Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra tại tỉnh an giang (Trang 111 - 112)

Để phát triển chế biến cá tra bền vững trong lĩnh vực đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Cải cách hệ thống giáo dục theo hướng giảm lý thuyết tăng hoạt động thực tiễn, gắn giáo dục đào tạo nhất là đào tạo nghề với nhu cầu của nền kinh tế. - Có cơ chế chính sách hỗ trợ đội ngũ giáo viên để thu hút người tài phục ụ trong ngành giáo dục.

- Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn kỹ thuật cho các chủ doanh nghiệp. Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Hội nông dân tỉnh, Hiệp hội thủy sản Tỉnh tiến hành rà soát, đánh giá nhu cầu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng chủ doanh nghiệp.

- Hình thức đào tạo phải thật thiết thực, đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực quản lý thiết thực đối với chế biến cá tra. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng gồm từ nguồn ngân sách địa phương và đóng góp doanh nghiệp:

+ Tổ chức cho doanh nghiệp đi tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất giỏi ở các địa phương trong và ngoài nước.

+ Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh doanh và các khoá đào tạo chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý.

+ Tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo, nhất là giữa các doanh nghiệp để các trao đổi, phổ biến kinh nghiệm sản xuất kinh doanh.

+ Hình thành kênh thông tin như các bản tin hàng tháng, hàng quý và phổ chế biến cá tra.

- Chú trọng công tác bồi dưỡng kiến thức cho lao động chế biếncá tra, những người trực tiếp sản xuất. Đây là vấn đề quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Thực hiện các chương trình đào tạo, tăng tỉ lệ lao động được đào tạo lên trong những năm tới bằng việc áp dụng chủ yếu các hình thức đào tạo ngắn ngày, đào tạo tại chỗ, vừa học, vừa làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra tại tỉnh an giang (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)