Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra tại tỉnh an giang (Trang 56)

3.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

Luận văn tiếp cận nghiên cứu các nội dung sau:

- Việc khuyến khích phát triển chế biến cá tra của cơ quan quản lý nhà nước bao gồm: Các văn bản đã ban hành của Trung Ương và địa phương; Các hoạt động liên quan đến thực thi văn bản và kết quả tại địa phương;

- Kết quả phát triển chế biến cá tra bao gồm quy mô chế biến, cơ cấu chế biến, giá trị sản xuất;

- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chế biến cá tra như: Nguyên liệu; Vốn; Công nghệ; Nhân lực; Thị trường;

- Tìm ra những thuận lợi và khó khăn từ đó đề xuất hoàn thiện các chính sách để phát triển bền vững lĩnh vực chế biến cá tra.

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tiếp cận nghiên cứu giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra tại tỉnh An Giang

Nguồn: Tổng hợp từ nội dung nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng Việc khuyến khích

phát triển chế biến cá tra của các cơ quan quản lý nhà nước Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chế biến cá tra tại tỉnh Kết quả phát triển chế biến cá tra tại tỉnh Các hoạt động thực thi VB Kết quả đạt được Giá trị chế biến Cơ cấu chế biến Quy mô chế biến Thị trường tiêu thụ Năng lực doanh nghiệp Công nghệ chế biến Nguyên liệu -Thuận lợi - Khó khăn Giải pháp đất đai Giải pháp khoa học công nghệ Giải pháp phát triển nhân lực Giải pháp đầu tư, tín dụng Giải pháp thị trường Các Văn bản đã ban hành

3.2.2. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu

3.2.2.1. Lý do chọn tỉnh An Giang làm địa điểm nghiên cứu

Tỉnh An Giang là một trong các tỉnh có sản lượng cá tra lớn nhất Vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 21,7 % tổng sản lượng cá tra toàn vùng (Tổng cục Thủy sản, 2014). An Giang có điều kiện tự nhiên và khí hậu đặc trưng của Vùng đồng bằng sông Cửu Long rất thích hợp cho cá tra sinh trưởng và phát triển. Cùng với gạo, cá tra là một trong hai mặt hàng chủ lực mang lại nguồn thu ngân sách to lớn cho tỉnh. Hơn thế ngành cá tra phát triển tạo công ăn việc làm với nguồn thu nhập cao cho nhân dân trong tỉnh, ổn định an ninh xã hội tại. Song song với việc thực hiện các chính sách từ Trung Ương, tỉnh An Giang cũng ban hành các chính sách phát triển chế biến cá tra chính vì vậy An Giang rất phù hợp với việc nghiên cứu giải pháp phát triển chế biến cá tra.

3.2.2.2. Các điểm nghiên cứu

Các cơ quan ban hành và thực thi các chính sách phát triển chế biến cá tra như: Cổng thông tin điện tử Chính Phủ; Bộ Nông nghiệp & PTNT; Tổng cục Thủy sản; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang; Sở nông nghiệp & PTNT An Giang; Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang.

Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang; Phòng nông nghiệp các địa phương tại tỉnh như thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc, thị xã Tân Châu, huyện An Phú, huyện Phú Tân, huyện Tịnh Biên, huyện Thoại Sơn, huyện Chợ Mới, huyện Tri Tôn, huyện Châu Phú và huyện Châu Thành. Cơ sở chế biến cá tra tại tỉnh bao gồm 20 cơ sở chế biến cá tra đông lạnh quy mô công nghiệp và 14 cơ sở sản xuất khô cá tra quy mô nhỏ.

3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin 3.2.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp 3.2.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Sử dụng các phương pháp này, luận văn tổng hợp, phân tích các thông tin, số liệu, kế thừa kết quả nghiên cứu của các đề tài, các công trình nghiên cứu đã công bố. Nguồn thông tin, số liệu này được thu thập từ các sách, tạp chí, công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố, Chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển phát triển chế biến cá tra, việc thực hiện các chính sách của tỉnh An Giang về phát triển chế biến cá tra từ năm 2012 đến năm 2016 .v.v.

3.2.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Để làm rõ thực trạng và đề xuất các chính sách phát triển chế biến cá tra tại tỉnh An Giang một cách có căn cứ khoa học, luận văn đặc biệt chú trọng đến phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn.

