Bài học kinh nghiệm cho tỉnh An Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra tại tỉnh an giang (Trang 45)

Qua nghiên cúu kinh nghiệm của các nước trên thế giới và kinh nghiệm của một số địa phương tại Việt Nam cho thấy sự phát triển của chế biến cá tra dựa vào các yếu tố cơ bản sau: Chính sách của Nhà Nước; Khoa hoc công nghệ; Vốn đầu tư; Thị trường. Trong đó Chính sách của Nhà Nước có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của chế biến cá tra:

Thứ nhất, thành công của các nước, trước hết là xác định đúng vị trí quan trọng của chế biến cá tra lấy đó làm điểm khởi đầu để phát triển toàn ngành cá tra và của cả nền kinh tế . Đầu tư đồng bộ kịp thời cho chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm; Trong điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, trọng tâm cúa chính sách nhằm hiện đại hóa đất nước theo hướng chuyển sang sản xuất các sản phẩm chế biến sâu có giá trị gia tăng cao, doi mói đa dang hoá các sản phẩm chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Thứ hai, phối hợp đồng bộ các chính sách các và các giải pháp để đạt mục tiêu đã đề ra trong từng thời kỳ nhất định, các nước bước đầu đều có chính sách bảo hộ và chương trình hỗ trợ đặc biệt để tạo dựng ngành hàng xuất khẩu, như chương trình trợ giúp nghiên cứu, ứng dụng khoa hoc công nghệ, vốn…

Thứ ba, sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô để can thiệp gián tiếp và điều tiết phát triển hiệu quả chế biến cá tra.

Thứ tư, chú trọng phát huy các lợi thế so sánh thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm, tạo vùng và quy hoạch đầu tư đồng bộ cho vùng sản xuất

chuyên canh hàng hóa. Đổi mới chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành, phản ứng nhanh nhẹn trước yêu cầu, tín hiệu của thị trường về hình thức sản phẩm, chất lượng hàng hóa nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

Thú năm, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nghiên cứu ứng dụng, triển khai khoa học kỹ thuật.

Thứ sáu, tăng cường đổi mới công tác tiếp thị sản phẩm, phát triển thị trường phát triển kênh sản xuất – chế biến – xuất khẩu.

Thứ bảy, áp dụng các mô hình phát triển bền vững tại địa phương; phát triển chế biến cá tra gắn với vùng sản xuất nguyên liệu.

Thứ tám, Chính quyền địa phương có chính sách phát triển nguồn nhân lực; Coi giáo dục tạo ra nguồn tài nguyên có giá trị và là lợi thế cạnh tranh của vùng. Từ giáo dục phổ thông đến đào tạo nghề, đại học được kết hợp xuyên suốt gắn kết với nhau và có kế thừa kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới.

Thứ chín, xác định doanh nghiệp là động lực phát triển kinh tế của địa phương, với mục tiêu chế biến triệt để nguồn nguyên liệu tận dụng phụ phẩm tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao .

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH AN GIANG

3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý 3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh An Giang bao gồm 11 đơn vị hành chính. Đó là thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc, thị xã Tân Châu, huyện An Phú, huyện Phú Tân, huyện Tịnh Biên, huyện Thoại Sơn, huyện Chợ Mới, huyện Tri Tôn, huyện Châu Phú và huyện Châu Thành (Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang, 2016).

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh An Giang

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang (2016)

Tỉnh An Giang có toạ độ địa lý từ 10010’30” đến 10037’50” vĩ độ Bắc và

từ 104047’20” đến 105035’10” kinh độ Đông. Ranh giới hành chính được xác

định như sau:

- Phía Tây Bắc giáp Vương quốc Campuchia. - Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp. - Phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang. - Phía Đông Nam giáp Thành phố Cần Thơ.

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 3.535 km2, bằng 1,07% diện tích cả nước và

đứng thứ 4 ở ĐBSCL.

Về liên hệ vùng, An Giang cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km, cách trung tâm thành phố Cần Thơ 60 km, có đường biên giới với Vương quốc Campuchia dài khoảng 90 km được thông thương bằng các cửa khẩu quốc tế và quốc gia như Vĩnh Xương (Tân Châu), Xuân Tô (Tịnh Biên) và Long Bình (An Phú).

Về đường bộ, hiện An Giang chỉ có một trục Quốc lộ 91 đi ngang, đường thuỷ có sông Tiền, sông Hậu. Đây là những trục giao thương chủ yếu và cần thiết nhưng chưa đủ để tỉnh phát huy các lợi thế về kinh tế cửa khẩu, du lịch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới (Sở tài nguyên môi trường An Giang, 2010).

