Áp dụng khoa học công nghệ chế biếncá tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra tại tỉnh an giang (Trang 81 - 86)

Ngày 10 tháng 06 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định Số: 899/QĐ-TTg về phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong đó đối với chế biến cá tra: - Mục tiêu: Đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại trong chế biến nâng cao giá trị sản phẩm; cơ cấu lại sản phẩm chế biến đông lạnh theo hướng giảm tỷ trọng các sản phẩm sơ chế, tăng tỷ trọng các sản phẩm ăn liền, giá trị gia tăng cao; mở

rộng áp dụng hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (theo ISO, HACCP, GMP, SSOP); nghiên cứu và đầu tư ứng dụng công nghệ bảo quản trong và sau thu hoạch để giảm tỉ lệ thất thoát và xuất khẩu thủy sản sống có giá trị cao.

- Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đầu tư công

+ Hỗ trợ đầu tư bảo quản, chế biến giảm tổn thất sau thu hoạch, an toàn thực phẩm và cải thiện đời sống ngư dân bãi ngang, hộ sản xuất nhỏ.

+ Về khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển thị trường: Ưu tiên đầu tư cho các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo nhân lực, hình thành các cụm nghiên cứu - đào tạo - sản xuất công nghệ cao theo vùng sinh thái; đầu tư cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực cho hệ thống thông tin thị trường và dự báo thường xuyên cung cấp thông tin về cung - cầu, giá cả thị trường trong nước và thế giới; hỗ trợ tiếp thị, quảng bá, phát triển thị trường và chuyển giao công nghệ (Thủ tướng Chính phủ, 2013).

Ngày 22 tháng 11 năm 2013 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định Số: 2760/QĐ-BNN-TCTS về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững với các nội dung:

- Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu các sản phẩm chế biến thủy sản xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm giá trị gia tăng, giảm mạnh tỷ lệ các sản phẩm sơ chế, đa dạng hóa các mặt hàng chế biến và tạo thêm các sản phẩm mới có giá trị gia tăng, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu, văn hóa tiêu dùng của từng thị trường.

- Nghiên cứu, đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến thủy sản để nâng cao năng suất lao động, nâng cao tỷ trọng các sản phẩm giá trị gia tăng, sáng tạo các sản phẩm mới, nâng cao hiệu quả, hiệu suất sử dụng các thiết bị, công suất các cơ sở chế biến thủy sản. Mở rộng việc áp dụng quy trình, hệ thống quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm theo ISO, HACCP, GMP, SSOP... tại các cơ sở chế biến thủy sản (Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013).

Ngày 31 tháng 3 năm 2011 Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành quyết định số 538/QĐ-UBND về việc ban hành chương trình hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh An Giang từ 2011-2015 trong đó:

-Tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và nâng cao năng lực cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, các tổ chức khoa học công nghệ và các đơn vị có liên quan khác tại tỉnh An Giang về những thành tựu khoa học công nghệ có thể nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao và sản xuất thử nghiệm. Hàng năm, tổ chức 03 - 05 cuộc Hội thảo chuyên đề nhằm tuyên truyền, trao đổi thông tin, cũng như xúc tiến các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ và sản xuất thử nghiệm.

-Tổ chức thực hiện các chương trình hợp tác nhằm tìm kiếm, khảo sát, đánh giá các kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ tiên tiến có thể nghiên cứu lựa chọn triển khai ứng dụng và phát triển tại An Giang.

-Tổ chức xúc tiến, hình thành và phát triển thị trường KH&CN tại tỉnh An Giang (xây dựng các kênh thông tin về những tiến bộ khoa học công nghệ mới, chợ khoa học công nghệ, các nhà đầu tư về khoa học công nghệ…) nhằm thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ và chuyển giao công nghệ của các đơn vị sản xuất kinh doanh, các tổ chức khoa học công nghệ…

-Tổ chức triển khai các hoạt động hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ tại tỉnh An Giang thực hiện những mô hình, dự án nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ, các mô hình, dự án về tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và sản xuất thử nghiệm có tính mới, tiên tiến, hiệu quả và có thể nhân rộng, phát triển tại địa phương.

- Hỗ trợ thực hiện các mô hình, dự án có nội dung về ứng dụng, đổi mới công nghệ được thực hiện theo Nghị định 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 của Chính Phủ, tối đa không quá 30% tổng kinh phí thực hiện mô hình, dự án và tổng kinh phí hỗ trợ tối đa không quá 400 triệu đồng.

- Hỗ trợ thực hiện các mô hình, dự án về sản xuất thử nghiệm được thực hiện theo đúng tinh thần Quyết định số 62/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư Liên tịch số 22/2010/TTLT-BTC-BKHCN ngày 21/02/2011 của Liên Bộ: Tài chính - Khoa học và Công nghệ và tổng kinh phí hỗ trợ tối đa không quá 300 triệu đồng.

- Hỗ trợ thực hiện các mô hình, dự án về chuyển giao công nghệ mới, công nghệ tiên tiến (không bao gồm đầu tư trang thiết bị công nghệ) và các mô hình, dự án tập huấn kỹ thuật, mức hỗ trợ tối đa là 100% kinh phí thực hiện mô

hình, dự án và tổng kinh phí hỗ trợ tối đa không quá 250 triệu đồng (Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, 2011).

