Kinh nghiệ mở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra tại tỉnh an giang (Trang 42 - 45)

2.2.2.1. Kinh nghiệm phát triển chế biến cá tra của Đồng Tháp

Tỉnh Đồng tháp có điều kiện tự nhiên tương đồng và có vị trí địa lý giáp gianh tỉnh An Giang. Giai đoạn 2005 – 2010, tỉnh Đồng tháp đã vận động các hộ nuôi cá thể hợp tác liên kết hình thành các hợp tác xã nuôi theo mô hình. Đồng thời, vận động các cơ sở sản xuất giống hình thành theo hướng hợp tác sản xuất giống cá tra chất lượng, liên kết cung ứng giống cho thị trường.

Để đảm bảo cho sản phẩm cá tra đầu ra có chất lượng, tỉnh Đồng Tháp đã nhận gần 83.000 con cá tra giống, chuyển giao cho 40 cơ sở sản xuất giống và Trung tâm Giống thủy sản tỉnh quản lý khai thác, cung cấp cho thị trường khoảng trên 390 triệu con cá bột.

Song song đó, tỉnh đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm từ sản xuất đến chế biến. Hiện nay, cá tra thương phẩm được người nuôi áp dụng các tiêu chuẩn phổ biến như GlobalGAP, ASC, VietGAP... Đến nay, diện tích nuôi đã được chứng nhận và đang áp dụng các tiêu chuẩn là 936,92 ha diện tích nuôi. Trong đó, có 527,42 ha được cấp giấy chứng nhận.

Nhằm giúp ngành cá tra phát triển, tỉnh đẩy mạnh công tác hỗ trợ vốn. Tính đến cuối tháng 4/2015, các ngân hàng thương mại tại tỉnh cho vay theo chính sách đối với chăn nuôi và thủy sản cho hơn 4.300 khách hàng hộ, cá nhân

và 20 doanh nghiệp. Dư nợ đạt 4.853 tỷ đồng, tăng 16,18% so với cùng kỳ năm trước. Riêng năm 2014, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp, Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex – Đồng Tháp thực hiện gia hạn cho 5 khách hàng với tổng dư nợ gần 27 tỷ đồng.

Ngoài những công tác trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo ngành hữu quan tiến hành công tác “rà soát, điều chỉnh vùng quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra tại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”. Đến nay, tỉnh đã xác nhận được 160 hồ sơ đăng ký nuôi cá tra thương phẩm với tổng diện tích và sản lượng đăng ký trên 480 ha, sản lượng dự kiến 185.000 tấn (Báo Đồng Tháp, 2015).

2.2.2.2. Kinh nghiệm của Vùng Đông Nam Bộ trong phát triển chế biến nông sản

Vấn đề thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu, nhiều công trình thủy lợi đã được xây dựng. Công trình thủy lợi Dầu Tiếng trên thượng lưu sông Sài Gòn là công trình

thủy lợi lớn nhất của nước ta hiện nay. Hồ Dầu Tiếng rộng 270 km2, chứa 1,5 tỉ m3

nước, bảo đảm tưới tiêu cho hơn 170 nghìn ha đất thường xuyên bị thiếu nước về mùa khô của tỉnh Tây Ninh và của huyện Củ Chi (Tp. Hồ Chí Minh).

Việc giải quyết nước tưới cho các vùng khô hạn về mùa khô và tiêu nước cho các vùng thấp dọc sông Đồng Nai và sông La Ngà cũng được thực hiện kết hợp với việc xây dựng các công trình thủy điện trên sông Bé, sông Đồng Nai và sông La Ngà. Việc thay đổi cơ cấu cây trồng đang nâng cao hơn vị trí của Vùng như là vùng chuyên canh cây CN lớn của cả nước.

Những vườn cao su già cỗi, năng suất mủ thấp, được thay thế dần bằng giống cao su của Malaysia có năng suất cao gấp 1,5 đến 2 lần, nhờ thế mà sản lượng cao su của Vùng ngày càng tăng lên. Cây cọ dầu, cây điều đang được đưa vào trồng với quy mô lớn hơn. Cây mía và đậu tương vẫn chiếm vị trí hàng đầu trong các cây CN ngắn ngày. Vốn rừng trên vùng thượng lưu của các con sông đã được bảo vệ để tránh mất nước ở các hồ chứa, giữ được mực nước ngầm, đồng thời cần cứu các vùng rừng ngập mặn đang bị triệt phá do việc lấy than củi.

Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa tập trung, sản phẩm đa dạng, hiệu quả cao, hướng tới một nền nông nghiệp chất lượng cao, sạch, đảm bảo cung cấp ngày càng tốt cho nhu cầu chế biến, tiêu dùng của dân cư đô thị, dân cư các khu công nghiệp (CN) và xuất khẩu. Tăng nhanh việc trồng để ổn định rừng

phòng hộ ven biển. Bảo vệ diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh) và ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu.

Phát triển nuôi tôm thâm canh, nuôi cá nước ngọt ở ở các công trình thủy lợi. Xây dựng trung tâm dịch vụ giống thủy sản, trung tâm thương mại, chế biến thủy sản với công nghệ cao.Tiếp tục đẩy mạnh phát triển một số ngành CN chủ lực các ngành thu hút nhiều lao động ở các tỉnh có trình độ phát triển chưa cao.

Khuyến khích đầu tư vào các khu CN và khu chế xuất, khu công nghệ cao ở Thành phố Hồ Chí Minh. Hình thành hệ thống các trung tâm thương mại, tập trung phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái rừng Cát Tiên, thương mại biên giới, kinh tế cửa khẩu ở các tỉnh có đường biên giới.

Phát triển dịch vụvận tải biển, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụtài chính ngân hàng, bảo hiểm (Trịnh Trung Kiên, 2016).

2.2.2.3. Kinh nghiệm phát triển chế biến nông sản của tỉnh Đồng Nai

Từng bước hiện đại hóa (HĐH) nền sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp (PTCN) chế biến NS, phát triển dịch vụ nông nghiệp và nông thôn, PTKT hợp tác mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX), gắn với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, Phát triển chế biến NS trên nền tảng cơ sở vật chất, kỹthuật ngày càng hiện đại, cơ khí hóa, điện khí hóa nông nghiệp và đẩy mạnh PTCN ở khu vực nông thôn.

Nông nghiệp trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa có qui mô lớn, năng suất lao động cao, tạo ra những sản phẩm NS có mẫu mã đẹp, chất lượng cao và đồng đều về chủng loại, có sức cạnh tranh trong và ngoài nước. Các cơ sở sản xuất đan xen với nhau, bổ sung cho nhau, hình thành những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, chuyên canh quy mô lớn, đồng thời vẫn tồn tại một số vùng sản xuất quy mô nhỏ nhưng đều được ứng dụng công nghệ chế biến với quy mô thích hợp.

Phần lớn các cơ sở công nghiệp (CN) đặt ở vùng nông thôn sẽ tạo ra các khu, cụm CN và dịch vụ mới, ngành nghề nông thôn được phát triển mạnh, hình thành các cơ sở tiểu thủ CN, phát triển các làng nghề truyền thống. Với cách thức tổ chức sản xuất và cơ cấu kinh tế nông thôn như vậy, lao động nông nghiệp được thu hút và chuyển dịch mạnh vào lĩnh vực phi nông nghiệp, đồng thời, họvẫn gắn bó với nông thôn, không tách rời nông thôn.

Gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ NS trên cơ sở các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quy trình, quy phạm, quy định phù hợp điều kiện sản xuất và nhu cầu người tiêu dùng. Gắn phát triển công nghiệp chế biến NS với vùng nguyên liệu, đảm bảo vệ sinh ATTP, từng bước khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tách rời giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ.

Đẩy mạnh việc ứng dụng các giống vật nuôi có năng suất, chất lượng tốt phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái, đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa về sinh học.

Thực hiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) đối với sản phẩm nông nghiệp gắn với xây dựng thương hiệu NS. Nhân rộng các mô hình, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây trồng, nuôi dưỡng gia súc, gia cầm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (Trịnh Trung Kiên, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra tại tỉnh an giang (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)