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Với sông Tiền và sông Hậu ở phía Đông và chuỗi đồi núi thấp ở phía Tây đã hình thành 2 dạng địa hình chính:

- Địa hình đồng bằng:

Có cao độ thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam với độ chênh cao 0,5 - 1 cm/km. Cao trình của toàn đồng bằng biến thiên từ 0,8 m đến 3 m và được chia thành 2 vùng:

+ Vùng cù lao gồm 4 huyện: An Phú, Tân Châu, Phú Tân và Chợ Mới có cao trình biến thiên từ 1,3 - 3 m và thấp dần từ ven sông vào nội đồng.

+ Vùng hữu ngạn sông Hậu thuộc tứ giác Long Xuyên gồm thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc, huyện Châu Phú, Châu Thành và Thoại Sơn có cao trình biến thiên từ 0,8 - 3 m và thấp dần về phía Tây.

- Địa hình đồi núi:

Tập trung và chiếm phần lớn diện tích tự nhiên 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên với nhiều núi có độ cao từ 300 - 700 m, cao nhất là núi Cấm 710 m. Bao bọc chung quanh núi là đồng bằng chân núi, dạng địa hình chuyển tiếp giữa núi

và đồng bằng, có cao trình từ 4 - 40 m và độ dốc từ 30 - 80.

Nhìn chung, địa hình của An Giang ít phức tạp, tương đối thuận lợi để phát triển nông - lâm nghiệp - thuỷ sản và du lịch (Sở tài nguyên môi trường An Giang, 2010).

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết

An Giang có đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt cao và ổn định. Lượng mưa tương đối lớn và phân bổ theo mùa:

- Nhiệt độ

+ Nhiệt độ trung bình năm 28,70C.

+ Nhiệt độ cao nhất 37,30C (tháng 2 ).

Tổng tích ôn trên 10.0000C. Khu vực đồi núi thường có nhiệt độ thấp so

hơn đồng bằng 20C.

- Mưa

+ Chế độ mưa bị phân hóa thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và lượng mưa tập trung từ tháng 7 – 10. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không vượt quá 100mm/năm.

+ Tổng lượng mưa hàng năm bình quân khoảng 1200mm/năm, giá trị cao nhất đạt 2.100 mm/năm và thấp nhất 900mm/năm.

+ Số ngày mưa bình quân là 132 ngày/năm. Cả số ngày mưa và tổng số lượng mưa đều tập trung vào bảy tháng mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11 với tỷ trọng khoảng 88%. Trong mùa mưa, sự phân bố lượng mưa trung bình tháng tương đối đều nên cường độ mưa không lớn lắm, trong khi sự phân bố mưa theo lãnh thổ thì không đáng kể. Vào mùa mưa, nước sông Mêkông đổ về gây mùa nước nổi hàng năm ở vùng đồng bằng từ tháng 8 đến tháng 11 và gây rửa trôi xói mòn mạnh tại khu vực đồi núi. Vào 5 tháng mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, xảy ra tình trạng thiếu nước sản xuất và sinh hoạt, nhất là vùng đồi núi.

Bảng 3.1. Một số đặc tính khí tượng thủy văn của tỉnh An Giang

Tháng Nhiệt độ bình quân (0C) Nhiệt độ tối thấp (0C) Nhiệt độ tối cao (0C) Tổng số giờ nắng (giờ) Lượng mưa bình quân (mm) Lượng mưa cao nhất (mm) Lượng mưa thấp nhất (mm) Số ngày mưa bình quân (ngày) 01 25,5 17,0 39,1 257,0 6,3 53,0 1,3 1,5 02 25,9 18,5 26,4 255,0 0,9 2,9 – 0,5 03 26,0 17,5 37,2 282,0 11,4 21,0 2,4 2,7 04 28,3 21,8 39,3 246,0 85,6 89,5 3,5 8,0 05 28,1 21,1 36,5 205,0 143,6 176,5 100,8 14,6 06 27,5 20,0 36,2 174,0 108,0 139,7 84,0 17,7 07 28,2 21,1 39,1 171,0 115,4 170,8 81,6 16,4 08 27,3 21,0 36,4 164,0 168,8 172,3 108,0 17,4 09 27,5 21,3 33,9 153,0 117,3 139,7 60,7 17,5 10 27,5 21,1 33,4 171,0 207,2 423,5 195,6 20,1 11 26,8 19,8 32,7 207,0 128,3 215,6 95,3 12,4 12 25,8 17,0 33,0 236,0 39,8 237,5 9,4 3,7 Tổng 2.521,0 1.132,6 132,5