Phương pháp chọn mẫu điều tra, các mẫu điều tra bao gồm:

- Cán bộ đang thực thi chính sách phát triển chế biến cá tra tại tỉnh: Tổng 24 mẫu bao gồm: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang 02 mẫu; Phòng nông nghiệp các địa phương thành phố Long Xuyên 02 mẫu, thành phố Châu Đốc 02 mẫu, thị xã Tân Châu 02 mẫu, huyện An Phú 02 mẫu, huyện Phú Tân 02 mẫu, huyện Tịnh Biên 02 mẫu, huyện Thoại Sơn 02 mẫu, huyện Chợ Mới 02 mẫu, huyện Tri Tôn 02 mẫu, huyện Châu Phú 02 mẫu và huyện Châu Thành 02 mẫu.

- Điều tra toàn bộ các cơ sở chế biến cá tra tại tỉnh: 34 mẫu

Bảng 3.2. Tổng hợp mẫu điều tra/ phỏng vấn

Đối tượng điều tra/ phỏng vấn Số mẫu

Cán bộ quản lý cá tra 24

Cơ sở chế biến 34

Tổng 58

Nguồn: Phương pháp chọn mẫu Nội dung điều tra, phỏng vấn gồm: Đặc điểm của các đơn vị điều tra (trình độ học vấn, tuổi, giới tính, tổng số lao động); Đầu vào của chế biến cá tra (nguyên liệu, lao động, cơ sở vật chất); Đầu ra của chế biến cá tra (khối lượng sản phẩm, giá trị sản xuất); Các văn bản chính sách phát triển chế biến cá tra đã được ban hành; Kết quả của chính sách phát triển chế biến cá tra, thực trạng và triển vọng cũng như những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để phát triển chế biến cá tra tại tỉnh An Giang.

3.2.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin 3.2.4.1. Phương pháp tổng hợp thông tin 3.2.4.1. Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông tin sau khi thu thập được tổng hợp và xử lý bằng công cụ SPSS và phần mềm Excel trong bộ công cụ Microsoft office.

3.2.4.2. Phương pháp phân tích thông tin

Phương pháp tổng hợp: Phương pháp tổng hợp chủ yếu là phương pháp

Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp mô tả liên quan đến việc thu thập thông tin để trả lời những câu hỏi liên quan đến thực trạng của đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp so sánh: Phương pháp này đòi hỏi phải có sự thống nhất về không gian, nội dung, tính chất. Tùy theo mục đích để xác định gốc so sánh. Luận văn so sánh thực trạng tại các thời điểm khác nhau của sự vật để tìm ra điểm tương đồng hay khác biệt.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Về quy hoạch chế biến cá tra: Nội dung quy hoạch liên quan đến chế biến cá tra như quy hoạch số cơ sở chế biến, quy hoạch nguồn nguyên liệu cho chế biến; Kết quả thực hiện; Điểm mạnh yếu.

Về đầu tư phát triển chế biến cá tra: Các ưu đãi đầu tư liên quan đến chế biến cá tra hiện nay; Kết quả thực hiện; Điểm mạnh yếu.

Về ưu đãi tín dụng cho phát triển chế biến cá tra: Các ưu đãi tín dụng liên quan đến chế biến cá tra hiện nay; Kết quả thực hiện; Điểm mạnh yếu.

Về phát triển khoa học công nghệ trong chế biến cá tra: Các chính sách phát triển khoa học công nghệ chế biến cá tra hiện nay; Kết quả thực hiện; Điểm mạnh yếu.

Về phát triển nguồn nhân lực cho chế biến cá tra: Các chính sách phát triển nguồn nhân lực cho phát triển chế biến cá tra hiện nay; Kết quả thực hiện; Điểm mạnh yếu.

Về ưu đãi hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh đối với chế biến cá tra: Các ưu đãi hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh đối với chế biến cá tra hiện nay; Kết quả thực hiện; Điểm mạnh yếu.

Về phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm cho chế biến cá tra: Các chính sách phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm cho chế biến cá tra hiện nay; Kết quả thực hiện; Điểm mạnh yếu.

