Hợp tác liên kết trong chế biếncá tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra tại tỉnh an giang (Trang 86 - 89)

Ngày 09 tháng 06 năm 2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định Số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn trong đó khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết:

- Các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ký hợp đồng cung cấp, tiêu thụ đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% giá trị của dự án, phương án vay theo mô hình liên kết.

- Các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đầu mối ký hợp đồng thực hiện dự án liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp với tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 80% giá trị của dự án, phương án sản xuất kinh doanh theo mô hình liên kết.

- Trường hợp tổ chức đầu mối thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng thì khoản nợ vay được xử lý như sau:

+ Được tổ chức tín dụng xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, đồng thời cho vay mới trên cơ sở xem xét tính khả thi của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng nhằm giúp khách hàng khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất, thực hiện trả được nợ cũ và nợ mới cho tổ chức tín dụng;

+ Căn cứ vào đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét trình Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức tín dụng được khoanh nợ không tính lãi tối đa 03 (ba) năm đối với tổ chức đầu mối thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị và khoản nợ khoanh được giữ nguyên nhóm nợ như đã phân loại trước khi thực hiện khoanh nợ. Số tiền lãi tổ chức tín dụng đã khoanh được ngân sách nhà nước cấp tương ứng (Chính phủ, 2015).

Triển khai Nghị định Số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn để khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành một số quuyết định nhằm khuyến khích xây dựng mô hình liên kết sản xuất chế biến cá tra trên đại bàn: Quyết định số 1056/QĐ-UBND ngày 09 tháng 6 năm 2010 phê duyệt về kế hoạch thí điểm việc xây dựng chuỗi liên kết dọc cá tra, cá basa tỉnh An Giang; Quyết định Số: 1660/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2010 về việc thành lập Ban Điều hành Kế hoạch thí điểm xây dựng chuỗi liên kết dọc cá tra, cá basa tỉnh An Giang; Quyết định số 1663/QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Ban hành hợp đồng mẫu trong mua bán, liên kết sản xuất và tiêu thụ cá tra tại tỉnh An Giang (Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang, 2016).

Kết quả của ưu đãi hợp tác liên kết trong chế biến cá tra. Năm 2014, chuỗi liên kết sản xuất cá tra Tafishco của Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Thuận An được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho vay tín chấp 234 tỉ đồng từ Agribank, với lãi suất ưu đãi 7%/năm. Chuỗi liên kết dọc cá tra- Tafishco là mô hình liên kết dọc theo chuỗi sản xuất từ sản xuất cá giống, nuôi cá thịt, chế biến sản phẩm, đến thị trường tiêu thụ, trong đó có liên kết các khu vực dịch vụ khác như cung ứng thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, ngân hàng để đầu tư cho các khâu sản xuất. Tham gia chuỗi liên kết, nông dân được mua thức ăn thủy sản với giá giảm 150đ/kg, được hướng dẫn nuôi cá theo các tiêu chuẩn của Việt Nam huặc quốc tế.

Với việc tham gia chuỗi liên kết nông dân không còn chịu áp lực tài chính, Ngân hàng thuận lợi trong thu hồi vốn, không rủi ro vì việc giám sát, lưu thông dòng tiền từ vốn vay đã được công ty “đầu mối” phối hợp theo dõi, quản lý chặt chẽ. Về phía công ty, là đơn vị bao tiêu sản phẩm, Thuận An hoàn toàn chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào để xây dựng kế hoạch sản xuất ổn định, bền vững, thỏa mãn được việc truy xuất nguồn gốc, đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe và thâm nhập được các thị trường xuất khẩu khó tính …

Lợi ích từ mô hình chuỗi liên kết là rất lớn đặc biệt đối với những hộ nông dân nuôi cá tra- những người vốn chịu nhiều rủi ro đối với các biến động của thị trường. Nhưng kể từ cuối năm 2016 Lãnh đạo Cty Thuận An ra nước ngoài không trở về đã làm cho mối liên kết bị phá vỡ, hiện nay Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh An Giang đang bị một khoản nợ xấu lên đến 129 tỉ đồng chưa thể thu hồi được. Cho đến nay cơ quan chức năng vẫn đang trong quá trình điều tra xác minh xem ai sẽ phải chịu trách nhiệm thanh toán khoản nợ trên cho ngân hàng (Báo An Giang, 2016).

Đánh giá ưu đãi liên kết sản xuất trong chế biến cá tra. Ưu đãi thành lập chuỗi liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ cá tra tại tỉnh An Giang bước đầu đã mang lại hiệu quả ổn định sản xuất trong chế biến cá tra, doanh nghiệp chế biến không phải lo lắng khi giá cả và nguồn cung nguyên liệu trên thị trường không ổn định, người nuôi cá tra yên tâm sản xuất không phải lo đầu ra biến động, tuy nhiên mô hình chuỗi liên kết hiện nay chỉ giúp tháo gỡ khó khăn về vốn, tạo ra được sản phẩm để chào bán, sản phẩm cá tra chất lượng như thế nào, giá bán bao nhiêu, có được người tiêu dùng chấp nhận phụ thuộc nhiều vào năng lực của doanh nghiệp và thị trường tiêu thụ. Hiện nay giá bán sản phẩm cá tra do các nhà nhập khẩu quyết định do đó nếu doanh nghiệp có năng lực kém thì tài chính khó cân đối, mất cân đối về mặt tài chính có thể đẩy chủ doanh nghiệp đi đến con đường trốn chạy như thực tế xảy ra.

Kết quả khảo sát cho thấy chính sách được triển khai tốt tuy nhiên việc thành công hay thất bại của chuỗi liên kết phụ thuộc nhiều vào chính những đối tượng tham gia chuỗi trong đó doanh nghiệp chế biến cá tra ngoài việc được ngân hàng hỗ trợ về vốn để chủ động nguồn nguyên liệu cần phải có năng lực đủ mạnh để sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao với giá thành rẻ có sức cạnh tranh trên thị trường có như thế chuỗi liên kết mới phát huy được hiệu quả như mong đợi cụ thể:

- Mỗi mắt xích tham gia chuỗi đặc biệt là doanh nghiệp chế biến cần chủ động nâng cao năng lực, nghiên cứu thật kỹ và có dự phòng mọi trường hợp có thể xảy ra để đảm bảo an toàn nguồn vốn khi tham gia chuỗi liên kết.

- Công tác tuyên truyền hướng dẫn người dân tham gia chuỗi cần được tổ chức thường xuyên và sâu rộng hơn.

- Cần có công tác nghiên cứu chi tiết và cụ thể về quyền và trách nhiệm của các bên tham gia.

Bảng 4.20. Đánh giá ưu đãi liên kết trong chế biến cá tra

Số trả lời (người) Tỷ lệ (%)

Tốt 20 83,3

Khó thực thi trên thực tế 1 4,2

Cơ chế thực hiện vẫn còn vướng mắc 1 4,2

Thủ tục hành chính còn phức tạp 1 4,2

Khó khăn khác 1 4,2

Tổng 24 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra khảo sát (2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra tại tỉnh an giang (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)