- Lượng bốc hơi và độ ẩm không khí

Lượng bốc hơi hàng năm lớn, từ 1.200–1.300 mm. Lượng bốc hơi cao xảy ra trong 5 tháng mùa khô với ẩm độ không khí trung bình của các tháng này khoảng 76%. Bốc hơi mạnh xảy ra trong thời gian này làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nước ở khu vực đồi núi. Lượng bốc hơi trong 7 tháng mùa mưa xấp xỉ lượng bốc hơi trong 5 tháng mùa khô. Ẩm độ không khí của các tháng mùa mưa khoảng 80–85%.

- Nắng

+ Tổng số giờ nắng 2.346 giờ,

+ Tổng số giờ nắng thấp nhất 123,8 giờ / tháng 7 + Tổng số giờ nắng cao nhất 234,2 giờ / tháng 12.

Số giờ nắng bình quân mỗi ngày ở các tháng mùa khô thường cao hơn khoảng 2 giờ so với các tháng mùa mưa.

- Gió

+ Chế độ gió khá đồng nhất. Từ tháng 5–10 phổ biến gió mùa Tây Nam mang hơi nước về tạo mưa; từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau phổ biến gió mùa Đông Bắc có đặc điểm lạnh và khô. Tốc độ gió trung bình trong năm khoảng 3 m/giây.

+ Ở An Giang không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, các hiện tượng lốc xoáy có xảy ra trong mùa mưa nhưng tần suất thấp nên mức độ ảnh hưởng không đáng kể (Sở tài nguyên môi trường An Giang, 2010).

3.1.1.4. Đặc điểm thủy văn, thủy triều và nguồn nước

Chế độ thuỷ văn ở An Giang phụ thuộc chủ yếu vào chế độ bán nhật triều

biển Đông và chịu ảnh hưởng của các yếu tố dòng chảy sông Cửu Long (sông

Tiền, sông Hậu), chế độ mưa, đặc điểm địa hình và hình thái kênh rạch.

Sông Cửu Long chảy qua An Giang theo 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu.

Lưu lượng trung bình năm là 13.500 m3/s, vào mùa lũ 24.000 m3/s và mùa kiệt

là 5.020 m3/s. Hệ thống sông nhánh, kênh rạch tự nhiên và kênh thuỷ lợi trong

tỉnh có tổng chiều dài hơn 5.500 km (mật độ 1,6 km/km2 ), đủ sức chuyển tải

nguồn nước mặt phục vụ sản xuất, sinh hoạt và vận tải thuỷ.

Hàng năm trùng vào mùa mưa, An Giang đón nhận con nước lũ và hình thành mùa nước nổi với khoảng 70% diện tích tự nhiên bị ngập từ 1 mét đến 2,5 mét, thời gian ngập từ 2,5 đến 5 tháng, thông thường từ 15/8 đến 20/12.

Đánh giá về mùa nước nổi, quan điểm hiện nay của tỉnh không xem đó là thiên tai mà là một hiện tượng thuỷ văn bình thường theo chu kỳ mỗi năm, từ lâu đời đã gắn liền với cuộc sống và sản xuất của cư dân ĐBSCL. Do vậy cần phải biết khai thác những mặt lợi, hạn chế mặt hại và cùng sống chung an toàn với mùa nước nổi.

Về mặt lợi, mùa nước đã mang lại nguồn phù sa màu mỡ và vệ sinh đồng ruộng; cải thiện chất lượng đất, chất lượng nước, bổ sung nguồn nước ngầm; mang lại nguồn lợi thuỷ sản và tạo công ăn việc làm cho một bộ phận nông dân trong mùa nước nổi.

Về mặt hại, mùa nước đã làm gián đoạn các hoạt động kinh tế - xã hội; tốn kém chi phí đầu tư và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng; gây ảnh hưởng đến thời vụ gieo trồng, thu hoạch và sản lượng nông - thuỷ sản; cản ngại cho việc phát triển các mô hình sản xuất nhằm công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn; Ngoài ra mức nước ngập sâu còn gây thiệt hại tính mạng và tài sản của nhân dân.

Với tính hai mặt của mùa lũ - mùa nước nổi, 5 năm qua An Giang đã bố trí nhiều quỹ đất để đầu tư nhiều công trình như đê bao bảo vệ sản xuất nông nghiệp, cụm - tuyến dân cư cho dân vùng bị ngập và hàng loạt công trình phúc lợi có cao trình an toàn.

