chí nghiên cứu kết quả phát triển chế biến cá tra:

- Phát triển quy mô chế biến cá tra: Số lượng cơ sở chế biến, công suất chế biến cá tra;

- Phát triển cơ cấu chế biến cá tra: Tỷ lệ các sản phẩm cá tra được sản xuất ra; Áp dụng khoa học công nghệ vào trong chế biến cá tra;

- Phát triển giá trị chế biến cá tra: Kim ngạch xuất khẩu và giá trị hàng hóa tiêu dùng nội địa.

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chế biến cá tra 2.1.5.1. Nguồn nguyên liệu trong chế biến cá tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra tại tỉnh an giang (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)