Năng lực của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra tại tỉnh an giang (Trang 104 - 106)

Chủ doanh nghiệp chế biến cá tra đóng vai trò quết định đối với các hoạt động chế biến cá tra tuy nhiên trình độ của chủ hiện nay chưa cao số chủ doanh nghiệp có trình độ đại học và trên đại học chỉ chiếm 5,9%, trình độ trên lớp 12 chiếm 73,5%, dưới lớp 12 là 2,6 %. Bảng 4.33. Trình độ chủ doanh nghiệp Trình độ Số trả lời (cơ sở) Tỷ lệ (%) Dưới lớp 6 4 11,8 Từ lớp 6-12 3 8,8 Trên 12 25 73,5 Trên đại học 2 5,9 Tổng 34 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra khảo sát, 2016 Lao động phổ thông chiếm số lượng lớn nguồn nhân lực trong CBCT khoảng 70-80% tổng số lao động, điều này tạo nên áp lực lớn cho các cơ sở chế biến khi tìm kiếm nguồn lao động đáp ứng nhu cầu SXKD.

Có khoảng 70% cơ sở cho rằng gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động bởi một số nguyên nhân:

- Chế biến thủy sản là ngành nghề có tính đặc thù, môi trường làm việc lạnh và ẩm ướt nên khó “giữ chân” công nhân.

- Có nhiều nghành nghề khác tại địa phương cho mức thu nhập cao cạnh tranh với chế biến cá tra.

- Công nhân phải làm việc thủ công liên tục trong tư thế đứng hơn 10 giờ/ngày. Thêm vào đó, điều kiện và môi trường làm việc phải qua nhiều công đoạn tiệt trùng rất phức tạp và mất nhiều thời gian.

Để có đủ nhân công, nhất là những lao động có tay nghề, các CSCB đang phải đưa ra khá nhiều chiêu thức để thu hút người lao động, trong đó quan trọng nhất là tăng lương. Hiện tại, nhiều DN đã tăng mức thu nhập hằng tháng lên từ 10-30% tùy theo công việc. Mức lương này đã tăng nhiều so với trước đây, nhưng vẫn chưa thể giúp người lao động an tâm trong điều kiện giá cả lên cao trong như hiện nay. Việc phải nâng lương cho công nhân và các yếu tố đầu vào khác như nguyên liệu, lãi suất ngân hàng, chi phí nhiên liệu, giá điện đều tăng cao làm tăng giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường. Bảng 4.34. Tỷ lệ lao động phổ thông/Tổng số LĐ Số trả lời (cơ sở) Tỷ lệ (%) <50 4 11,8 50-70 3 8,8 70-80 27 79,4 Tổng 34 100,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra khảo sát (2016) Chỉ có khoảng 14,7 % cơ sở chế biến tự chủ động nguồn vốn sản xuất kinh doanh còn lại 85,3 % phải đi vay để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn đi vay chiếm khoảng 20-40% tổng nguồn vốn SXKD tạo nên áp lực phải trả nợ và làm tăng giá thành sản phẩm.

Bảng 4.35. Tỷ lệ nguồn vốn vay/ nguồn vốn SXKD

Đơn vị tính: % Vốn vay/ Vốn

kinh doanh Số trả lời (cơ sở) Tỷ lệ (%)

V a l i d 0 5 14,7 20-40 17 50,0 40-60 7 20,6 60-80 5 14,7 Tổng 34 100,0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra tại tỉnh an giang (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)