Ngày 10 tháng 3 năm 2016 Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành quyết định số 567/QĐ-UBND về việc ban hành chương trình hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh An Giang từ 2016-2020 trong đó:

- Hỗ trợ thực hiện các dự án về đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa:

+ Tối đa đến 30% tổng kinh phí thực hiện dự án và tổng kinh phí hỗ trợ tối đa không quá 500 triệu đồng.

+ Tối đa đến 50% tổng kinh phí thực hiện dự án và tổng kinh phí hỗ trợ tối đa không quá 400 triệu đồng đối với các dự án thực hiện ở các vùng kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được theo các quy định hiện hành.

- Hỗ trợ thực hiện các dự án nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả được hỗ trợ tối đa đến 30% tổng kinh phí thực hiện dự án và tổng kinh phí hỗ trợ tối đa không quá 300 triệu đồng.

- Hỗ trợ thực hiện các dự án sản xuất thử nghiệm:

+ Tối đa đến 30% tổng mức kinh phí đầu tư mới cần thiết để thực hiện dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (không tính giá trị còn lại hoặc chi phí khấu hao trang thiết bị, nhà xưởng đã có vào tổng mức kinh phí đầu tư thực hiện dự án), nhưng tổng kinh phí hỗ trợ không quá 600 triệu đồng;

+ Tối đa đến 50% tổng mức kinh phí đầu tư mới cần thiết để thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc dự án triển khai tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo các quy định hiện hành, nhưng tổng kinh phí hỗ trợ không quá 500 triệu đồng;

+ Tối đa đến 70% tổng mức kinh phí đầu tư mới cần thiết để thực hiện dự án SXTN trong lĩnh vực nông nghiệp được triển khai tại có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn theo các quy định hiện hành, nhưng tổng kinh phí hỗ trợ không quá 400 triệu đồng.

- Hỗ trợ thực hiện các dự án về chuyển giao công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, chuyển giao sáng chế, sáng kiến, giải pháp hữu ích (không bao gồm đầu tư trang thiết bị công nghệ) tối đa đến 75%, nhưng không quá 300 triệu đồng.

- Hỗ trợ thực hiện các dự án tập huấn kỹ thuật để nâng cao trình độ và khả năng tiếp nhận các kiến thức khoa học tiến bộ mới là 100%, nhưng không quá 200 triệu đồng (Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, 2016).

Kết quả thực hiện ưu đãi phát triển khoa học công nghệ trong chế biến cá tra. Số dự án áp dụng khoa học công nghệ trong chế biến cá tra kể từ năm 2012 đến 2016 ngày càng tăng, tổng cả 5 năm số dự án áp dụng khoa học công nghệ trong chế biến cá tra là 32 dự án. Số lượng các dự án được hỗ trợ không đều qua các năm, năm 2013 có 1 dự án giảm 66%, năm 2014 có 5 dự án tăng 400%, năm 2015 có 7 dự án tăng 40%. Năm 2016 có 16 dự án tăng 128%. Dự án khoa học công nghệ sản xuất thử nghiệm trong chế biến cá tra chiếm số lượng lớn nhất là 20 dự án chiếm 62% tổng số dự án được hỗ trợ kể từ năm 2012 đến nay.

Bảng 4.18. Số dự án áp dụng khoa học công nghệ trong chế biến cá tra được hỗ trợ Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng GĐ 2012- 2016 Tỷ lệ (%) Dự án ứng dụng,

đổi mới công nghệ (dự án) 1 1 0 0 2 4 12,5 Dự án sản xuất thử nghiệm (dự án) 1 0 4 5 10 20 62,5 DA Chuyển giao công nghệ (dự án) 1 0 1 2 4 8 25,0 Tổng (dự án) 3 1 5 7 16 32 100,0 Tăng trưởng (%) -66,7 400,0 40,0 128,6

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ An Giang (2012-2016) Đánh giá kết quả thực hiện ưu đãi về áp dụng khoa học công nghệ trong chế biến cá tra, số lượng dự án áp dụng khoa học công nghệ trong chế biến cá tra tăng nhanh cho thấy các cơ sở chế biến đã biết tận dụng ưu đãi của Nhà nước và Chính quyền địa phương để mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ vào trong sản suất. Số dự án sản xuất thử nghiệm chiếm tỉ lệ cao nhất 62% cho thấy

việc chủ động nghiên cứu của doanh nghiệp trong việc đổi mới sản xuất phù hợp với thị trường. Tỷ lệ các dự án chuyển giao công nghệ không cao chỉ chiếm 25% cho thấy các công trình nghiên cứu khoa học cho sản xuất chế biến cá tra chưa nhiều và chưa đi sát với thực tế sản xuất.

Số liệu khảo sát cán bộ cho thấy có 83% cán bộ cho rằng ưu đãi áp dụng khoa học công nghệ trong chế biến cá tra thực hiện tốt tuy nhiên cần có chính sách ưu đãi việc nghiên cứu khoa học đối với chế biến cá tra và cần có cơ chế để nghiên cứu khoa học gần sát hơn với thực tế sản xuất.

Bảng 4.19. Đánh giá ưu đãi áp dụng khoa học công nghệ trong chế biến cá tra

Số trả lời (Người) Tỷ lệ (%)

Tốt 20 83,3

Khó thực thi trên thực tế 1 4,2

Cơ chế thực hiện vẫn còn vướng mắc 1 4,2

Thủ tục hành chính còn phức tạp 1 4,2

Khó khăn khác 1 4,2

Tổng 24 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra khảo sát (2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra tại tỉnh an giang (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)