Đầu tư phát triển chế biếncá tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra tại tỉnh an giang (Trang 71 - 74)

Ngày 26 tháng 11 năm 2014 Quốc hội ban hành Luật đầu tư số 67/2014/QH13 trong đó quy định hoạt động đầu tư cho sản xuất chế biến cá tra thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư (Quốc hội, 2014).

Ngày 19 tháng 12 năm 2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 210/2013/NĐ-CP Về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trong đó quy định việc hỗ trợ đối với việc đầu tư cơ sở chế tạo, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản, nhà đầu tư có dự án đầu tư nhà máy hoặc cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản; cơ sở sản xuất sản phẩm phụ trợ; chế tạo thiết bị cơ khí để bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản được ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư (Chính phủ, 2013).

Ngày 10 tháng 10 năm 2014 Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Quyết định Số: 37/2014/QĐ-UBND của Về việc ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tại tỉnh An Giang trong đó quy định chi tiết việc hỗ trợ đối với việc đầu tư cơ sở chế tạo, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản:

- Hỗ trợ đầu tư cơ sở sấy phụ phẩm thủy sản.

+ Nhà đầu tư có dự án đầu tư cơ sở sấy sấy phụ phẩm thủy sản được ngân sách nhà nước hỗ trợ 2 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị.

+ Các dự án đầu tư được hưởng hỗ trợ theo quy định phải bảo đảm các điều kiện: Công suất cơ sở sấy phụ phẩm thủy sản đạt tối thiểu 50 tấn sản phẩm/ngày; Dự án nằm trong quy hoạch được duyệt của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền hoặc chấp thuận đầu tư của Ủy ban nhân dân tỉnh nếu địa điểm đầu tư chưa có quy hoạch được duyệt; Bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường; Nhà đầu tư phải sử dụng tối thiểu 30% lao động và 60% nguyên liệu phụ phẩm thủy sản tại tỉnh.

- Hỗ trợ đầu tư cơ sở bảo quản, chế biến thủy sản

+ Nhà đầu tư có dự án đầu tư nhà máy hoặc cơ sở bảo quản, chế biến thủy sản; cơ sở sản xuất sản phẩm phụ trợ; chế tạo thiết bị cơ khí để bảo quản, chế biến thủy sản được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau: Xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị trong hàng rào dự án: Hỗ trợ không quá 60% chi phí và tổng mức hỗ trợ không quá 5 tỷ đồng/dự án; Chi phí xử lý chất thải: Hỗ trợ không quá 70% chi phí, Chi phí vận chuyển sản phẩm: Hỗ trợ 1.500 đồng/tấn/km trong thời gian 5 năm, hỗ trợ một lần ngay sau khi hoàn thành đầu tư; Xây dựng đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước đến hàng rào dự án, dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước đến hàng rào dự án: Hỗ trợ 70% chi phí và tổng mức hỗ trợ không quá 5 tỷ đồng/dự án để đầu tư xây dựng các hạng mục nêu trên (có thể lập dự án riêng).

+ Các dự án đầu tư được hưởng hỗ trợ phải bảo đảm các điều kiện sau: Giá trị sản phẩm sau chế biến tăng ít nhất 2 lần so với giá trị nguyên liệu thô ban đầu; Bảo đảm tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và quy mô công suất tối thiểu theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; Nằm trong quy hoạch được duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chấp thuận đầu tư của Ủy ban nhân dân tỉnh nếu địa điểm đầu tư chưa có quy hoạch được duyệt; Bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường; Nhà đầu tư có dự án chế biến, bảo quản thủy sản phải sử dụng tối thiểu 30% lao động và 60% nguyên liệu thủy sản chính tại tỉnh (Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, 2014).

Kết quả của chính sách ưu đãi đầu tư, tổng số dự án đầu tư tăng nhanh, năm 2013 có 1 dự án được cấp phép đến năm 2014 có 6 dự án đầu tư được cấp phép tăng 500%, năm 2015 có 13 dự án tăng 116%, năm 2016 có 10 dự án. Lũy kế kể từ năm 2014 đến năm 2016 đã có 29 dự án được cấp phép trong đó số dự án đầu tư mới là 6 dự án chiếm 20%, dự án cải tạo nâng cấp nhà xưởng là 10 dự án chiếm 34%, đầu tư vùng nuôi là 13 dự án chiếm 44%.