Mùa mưa ở An Giang tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 90% lượng mưa cả năm với tổng lượng mưa bình quân năm khoảng 1.200mm. Nước mưa là nguồn nước quan trọng tại các vùng gặp khó khăn nguồn nước mặt, nước ngầm như các vùng nông thôn xa, hẻo lánh và vùng đồi núi. Đầu mùa mưa cũng là thời điểm vào vụ canh tác của đất ruộng trên và nương rẫy thuộc vùng đồi núi là các vùng không có nguồn nước tưới.

Sông Tiền, sông Hậu và các kênh rạch là nguồn nước mặt chủ yếu cấp nước cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Lưu lượng của các sông khá lớn nên truyền nước theo các kênh rạch đến tận các vùng xa, đủ sức cung cấp nước kể cả trong mùa kiệt. Nguồn nước mặt hiện phục vụ tưới cho hầu hết diện tích gieo trồng; đồng thời với việc sử dụng nguồn nước mặt cho sản xuất nông nghiệp và các lĩnh vực sản xuất khác, nguồn nước mặt còn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho các đô thị và khu dân cư tập trung, có tác dụng tích cực cho cải tạo đất đai, khai hoang - phục hoá, tháo chua rửa phèn ở

vùng tứ giác Long Xuyên. Tuy nhiên, nhiều năm qua tại một số khu vực, sông rạch đã bị ô nhiễm do hoạt động của các nhà máy công nghiệp; nuôi trồng thuỷ sản ao hầm, lồng bè, đăng quầng; một số khu vực cuối nguồn nước các kênh rạch bị cạn kiệt vào mùa khô do tình trạng bồi lắng, cần có giải pháp trước mắt và lâu dài để xử lý nhằm đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt. Mỗi năm An Giang có mùa nước nổi do nước các sông, rạch tràn bờ và làm ngập 70% diện tích của tỉnh trong nhiều tháng, mùa nước nổi hiện nay đã được xem là một nguồn tài nguyên để khai thác mặt lợi và hạn chế tối đa mặt hại với phương châm sống chung và sản xuất an toàn trong mùa nước nổi.

Nhìn chung, lưu lượng và trữ lượng nước mặt ở An Giang khá dồi dào, là tiền đề để tỉnh phát triển kinh tế nông nghiệp. Nguồn nước mặt trong tỉnh ngọt quanh năm, tuy nhiên do đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng, có khoảng 1/4 diện tích phía Tây Nam của tỉnh nguồn nước mặt bị nhiễm phèn trong một vài tháng đầu mùa mưa.

Theo đánh giá của các tài liệu địa chất - thuỷ văn, nước ngầm ở An Giang có trữ lượng khá dồi dào nhưng việc quản lý khai thác trong các năm qua chưa được chặt chẽ do chưa xây dựng quy hoạch khai thác và bảo vệ tài nguyên nước ngầm. Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh có trên 7.100 giếng khoan, phục vụ sinh hoạt 92,14%, phục vụ sản xuất 7,86% và qua khảo sát sơ bộ có khoảng 240 giếng bị ô nhiễm (nhiều nhất là nhiễm Asen) hoặc có nguy cơ nhiễm bẩn các loại cần phải xử lý trám lấp để bảo vệ nguồn nước (Sở tài nguyên môi trường An Giang, 2010).

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 3.1.2.1. Về kinh tế 3.1.2.1. Về kinh tế

Mỗi năm kim ngạch hàng hoá xuất khẩu tỉnh An Giang đạt 750,13 triệu USD, trong đó, khu kinh tế nhà nước chiếm 4,4%, kinh tế tư nhân chiếm 93,3%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 2,3%.

Một số mặt hàng sản xuất chủ yếu bao gồm: Gạo 450 ngàn tấn, tương đương 200 triệu USD; Thuỷ sản đông lạnh 140 ngàn tấn, tương đương 253 triệu USD; Rau quả đông lạnh 9,4 ngàn tấn đạt 14,8 triệu USD; Hàng may mặc đạt 86 triệu USD.

Giá trị xuất - nhập qua các cửa khẩu biên giới: 1.132 triệu USD trong đó xuất khẩu trực tiếp đạt 315 triệu USD ; Nhập khẩu trực tiếp đạt 25 triệu USD .

Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản được thu hoạch 2.341 ha (kể cả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra tại tỉnh an giang (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)