Đặc điểm ngành chế biến thủy sản tại tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra tại tỉnh an giang (Trang 54 - 56)

3.1.3.1. Nguồn nguyên liệu cung cấp cho chế biến

Hiện nay nguồn nguyên liệu cung cấp cho chế biến cá tra tại tỉnh được cung cấp từ các hộ nuôi cá tra dọc theo sông tiền, sông hậu và các Cù lao thuộc các huyện Chợ mới, Châu phú, Thoại sơn, Châu thành, Phú tân, An Phú, An phú, Châu Đốc, Tân châu và thành phố Long xuyên với diện tích trung bình đạt 1.400 ha với sản lượng đạt khoảng 270 ngàn tấn.

Tính đến hết năm 2015 một số doanh nghiệp lớn như Nam Việt, Agifish, Cửu Long ..đã tự chủ được khoảng 40-60% nguồn nguyên liệu cung cấp cho chế biến bằng cách tự đầu tư vùng nuôi huặc theo hình thức liên kết với các hộ nuôi để chủ động cung cấp nguyên liệu về số lượng và chất lượng.

3.1.3.2. Chế biến thủy sản quy mô công nghiệp

Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 20 cơ sở chế biến cá tra với quy mô công nghiệp với tổng công suất tiêu thụ nguyên liệu thô (thủy sản nguyên liệu chưa qua chế biến) 197.500 tấn/năm, với tổng công suất này các nhà máy có thể đáp ứng chế biến nguyên liệu thủy sản của tỉnh, sản lượng nuôi thủy sản trung bình của tỉnh là 181.952 tấn.

Đối tượng chế biến của các công ty là cá tra, cá basa, cá rô phi. Dạng sản phẩm chính là dạng fillet, cắt khúc, nguyên con, bên cạnh đó còn có các dạng phẩm phụ khác là tẩm bột, mỡ cá, bột cá, bao tử, bong bóng, gan cá và các loài sản phẩm chế biến ăn liền cá kho tộ, cháo, cá khô các loại, chả giò,...

Hầu hết các nhà máy đều trang bị các máy móc hiện đại vào sản xuất như máy cấp đông, băng chuyền IQF,...Ngành chế biến thủy sản đông lạnh của tỉnh có trình độ công nghệ tương đối hiện đại, máy móc thiết bị được lắp đặt đồng bộ của các hãng chuyên ngành nổi tiếng như: My com, Nissin (Nhật), Bizzer (Đức), Trane (Mỹ), và Gram (Đan Mạch). Sản phẩm có thể cạnh tranh và xuất khẩu vào các thị trường khó tính trên thế giới. 90% nhà máy chế biến đông lạnh thủy sản đạt tiêu chuẩn HACCP, 85% nhà máy đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là xuất khẩu.

3.1.3.3. Chế biến thủy sản quy mô nhỏ

Hiện có 14 cơ sở chế biến khô cá tra với công suất tiêu thụ nguyên liệu thô trung bình là 5 tấn/tháng, công suất tiêu thụ nguyên liệu thô trung bình tối thiểu 150 tấn/năm. Trang bị máy móc trong sản xuất: chủ yếu làm bằng tay sau đó sơ chế (ướp muối) và phơi nắng. Công suất sản xuất phụ thuộc vào thời tiết (thời tiết nắng nhiều thuận lợi cho sản xuất). Sản phẩm chính là khô cá tra phồng, bong bóng cá tra, bao tử cá tra. Thị trường tiêu thụ nội địa và Cambodia.

3.1.3.4. Thị trường tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ chính sản phẩm cá tra của tỉnh An Giang là Anh, Pháp, Thuỵ Sĩ, Tây Ban Nha, Hà Lan, Hồng Kông, Singapore, Mexico, Trung Quốc, Mỹ, Canada, Nga, Nam Phi, ...Hiện nay, các công ty đang mở rộng thị trường nội địa trên toàn quốc nhằm tăng mạnh thị phần tiêu thụ sản phẩm trong nước. Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản là rất lớn và ngày càng mở rộng.

3.1.3.5. Hình thức quảng cáo, quảng bá, tiếp thị sản phẩm

Đa số các công ty đều quảng cáo sản phẩm trên báo chí, trang web, đài phát thanh, truyền hình, ngoài ra còn tham gia hội chợ trong và ngoài nước để quảng bá sản phẩm của mình.

3.1.3.6. Phát triển sản xuất các mặt hàng chủ lực

Sản phẩm sản xuất chính của các công ty là fillet, nguyên con, cắt khúc đông lạnh, đông rời. Ðối tượng sản xuất chính của các sản phẩm này là cá tra, basa, rô phi (Chi cục Quản lý chất lượng An Giang, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra tại tỉnh an giang (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)