Bảng 4.9. Số dự án đầu tư được cấp phép trong lĩnh vực sản xuất chế biến cá tra Dự án ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng 2014- 2016 Tỷ lệ (%) Dự án đầu tư mới cơ sở chế biến Dự án 1 0 1 2 3 6 20,7 Dự án cải tạo nâng cấp nhà xưởng Dự án 0 1 2 5 3 10 34,5 Dự án đầu tư vùng nuôi Dự án 0 0 3 6 4 13 44,8 Tổng Dự án 1 1 6 13 10 29 100,0 Tăng trưởng % 0,0 500,0 116,7 -23,1

Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư An Giang (2016) Đánh giá chính sách ưu đãi đầu tư đầu tư nuôi chế biến cá tra, thấy rằng số dự án đầu tư trong sản xuất chế biến tăng nhanh. Kể từ năm 2012 đến 2013 trung bình mỗi năm có 1 dự án được cấp phép, trung bình mỗi năm giai đoạn 2014-2016 là 9,7 dự án tăng 966%, các dự án đầu tư vào vùng nuôi chiếm tỷ lệ lớn nhất chiếm 44% thứ 2 là các dự án cải tạo nâng cấp nhà xưởng chiếm 34,5% điều này cho thấy các doanh nghiệp đã tập trung mở rộng đầu tư vào vùng nuôi cung cấp nguyên liệu cho chế biến và cải tạo nhà xưởng tái cơ cấu trong sản xuất.

Bảng 4.10. Đánh giá kết quả ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực sản xuất chế biến cá tra Dự án Trung bình giai đoạn 2012-2013 (dự án) Trung bình giai đoạn 2014-2016 (dự án) Tỷ lệ các dự án GĐ 2014- 2016 (%) So sánh giai đoạn 2014- 2016 và 2012- 2013 (%) Dự án đầu tư mới cơ

sở chế biến 0,5 2,0 20,7 400,0

Dự án cải tạo nâng

cấp nhà xưởng 0,5 3,3 34,5 666,7

Dự án đầu tư vùng

nuôi 0,0 4,3 44,8

Tổng 1,0 9,7 100,0 966,7

Kết quả khảo sát cán bộ thực thi chính sách cho thấy mặc dù các chính sách về khuyến khích đầu tư của Trung ương và địa phương đã có nhiều ưu đãi đối với các tổ chức và cá nhân đầu tư vào lĩnh vực chế biến cá tra tuy nhiên việc ưu đãi đầu tư vẫn còn một số khó khăn vướng mắc sau:

- Thiếu cơ sở dữ liệu nông nghiệp, các DN gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các dữ liệu cần thiết để tiến hành các dự án đầu tư do trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, việc thu thập dữ liệu vô cùng khó khăn. DN cần biết vùng đất nào có thể đầu tư nuôi cá hay mở nhà máy chế biến, nhu cầu thị trường như thế nào, các chuyên gia tư vấn hỗ trợ...

- Thiếu ngành công nghiệp phụ trợ cho CBCT: Một số doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra nhưng toàn bộ dây chuyền công nghệ đều phải nhập khẩu từ nước ngoài về nên chi phí đầu tư, bảo dưỡng rất cao; Chi phí vận chuyển sản phẩm trong nước còn cao làm tăng giá bán của sản phẩm.

Bảng 4.11. Đánh giá ưu đãi đầu tư

Số trả lời (Người) Tỷ lệ (%)

Tốt 15 62,5

Khó thực thi trên thực tế 2 8,3

Cơ chế thực hiện vẫn còn vướng mắc 3 12,5

Thủ tục hành chính còn phức tạp 2 8,3

Khó khăn khác 2 8,3

Tổng 24 100,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra tại tỉnh an giang (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)