Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra tại tỉnh an giang (Trang 58)

3.2.2.1. Lý do chọn tỉnh An Giang làm địa điểm nghiên cứu

Tỉnh An Giang là một trong các tỉnh có sản lượng cá tra lớn nhất Vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 21,7 % tổng sản lượng cá tra toàn vùng (Tổng cục Thủy sản, 2014). An Giang có điều kiện tự nhiên và khí hậu đặc trưng của Vùng đồng bằng sông Cửu Long rất thích hợp cho cá tra sinh trưởng và phát triển. Cùng với gạo, cá tra là một trong hai mặt hàng chủ lực mang lại nguồn thu ngân sách to lớn cho tỉnh. Hơn thế ngành cá tra phát triển tạo công ăn việc làm với nguồn thu nhập cao cho nhân dân trong tỉnh, ổn định an ninh xã hội tại. Song song với việc thực hiện các chính sách từ Trung Ương, tỉnh An Giang cũng ban hành các chính sách phát triển chế biến cá tra chính vì vậy An Giang rất phù hợp với việc nghiên cứu giải pháp phát triển chế biến cá tra.

3.2.2.2. Các điểm nghiên cứu

Các cơ quan ban hành và thực thi các chính sách phát triển chế biến cá tra như: Cổng thông tin điện tử Chính Phủ; Bộ Nông nghiệp & PTNT; Tổng cục Thủy sản; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang; Sở nông nghiệp & PTNT An Giang; Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang.

Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang; Phòng nông nghiệp các địa phương tại tỉnh như thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc, thị xã Tân Châu, huyện An Phú, huyện Phú Tân, huyện Tịnh Biên, huyện Thoại Sơn, huyện Chợ Mới, huyện Tri Tôn, huyện Châu Phú và huyện Châu Thành. Cơ sở chế biến cá tra tại tỉnh bao gồm 20 cơ sở chế biến cá tra đông lạnh quy mô công nghiệp và 14 cơ sở sản xuất khô cá tra quy mô nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra tại tỉnh an giang (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)