Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra tại tỉnh an giang (Trang 52 - 54)

3.1.2.1. Về kinh tế

Mỗi năm kim ngạch hàng hoá xuất khẩu tỉnh An Giang đạt 750,13 triệu USD, trong đó, khu kinh tế nhà nước chiếm 4,4%, kinh tế tư nhân chiếm 93,3%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 2,3%.

Một số mặt hàng sản xuất chủ yếu bao gồm: Gạo 450 ngàn tấn, tương đương 200 triệu USD; Thuỷ sản đông lạnh 140 ngàn tấn, tương đương 253 triệu USD; Rau quả đông lạnh 9,4 ngàn tấn đạt 14,8 triệu USD; Hàng may mặc đạt 86 triệu USD.

Giá trị xuất - nhập qua các cửa khẩu biên giới: 1.132 triệu USD trong đó xuất khẩu trực tiếp đạt 315 triệu USD ; Nhập khẩu trực tiếp đạt 25 triệu USD .

Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản được thu hoạch 2.341 ha (kể cả diện tích sản xuất giống), trong đó diện tích nuôi cá tra là 1.200 ha; tuy nhiên, số lồng bè thả nuôi được thu hoạch cả năm 3.389 cái. Sản lượng thủy sản thu hoạch cả năm là 351 ngàn tấn, cơ cấu về loài thủy sản thả nuôi: Cá rô phi; Cá lóc....

Tổng thu ngân sách từ kinh tế địa bàn đạt 4.905,5 tỷ đồng. Trong đó, Hải quan thu 120 tỷ đồng; Ngành Thuế thu 4.785,5 tỷ đồng. Chi ngân sách địa phương ước thực hiện 9.905 tỷ đồng (Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, 2016).

3.1.2.2. Về xã hội

An Giang có 2.155.323 người với mật độ dân số trung bình là 609 người/km, trong đó Thành phố Long Xuyên là nơi có mức dân số cao nhất (280.635 người) và huyện Tịnh Biên có dân số thấp nhất (121.399 người). Dân số thành thị chiếm khoảng 30,22% trong tổng dân số của tỉnh và 69,78% dân số sinh sống ở vùng nông thôn.

Đến cuối năm 2013, An Giang có tổng số hộ dân toàn tỉnh là 542.913 hộ. Tổng số hộ nghèo toàn tỉnh là 26.945 hộ với 115.739 nhân khẩu. Tỷ lệ hộ nghèo là 4,96%/tổng số hộ dân. Thành phố Châu Đốc có số hộ nghèo thấp nhất tỉnh là với 276 hộ nghèo, tỷ lệ 0,95%; 03 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là Tri Tôn 14,38%; Tịnh Biên 12,98% và An Phú 9,46%. Sang năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh giảm 1,4%, hiện chỉ còn 3,56%, trong đó, huyện Tri Tôn và Tịnh Biên là những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, thành phố Châu Đốc có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất tỉnh (Nguyễn Thị Thùy Dung, 2017).

Dân tộc Kinh chiếm đa số trong tỉnh với 94,21%, người Khơme chiếm 4,31%, người Hoa chiếm 0,86%, người Chăm chiếm 0,61%, còn lại là các dân tộc khác. Các dân tộc nói chung đã hoà nhập thành cộng đồng dân cư, đoàn kết, gắn bó, đã có được các công trình sáng tạo mang tính lịch sử nghệ thuật đến độ đặc sắc của mình như chùa Chăm ở các huyện Phú Tân, Tân Châu, An Phú; chùa Tây An và Miếu Bà Chúa Xứ ở núi Sam, chùa Ông Bắc ở Long Xuyên, các chùa Khơme ở Tri Tôn, Tịnh Biên,…

Người dân An Giang sống chủ yếu bằng nghề nông, người dân vùng núi làm nương, trồng cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày, người dân vùng đồng

bằng làm lúa nước, nuôi thả tôm cá, đặc biệt là nuôi cá lồng bè trên sông. Ở Châu Đốc, An Phú nghề nuôi cá bè nổi tiếng không những về kinh tế chăn nuôi mà còn là điểm thu hút khách tham quan từ khắp nơi nước (Sở tài nguyên môi trường An Giang, 2010).

An Giang có hệ thống giao thông thuận tiện. Đường quốc gia 91 với chiều dài 91,3 km nối với tuyến đường quốc gia số 2 Campuchia và Thái Lan qua cửa khẩu Tịnh Biên và Vĩnh Xương. Có tất cả 14 con đường nhựa với tổng chiều dài 404 km trong tỉnh. Bên cạnh hệ thống đường này, An Giang cũng có hệ thống sông ngòi với sông Tiền (chiều dài 87 km) và sông Hậu (chiều dài 100 km) kết nối tỉnh với đồng bằng sông Mekong, Campuchia và Thái Lan. Hệ thống kênh cấp 2 và cấp 3 thuận tiện của tỉnh An Giang đảm bảo giao thông cho các thuyền có trọng tải từ 50 đến 100 tấn. An Giang có cảng Mỹ Thới với sản lượng bốc dỡ hàng hóa đạt 500.000 tấn/năm.

An Giang đầu tư phát triển điện kết nối 100% các xã với tổng chiều dài dây điện áp trung bình là 1.200 km, chiều dài dây điện áp thấp 1.300 km, và 1.410 km các trạm truyền tải với tổng điện áp 96.242 KVA được lắp đặt trong tỉnh.

An Giang đang hoạt động 53 hệ thống cung cấp nước trong thành phố,

thị trấn, thị xã với tổng lưu lượng đạt 60.000 m3/ngày. Nhà máy cung cấp

nước đang được xây dựng tại thành phố Long Xuyên với tổng lưu lượng đạt

34.000 m3/ngày và đạt tiêu chuẩn quốc gia về nước sạch (Nguyễn Thị Thùy

Dung, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kinh tế phát triển chế biến cá tra tại tỉnh an giang (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)