Giải pháp kinh tế phát triển chế biếncá tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra tại tỉnh an giang (Trang 108 - 109)

Mục tiêu phát triển chế biến cá tra:

- Phát triển chế biến cá tra thành một ngành sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, có cơ cấu sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng trong nước, đồng thời ñẩy mạnh xuất khẩu, tiếp tục giữ vững là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao và có tỷ trọng GDP đáng kể trong ngành nông nghiệp trong các năm tới.

- Phát triển chế biến cá tra nhanh và bền vững trên cơ sở khai thác, sử dụng tốt mọi tiềm năng về đất đai, mặt nước và lao động, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học - công nghệ sản xuất; Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản xuất, kinh doanh, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực và khoa học công nghệ để phát triển thủy sản theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng, tạo ra ưu thế canh tranh trên thị trường và trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, xuất khẩu chủ lực trong nông nghiệp.

- Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ và theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn, sản phẩm mũi nhọn, chủ lực (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2014; Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, 2015).

Định hướng phát triển chế biến cá tra đến năm 2025

- Tiếp tục phát huy lợi thế về tiềm năng thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Cửu long, trên cơ sở công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Đa dạng cơ cấu sản phẩm cá tra, Chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu, giữ vững là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao.

- Phát triển mạnh nuôi cá tra bền vững cân đối, phù hợp với năng lực chế biến. - Nâng cấp và sắp xếp lại hệ thống nhà máy chế biến thủy sản, gắn với vùng sản xuất nguyên liệu tập trung. Từng bước cơ giới hóa các công đoạn chế biến. phát triển chế biến cá tra gắn với việc đảm bảo môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tăng giá trị xuất khẩu trên cơ sở đổi mới và đầu tư nâng cao năng lực chế biến theo chiều sâu, đa dạng hóa sản phẩm, tăng tỷ trọng hàng có giá trị gia tăng cao.

- Đầu tư mạnh vào xúc tiến thương mại, hình thành hệ thống kênh phân phối trong và ngoài nước trên cơ sở thu hút các thành phần kinh tế và hợp tác quốc tế nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

- Tăng cường áp dụng công nghệ mới trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và bảo vệ môi trường.

- Bên cạnh việc phát triển thị trường xuất khẩu là giữ vững thị trường nội địa, phát triển hệ thống phân phối sản phẩm trong và ngoài nước.

- Tăng cường các giải pháp tạo nguồn lao động cho chế biến, thương mại thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2014; Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra tại tỉnh an giang (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)