Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra tại tỉnh an giang (Trang 89 - 94)

Ngày 25 tháng 7 năm 2012 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 950/QĐ-TTg về Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 trong đó đề ra nhiệm vụ phát triển thị trường, xúc tiến thương mại:

- Khẩn trương xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Chiến lược đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA) đến năm 2020, tập trung các nguồn lực để đàm phán FTA vào các thị trường, khu vực thị trường trọng điểm, nhiều tiềm năng.

- Xây dựng đề án phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu đối với từng khu vực thị trường nhằm đa dạng hóa mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu, khai thác tốt tiềm năng và đặc thù của từng khu vực thị trường.

- Đẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương, đa phương; rà soát các hiệp định, cam kết quốc tế đã ký với từng nước, khu vực để có biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường này, đồng thời bảo đảm sự đồng bộ trong quá trình thực hiện các cam kết.

- Từng bước xây dựng, hoàn thiện các đơn vị cung cấp thông tin chuyên nghiệp nhằm thu thập, phân tích, dự báo tình hình thị trường hàng hóa trong nước và thế giới, luật pháp, chính sách và tập quán buôn bán của các thị trường để giúp doanh nghiệp có nguồn thông tin chuyên sâu, chính xác, kịp thời, nâng cao khả năng cạnh tranh và thâm nhập thị trường hiệu quả.

- Đổi mới mô hình hoạt động của các thương vụ theo hướng phát huy tính tự chủ và bảo đảm hiệu quả trong hoạt động.

- Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành Đề án củng cố, mở rộng hệ thống cơ quan đại diện xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu thuộc Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.

- Thực hiện có hiệu quả Chương trình thương hiệu quốc gia; khuyến khích tổ chức các sự kiện quảng bá, giới thiệu thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm có tầm quốc gia; hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp chủ động bảo hộ các thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa xuất khẩu trên thị trường thế giới.

- Tạo điều kiện cho Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài phát huy vai trò, khả năng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu, cải tiến nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế, thiết lập và mở rộng hệ thống phân phối hàng Việt Nam tại các nước.

- Rà soát, đánh giá kết cấu hạ tầng thương mại tại các khu vực cửa khẩu biên giới, nhất là các khu vực có lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn, từ đó đề xuất cơ chế, chính sách nhằm hoàn thiện, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại tại các khu vực này; tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin với các nước có chung đường biên giới để bảo đảm xuất khẩu ổn định, dự báo và chủ động phòng ngừa những bất ổn phát sinh; sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách thương mại biên giới theo hướng linh hoạt, khuyến khích tối đa cho xuất khẩu, bảo đảm nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu.

- Đẩy mạnh việc đàm phán, ký kết và thực hiện các hiệp định hoặc thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, về kiểm tra trước khi xếp hàng nhằm thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại giữa Việt Nam với các nước.

Ngày 31 tháng 8 năm 2011 Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành quyết định số 1500/QĐ-UBND ban hành Chương trình Xúc tiến đầu tư và thương mại giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh An Giang trong đó đề ra các nhiệm vụ:

- Xây dựng và phát triển mới một số thương hiệu sản phẩm và hàng hóa, thương hiệu doanh nghiệp trong thương mại. Động viên doanh nghiệp sản xuất sản phẩm và tiêu thụ hàng hóa theo hướng chất lượng cao, thân thiện môi trường, trách nhiệm xã hội và vệ sinh an toàn.

