Đối với bộ Nông nghiệp và PTNT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra tại tỉnh an giang (Trang 119 - 120)

Về đất đai: Xây dựng cơ chế để chuyển đổi đất trồng lúa không hiệu quả sang nuôi cá tra phù hợp với quy hoạch trồng lúa của địa phương, Cải cách thủ tục hành chính về đất đai theo hướng liên thông, một cửa tạo thuận lợi cho DN tiếp cận thông tin và giảm thủ tục hành chính.

Về đầu tư: Dành nguồn vốn thích đáng để đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, tổ chức lại bộ máy quản lý ngành cá tra theo hướng hỗ trợ cho cơ sở chế biến trong việc xây dựng và công bố các cơ sở dữ liệu nông nghiệp và các chuyên gia tư vấn đầu ngành. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển chế biến cá tra.

Đào tạo nguồn nhân lực: Cải cách hệ thống giáo dục theo hướng giảm lý thuyết tăng hoạt động thực tiễn, gắn giáo dục đào tạo nhất là đào tạo nghề với nhu cầu của nền kinh tế. Có cơ chế chính sách hỗ trợ đội ngũ giáo viên để thu hút người tài phục vụ trong ngành giáo dục.

Hợp tác liên kết: Tổ chức lại sản xuất theo hướng tăng cường liên kết thật sự giữa người nuôi với và nhà máy chế biến trong việc thông tin thị trường, rõ ràng, minh bạch nhằm chủ động sản xuất có kế họach, đảm bảo cân đối cung – cầu trong sản xuất nguyên liệu có chất lượng để tránh rủi ro biến động về giá.

Nghiên cứu ứng dụng khoa học: Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong nghiên cứu dinh dưỡng, thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc thú y thủy sản; tìm kiếm nguồn nguyên liệu bổ sung thay thế bột cá, dầu cá; phát triển các loại thức ăn có hệ số thức ăn (FCR) thấp, giá thành hợp lý. Nghiên cứu, xây dựng các quy trình công nghệ nuôi trồng an toàn sinh học, công nghệ nuôi ít sử dụng nước, sạch, thân thiện với môi trường, ít xả thải, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra tại tỉnh an giang (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)