Bảng 3.3. Bảng tổng hợp chỉ tiêu nghiên cứu giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra

Nội dung nghiên cứu Chỉ tiêu nghiên cứu

Quy hoạch chế biến cá tra

Các văn bản quy hoạch đã ban hành Hoạt động triển khai thực thi quy hoạch Kết quả đạt được

Đất đai cho chế biến cá tra

Các văn bản về đất đai cho chế biến cá tra đã ban hành Hoạt động triển khai thực thi văn bản

Kết quả đạt được Ưu đãi đầu tư cho chế

biến cá tra

Các văn bản ưu đãi đầu tư, tín dụng cho chế biến cá tra đã ban hành

Hoạt động triển khai thực thi văn bản Kết quả đạt được

Tín dụng cho chế biến cá tra

Các văn bản về tín dụng cho chế biến cá tra đã ban hành Hoạt động triển khai thực thi văn bản

Kết quả đạt được Phát triển nhân lực cho

chế biến cá tra

Các văn bản về phát triển nhân lực cho chế biến cá tra đã ban hành

Hoạt động triển khai thực thi văn bản Kết quả đạt được

Khoa học, công nghệ cho chế biến cá tra

Các văn bản về phát triển khoa học công nghệ cho chế biến cá tra đã ban hành

Hoạt động triển khai thực thi văn bản Kết quả đạt được

Liên kết đối với chế biến cá tra

Các văn bản về khuyến khích liên kết cho chế biến cá tra đã ban hành

Hoạt động triển khai thực thi văn bản Kết quả đạt được

Phát triển thị trường tiêu thụ cho chế biến cá tra

Các văn bản phát triển thị trường tiêu thụ cho chế biến cá tra đã ban hành

Hoạt động triển khai thực thi văn bản Kết quả đạt được

Kết quả phát triển chế biến cá tra

Quy mô chế biến Cơ cấu chế biến Giá trị chế biến

Bảng 3.4. Bảng tổng hợp chỉ tiêu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chế biến cá tra

Yếu tố ảnh hưởng Chỉ tiêu nghiên cứu

Nguyên liệu

Sản lượng NL Chất lượng NL

Giá nguyên liệu cá tra. Năng lực DN Trình độ chủ DN Năng lực vốn Khả năng đáp ứng về lao động Công nghệ Quy trình CB Công nghệ CB Cơ cấu sản phẩm Thị trường tiêu thụ

Cơ cấu thị trường tiêu thụ

Các rào cản hiện nay của các thị trường tiêu thụ trên thế giới

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP KINH TẾ PHÁT TRIỂN CHẾ BIẾN CÁ TRA TẠI TỈNH AN GIANG TRA TẠI TỈNH AN GIANG

4.1.1. Quy hoạch chế biến cá tra

Ngày 11 tháng 09 năm 2014 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 3885/QĐ-BNN-TCTS về việc phê duyệt quy hoạch nuôi, chế biến cá tra Vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 trong đó quy hoạch đối với tỉnh An Giang:

- Quy hoạch nuôi cá tra thương phẩm tại các vùng đất bãi bồi, cù lao, đất ven sông có lưu lượng dòng chảy và sức tải môi trường lớn; Các vùng đất có kết cấu đất thịt hoặc đất phù sa có khả năng giữ nước tốt, không có phèn tiềm tàng trong đất:

+ Không bị ngập vào mùa mưa và đủ nước cung cấp vào mùa khô; + Cách xa các khu dân cư, không làm ảnh hưởng đến dân sinh;

+ Thuận tiện trong giao thông, vận chuyển các loại vật tư đầu vào và sản phẩm thu hoạch (ưu tiên những vùng nuôi gần các khu vực cung ứng dịch vụ đầu vào và chế biến sản phẩm);

+ Có nguồn nước đảm bảo chất lượng, ổn định; các chỉ tiêu chất lượng nước nằm trong giới hạn cho phép về chất lượng nước mặt dùng trong nuôi trồng thủy sản đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm theo quy định và phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cá tra;

+ Ưu tiên cho các vùng nuôi cá tra đã và đang nuôi có hiệu quả, có cơ sở hạ tầng đáp ứng các quy định, quy chuẩn kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản;

+ Tập trung ven sông Hậu và sông Tiền, cù lao thuộc các huyện: Chợ Mới, Châu Phú, Thoại Sơn, Châu Thành, Phú Tân, An Phú, Châu Đốc, Tân Châu và TP. Long Xuyên;

+ Quy hoạch đến năm 2015, về diện tích nuôi là 1.000 ha, sản lượng nuôi là 300.000 tấn;

+ Quy hoạch đến năm 2020, về diện tích nuôi là 1.430 ha, sản lượng nuôi là 470.000 tấn.

