Tín dụng phát triển chế biếncá tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra tại tỉnh an giang (Trang 74 - 77)

Ngày 09 tháng 06 năm 2015 Chính phủ ban hành Nghị định Số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, trong đó quy định việc sản xuất chế biến cá tra được Nhà nước hỗ trợ cho vay vốn sản xuất kinh doanh:

- Cho vay các chi phí phát sinh phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ.

- Cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ tại nông thôn (Chính phủ, 2015).

Ngày 22 tháng 07 năm 2015 Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư số 10/2015/TT-NHNN về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định Số 55/2015/NĐ-CP. Trong đó Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện việc hỗ trợ nguồn vốn đối với các tổ chức tín dụng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thông qua việc sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ theo quy định hiện hành:

- Tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. - Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (Ngân hàng nhà nước, 2015).

Như vậy có thể thấy rằng việc sản xuất chế biến cá tra được vay vốn tín dụng để sản xuất kinh doanh và Ngân hàng Nhà nước còn thực hiện việc cấp vốn cho các tổ chức tín dụng khi cho vay đối với lĩnh vực sản xuất chế biến cá tra. Kết quả của chính sách tín dụng đối với chế biến cá tra, kể từ năm 2012 đến nay số tiền cho vay sản xuất chế biến cá tra tăng dần theo các năm, năm 2012 số tiền cho vay là 3.310 tỷ đồng, năm 2013 là 4.290 tỷ đồng tăng 29%, năm 2014 là 6.469 tỷ đồng tăng 50,8%, năm 2015 là 7.011 tỷ đồng tăng 8,4%. Trong hai năm 2015-2016 số tiền cho vay đạt 13.403 tỷ đồng trong đó tỷ lệ giải ngân phục vụ mục đích mở rộng vùng nuôi chiếm tỷ lệ cao nhất là 54,7%, tiếp đến là cho vay đổi mới dây chuyền công nghệ chiếm 37,2%.

Bảng 4.12. Cho vay phục vụ sản xuất cá tra

Lĩnh vực ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng GĐ 2015- 2016 Tỷ lệ (%) Cho vay đầu tư

xưởng CBCT đông lạnh

Triệu

đồng 1.050 900 750 543 542 1.085 8,1

Cho vay đầu tư mở rộng vùng nuôi

Triệu

đồng 1.220 2.360 3.462 3.678 3.660 7.338 54,7

Cho vay đổi mới dây chuyền, công nghệ Triệu đồng 1.040 1.030 2.257 2.790 2.190 4.980 37,2 Tổng Triệu đồng 3.310 4.290 6.469 7.011 6.392 13.40 3 100,0 Tăng trưởng % 29,6 50,8 8,4 -8,8

Đánh giá chính sách tín dụng phục vụ sản xuất chế biến cá tra kể từ khi chính sách tín dụng có hiệu lực năm 2015 số tiền giải ngân cho vay sản xuất chế biến cá tra không biến động nhiều. Trong 2 năm 2015 và 2016 trung bình mỗi năm số tiền giải ngân là 6.700 tỷ đồng tăng 42% so với trung bình giai đoạn 2012 -2014 là 4.600 tỷ đồng. Như vậy mặc dù đã có chính sách tín dụng phục vụ sản xuất chế biến cá tra nhưng hiệu quả của chính sách chưa cao chưa tạo được chuyển biến so với trước khi có chính sách. Trong giai đoạn 2015-2016 lĩnh vực cho vay phát triển vùng nuôi chiếm tỉ lệ lớn nhất 54,7% điều này cho thấy sau thời gian bị khủng hoảng nguyên liệu đến nay các doanh nghiệp chế biến đã tự chủ động xây dựng vùng nuôi để chủ động nguồn cung nguyên liệu.

Bảng 4.13. Đánh giá kết quả cho vay

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016) Kết quả điều tra cán bộ thực thi chín sách cho thấy số liệu điều tra cho thấy chính sách tín dụng phục vụ sản xuất chế biến cá tra đã được ban hành nhưng hiệu quả tác động còn chưa cao do một số nguyên nhân sau:

- Rủi ro đối với thu hồi vốn cao khi cho vay phát triển chế biến cá tra, việc cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực có khả năng sinh lời thấp, nhiều rủi ro, các phương án sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả nên khi xét duyệt cho vay thường chậm và phát sinh rủi ro khi thu hồi vốn.

- Chi phí hoạt động tín dụng cao, thời gian giải ngân thường chậm đôi khi khó thực thi, các tài sản đảm bảo khoản vay của CSCB quyền sử dụng đất,

Lĩnh vực Trung bình GĐ 2012-2014 Trung bình GĐ 2015- 2016 Tỷ lệ GĐ 2015-2016 (%) So sánh GĐ 2015-2016 và 2012-2014 (%) Cho vay đầu tư xưởng

CBCT đông lạnh (tỷ đồng)

900 542,5 8,1 -39,7

Cho vay đầu tư mở rộng

vùng nuôi (tỷ đồng) 2.347,3 3.669 54,7 56,3

Cho vay đổi mới dây chuyền, công nghệ (tỷ đồng)

1.442,3 2.490 37,2 72,6

và các tài sản khác trong khi đó các vấn đề về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phát mại tài sản khi nợ xấu phát sinh nhiều rắc rối. Các món vay thường là nhỏ lẻ...

- Thủ tục cho vay còn rườm rà nhiều công đoạn, theo quy định hiện nay để được giải ngân doanh nghiệp cần có tài sản đảm bảo hay giải trình phương án kinh doanh điều này không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được dẫn đến thời gian xét duyệt hồ sơ dài ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh.

Bảng 4.14. Đánh giá ưu đãi tín dụng

Số trả lời (Người) Tỷ lệ (%) V a l i d Tốt 15 79,2 Khó thực thi trên thực tế 1 4,2

Cơ chế thực hiện vẫn còn vướng mắc 1 4,2

Thủ tục hành chính còn phức tạp 1 4,2

Khó khăn khác 6 8,3

Tổng 24 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra khảo sát 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra tại tỉnh an giang (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)