- Nâng cấp việc tổ chức chuỗi hội chợ triển lãm theo hướng chuyên nghiệp, chuyên ngành đối với một số lĩnh vực, như hội chợ thương mại tổng hợp, hội chợ nông nghiệp và thực phẩm, hội chợ máy móc - thiết bị và công nghệ, .... Gắn hội chợ thương mại và du lịch trở thành sự kiện lễ hội thống nhất.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi, trợ giúp doanh nghiệp tham gia giao lưu các hội chợ trong nước - khu vực và quốc tế, trong đó đưa hàng vào hệ thống trung tâm thương mại và siêu thị của các tập đoàn bán lẻ tại Việt Nam, tập trung các thị trường lân cận và truyền thống. Đối với ngành hàng nông sản, thực phẩm, rau quả, cơ khí, vật liệu xây dựng, dược phẩm và nông dược, ... phục vụ thị trường trong nước - Campuchia - Lào và Myanmar; lúa gạo đáp ứng thị trường Châu Á - Châu Phi; thủy sản cung cấp cho thị trường EU, Bắc Mỹ - Trung Đông và một phần ASEAN.

- Xúc tiến mở rộng kết nối giao thương buôn bán giữa doanh nghiệp tỉnh với doanh nghiệp ngoài nước; trước hết khuyến khích các doanh nghiệp nhanh chóng phát triển mạng lưới đại lý + kho hàng đối với các thị trường đã xâm nhập được hàng hóa trong khối ASEAN; khối Bắc Á + Tây Á; khối EU.

Kết quả của hoạt động xúc tiến thương mại phát triển thị trường đối với chế biến cá tra bao gồm:

- Ký kết các hiệp định thương mại tự do với các đối tác để mở rộng thị trường xuất khẩu cá tra. Đến cuối năm 2016 Việt Nam đã ký kết và thực thi 10 FTA, kết thúc đàm phán 2 FTA, và đang đang đàm phán 4 FTA khác. Trong 10 FTA đã ký kết và thực thi có 6 FTA ký kết với tư cách là thành viên ASEAN (gồm AFTA, 5 FTA giữa ASEAN với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và New Zealand), 4 FTA ký kết với tư cách là một bên độc lập (Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á-Âu). Hai FTA đã kết thúc đàm phán là FTA với Liên minh châu Âu, và Hiệp định Đối tác chiến lược

xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bốn FTA còn lại đang được đàm phán bao gồm: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA ASEAN- Hồng Kông, FTA với Israel và FTA với Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA) (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2016).

- Tăng cường quảng bá hình ảnh cho sản phẩm cá tra tại các thị trường quan trọng như EU, Mỹ, Nga, Trung Đông sau đó là thị trường Nam Mỹ, châu Á, các hoạt động này được đánh giá là có hiệu quả và tạo được tiến vang lớn, các hoạt động này còn góp phần phát triển sản xuất kinh doanh lâu dài và ổn định nhờ nắm bắt thông tin thị trường nhanh chóng.

- Tổ chức các đoàn đi khảo sát thị trường để tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Tổ chức sự kiện thủy sản Việt Nam tại một số thị trường trọng điểm, tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam gặp gỡ các doanh nghiệp nước ngoài.

- Đàm phán với các cơ quan quản lý nước ngoài tại các thị trường nhập khẩu, tháo rỡ các rào cản trong thương mại thúc đẩy trao đổi hàng hóa.

- Tổ chức hội chợ quốc tế thủy sản Việt Nam (VIETFISH) ra đời từ năm 1999 thu hút trên 30.000 lượt khách quốc tế tham quan và gần 200 đơn vị triển lãm trong và ngoài nước, qua các kỳ triển lãm VIETFISH đã trở thành sự kiện thường niên ngày càng có tầm cỡ và chuyên nghiệp hơn là một trong những sự kiện thủy sản hàng đầu thế giới. Đến nay hội chợ VIETFISH hoạt động hoàn toàn bằng nguồn xã hội hóa.

- Các hoạt động tham dự hội chợ quốc tế như: Hội chợ thủy sản quốc tế Boston Hoa kỳ với 18 doanh nghiệp tham gia; hội chợ thủy sản châu âu (ESE 2013) tại Bỉ với 33 doanh nghiệp tham gia; Tham gia hội chợ thủy sản nghề cá Trung Quốc tại Đại Liên với 11 doanh nghiệp tham gia (Tổng cục thủy sản, 2014).