+ Giai đoạn 2015 - 2016: Không nâng tổng công suất chế biến cá tra phi lê đông lạnh, tập trung đầu tư nâng cấp nhà xưởng, đổi mới dây chuyền thiết bị trong các nhà máy hiện có. Đẩy mạnh chế biến sản phẩm mới, sản phẩm giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm cá tra. Tỷ trọng các sản phẩm cá tra chế biến sâu có giá trị gia tăng cao đạt 8 - 12%;

+ Giai đoạn 2017 - 2020: Căn cứ vào nhu cầu thị trường và khả năng sản xuất cá tra nguyên liệu, có thể đầu tư thêm các cơ sở chế biến sản phẩm giá trị gia tăng cá tra; không đầu tư phát triển thêm cơ sở chế biến sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh. Tiếp tục áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị và công nghệ mới hiện đại vào chế biến sản phẩm chính và phụ phẩm cá tra để tạo ra các sản phẩm thực phẩm và phi thực phẩm giá trị gia tăng cao. Đưa hiệu suất sử dụng thiết bị chế biến vào năm 2020 đạt 80 - 90%; tỷ trọng sản phẩm cá tra chế biến sâu có giá trị gia tăng cao đạt 15 - 20% (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2014).

Quy hoạch nuôi chế biến cá tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với tỉnh An Giang đã rất chi tiết đối với từng vùng nuôi và sản lượng nuôi. Song song với việc triển khai thực hiện quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành quyết định số 937/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2015 về việc Phê duyệt Đề cương, dự toán và kế hoạch đấu thầu Quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra tại tỉnh An Giang đến năm 2020 trong đó giao cho sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh chủ trì việc xây dựng quy hoạch chi tiết (Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, 2015), đến nay bản quy hoạch đang trong quá trình hoàn thiện chờ công bố.

Thông tin về quy hoạch nuôi, chế biến cá tra Vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã được phổ biến đến 11 đơn vị hành chính tại bao bồm thành phố Long xuyên, thị xã Châu đốc, thị xã Tịnh biên và các huyện Tân Châu, Phú Tân, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Thoại Sơn. Quy hoạch đã được in và chuyển tới 34 cơ cơ sở chế biến và 125 hộ nuôi tại. Đến hết năm 2016 việc tuyên truyền phổ biến quy hoạch còn đước thực hiện thông qua 5000 bản tin trên sóng phát thanh, truyền hình và tại 30 buổi tập huấn chuyên môn.

Bảng 4.1. Phổ biến quy hoạch tới cơ sở ĐV T Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng

Số bản in chuyển tới CSCB và Hộ nuôi bản 159 0 0 159

Số buổi tập huấn về nuôi cá buổi 6 3 5 14

Số buổi tập huấn về CBBQ thủy sản buổi 7 6 3 16

Số bản tin có lồng ghép thông tin quy

hoạch được phát bản 1.458 1.124 418 3.000

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra cán bộ (2016) Kết quả thực hiện quy hoạch cho thấy kể từ năm 2014 diện tích và sản lượng cá tra tại đều tăng cao, năm 2013 diện tích thả nuôi là 834 ha đến năm 2014 diện tích thả nuôi là 1.167 ha tăng 39,9%, đến năm 2015 diện tích thả nuôi là 1.214 ha tăng 4,1% đến năm 2016 là 1.250 ha tăng 3%. Sản lượng cá tra nuôi năm 2013 là 242 nghìn tấn đến năm 2014 là 271 nghìn tấn tăng 11,8%, năm 2015 là 292 nghìn tấn tăng 8,2 % năm 2016 là 313 nghìn tấn tăng 7%.

Bảng 4.2. Diện tích và sản lượng nuôi cá tra

ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Diện tích ha 831 834 1.167 1.214 1.250 Tăng trưởng % 0,4 39,9 4,1 3,0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra tại tỉnh an giang (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)