Tại tỉnh An Giang hoạt động xúc tiến thương mại đối với cá tra được quan tâm và đổi mới mạnh mẽ:

- Hoạt động tư vấn và cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp tham gia xúc tiến thương mại trong và ngoài nước được tổ chức thường xuyên. Việc tổ chức các phiên hội chợ thường niên theo chương trình xúc tiến thương mại nội địa và biên giới đã góp phần phát triển thị trường, tăng trưởng thương mại nội địa bình quân 11%/năm. Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong

tỉnh tham gia giao lưu, kết nối tiêu thụ sản phẩm thế mạnh, các sản phẩm làng nghề, góp phần phát triển thị trường nội địa.

- Đặc biệt, đẩy mạnh xúc tiến (XT) tiêu thụ hàng hóa sang các nước tiểu vùng Mekong (Campuchia, Lào, Myanmar) và xem đây là thị trường nội địa mở rộng. Bên cạnh đó, hoạt động XT xuất khẩu, định hướng thị trường cho DN được quan tâm. Phối hợp với các tổ chức XT, tham gia chương trình XTTM quốc gia, hội chợ chuyên ngành và nghiên cứu khảo sát thị trường tại các quốc gia UAE, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Hà Lan, Mexico… giới thiệu sản phẩm (Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang, 2016).

- Các hoạt động XTTM có trọng tâm, trọng điểm; duy trì, giữ vững các thị trường đã liên kết hợp tác, phát triển thị trường tiềm năng; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng thị trường. Xây dựng chiến lược, kế hoạch xúc tiến cho từng sản phẩm chủ lực theo từng thị trường trọng điểm, chủ yếu là hai mặt hàng chiến lược của tỉnh là cá và lúa.

Đánh giá kết quả của hoạt động phát triển thị trường. Trong những năm qua hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cá tra đã góp phần giữ vững kim ngạch xuất khẩu, thu hút đầu tư, tăng trưởng kinh tế nội địa. Các hoạt động XTTM có trọng tâm, trọng điểm, duy trì, giữ vững các thị trường đã liên kết hợp tác, phát triển thị trường tiềm năng; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng thị trường. Xây dựng chiến lược, kế hoạch xúc tiến theo từng thị trường trọng điểm. Tại thị trường nội địa, nâng cao chất lượng hoạt động, đa dạng và làm phong phú thêm các sản phẩm tại các kỳ hội chợ.

Một số hạn chế còn tồn tại:

- Công tác thông tin về thị trường chưa đầy đủ và chính xác để giúp các doanh nghiệp làm căn cứ xây dựng giá cả.

- Công tác quảng bá hình ảnh đẹp về cá tra chưa hiệu quả, hình ảnh của cá tra chưa tới được tận tay người tiêu dùng tại các thị trường như Hoa Kỳ và Châu Âu.

- Chất lượng sản phẩm cá tra chưa đồng đều, thiếu nhãn hiệu sản phẩm của Việt Nam để quảng bá tới các thị trường.

- Phương thức xuất khẩu cá tra chủ yếu qua các đầu mối trung gian, chưa tiép cận được tới mạng lưới phân phối cuối cùng của thị trường.

- Các hoạt động sản xuất chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu chua chú trọng đến phát triển thị trường nội địa.

- Các dự báo về biến động của thị trường chưa kịp thời và thường xuyên nên dẫn đến thừa huặc thiếu nguyên liệu tại một số thời điểm.

- Chưa chủ động trong giải quyết tranh chấp khi gặp các rào cản thương mại tại các thị trường.

Bảng 4.22. Đánh giá phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

Số trả lời (Người) Tỷ lệ (%) Tốt 20 83,3 Khó thực thi trên thực tế 1 4,2 Cơ chế thực hiện vẫn còn vướng mắc 1 4,2 Thủ tục hành chính còn phức tạp 1 4,2 Khó khăn khác 1 4,2 Tổng 24 100,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra khảo sát (2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra tại tỉnh an giang (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)