Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về cấp gıấy chứng nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 82 - 87)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về cấp gıấy chứng nhận

GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẠ HÒA

4.4.1. Các chính sách của Nhà nước và địa phương

Văn bản chính sách của nhà nước và các quy định của địa phương có ảnh hưởng lớn tới tiến độ thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, các văn bản chính sách rõ ràng, phù hợp với thực tế sẽ là điều kiện thuận lợi để người thực hiện công tác cấp giấy làm đúng và đạt kết quả cao.

Bảng 4.16. Đánh giá của cán bộ thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận đối với các quy định

Nội dung điều tra Tổng số

Số ý kiến Tỷ lệ %

Phù Hợp 6 40

Chưa Phù Hợp 9 60

Cộng 15 100

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)

Qua điều tra khảo sát cho thấy có tới 60% ý kiến cán bộ thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đánh giá các văn bản chính sách quy định về đất đai và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chưa phù hợp gây khó khăn cho việc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, điều này đã làm chậm tiến độ thực hiện cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Hạ Hòa nói riêng và trên cả nước nói chung.

4.4.2. Năng lực của cơ quan nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dụng đất

Năng lực của cán bộ làm công tác cấp GCNQSDĐ có ảnh hưởng rất lớn tới công tác cấp GCNQSDĐ bởi lẽ những cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn cao sẽ làm việc hiệu quả hơn cán bộ có trình độ thấp, ngoài ra khả năng nhìn nhận sự việc và giải quyết công việc của họ cũng tốt hơn. Ngoài ra, việc xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đòi hỏi phải trải qua nhiều bước để xác minh tính chính xác về thông tin của thửa đất. Do đó đòi hỏi lượng cán bộ thực hiện việc cấp giấy chứng nhận phải đủ về số lượng và đảm bảo về trình độ chuyên môn.

Bảng 4.17. Bảng tổng hợp số lượng, trình độ của cán bộ làm công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện Hạ Hòa

STT Đơn vị Tổng số hộ sử dụng đất Trình độ chuyên môn Trên đại học Đại học Trung cấp, sơ cấp I Huyện Hạ Hòa 17 5 12 0 1 Phòng TNMT 5 2 3 0 2 Văn phòng ĐKQSD đất 12 3 9 0 II Địa chính các xã, thị trấn 67 2 44 21 Tổng cộng 84 7 56 21

Nguồn: UBND huyện Hạ Hòa (2018)

Theo số liệu trong Bảng 4.17 ta có thể thấy về cơ bản cán bộ làm công tác cấp GCNQSD đất được đào tạo. Nhưng trong đó phần lớn là cán bộ học chuyển đổi từ hệ sơ cấp, trung cấp lên, chính vì vậy khả năng sử dụng các phần mền quản lý chung của ngành là hạn chế. Trong thời gian qua, huyện Hạ Hòa đã nỗ lực thực hiện nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên theo kết quả đánh giá cán bộ thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hạ Hòa cho thấy, còn 33,33% ý kiến đánh giá nhân lực thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện hiện nay cón thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu công việc. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ và kết quả việc kết cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hạ Hòa.

Bảng 4.18. Đánh giá của cán bộ thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận về nhân lực

Nội dung điều tra Tổng số

Số ý kiến Tỷ lệ %

Chưa đáp ứng yêu cầu 5 33,3 Đáp ứng yêu cầu 10 67,7

Cộng 15 100,0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)

Qua tìm hiểu cũng cho thấy, nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ đất đai chiếm một tỷ trọng đáng kể và ngày càng tăng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai là rất nặng nề, tuy nhiên đầu tư ngân sách cho công tác này chưa tương xứng, chưa có sự khen thưởng, động viên kịp thời đối với những người trực tiếp thực hiện các công việc chuyên môn trong lĩnh vực quản lý đất đai. Trong khi đó đối với một số ngành, lĩnh vực chuyên môn khác (thuế, hải quan, công an) thì đã có quy định trích một tỷ lệ nhất định từ các khoản thu để đầu tư trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ và động viên, khen thưởng các cán bộ chuyên môn. Điều này đã phần nào làm giảm kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hạ Hòa nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung.

4.4.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Vấn đề kỹ thuật, công nghệ, phương tiện máy móc phục vụ cho công tác quản lý thông tin và xác định lai lịch, thông tin về thửa đất là hết sức quan trọng. Quản lý đất đai là lĩnh vực hết sức phức tạp, lại phải đối diện với sự biến động liên tục và rất dễ nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp do đó công việc đòi hỏi phải có nguồn thông tin đầy đủ và chính xác.

Huyện đã được đầu tư cơ sở vật chất, trang bị các thiết bị. Nhưng nhìn chung, cơ sở vật chất trang thiết bị trong quản lý thông tin về đất đai nhằm phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chưa đáp ứng yêu cầu, cơ sở vật chất còn thiếu và lạc hậu.

Qua khảo sát cho thấy, có 26,67% ý kiến cán bộ được phỏng vấn đánh giá điều kiện, phương tiện làm việc của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện còn thiếu thốn và lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu công việc quản lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. phòng làm việc chật chội và còn chưa bố trí được nơi tiếp công dân; các phương tiện làm việc còn đơn sơ, thủ công. Đối với cán bộ địa chính xã, thị trấn thì các

phương tiện, trang thiết bị lại càng thiếu thốn. Do đó cần có quy định dành một tỷ lệ nhất định trong nguồn thu tài chính từ đất đai để đầu tư trực tiếp cho công tác quản lý đất đai của địa phương như đào tạo nguồn nhân lực, mua sắm trang thiết bị, cung cấp thông tin, tài liệu chuyên môn, pháp luật, internet,..., khen thưởng những cán bộ thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt kết quả cao.

Bảng 4.19. Đánh giá của cán bộ làm công tác giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về cơ sở vật chất phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận

Nội dung điều tra Tổng số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số ý kiến Tỷ lệ %

Hiện đại 2 13,33

Đầy đủ 9 60,00

Thiếu, lạc hậu 4 26,67

Cộng 15 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)

4.4.4. Cơ sở dữ liệu về quản lý đất đai

Hệ thống cơ sở dữ liệu về quàn lý đất đai như: Hệ thống bản đồ, hồ sơ địa chính lập là cơ sở quan trọng để xác định vị trí, ranh giới, kich thước thửa đất của hộ. Để hộ được cấp giấy chứng nhận thì các thông tin về thửa đất cần phải đầy đủ, rõ ràng. Do đó việc hệ thống thông tin đầy đủ, rõ rang sẽ là yếu tố thuận lợi cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn.

Bảng 4.20. Đánh giá của cán bộ làm công tác giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về cơ sở dự liệu

Nội dung điều tra Tổng số

Số ý kiến Tỷ lệ %

Đầy đủ, rõ ràng 4 26,7

Thiếu, cũ 11 73,3

Cộng 15 100,0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)

Qua điều tra khảo sát cho thấy, có hơn 70% ý kiến cán bộ thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đánh giá hệ thống cơ sở dữ liệu về quản lý đất đai phục vụ cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thiếu, cũ và còn nhiều sai sót. Cụ thể, hệ thống bản đồ, hồ sơ địa chính lập từ những năm 1997, 1998 (bản đồ tỷ lệ 1/1000) có nhiều sai sót về kích thước, hình thể, diện tích; biến động nhiều về chủ sử dụng đất. Hồ sơ địa chính phục vụ công tác

xét duyệt cấp giấy chứng nhận cơ bản được xây dựng từ năm 1997, 1998, đến nay đã được sử dụng hơn 20 năm nên mức độ biến động nhiều, có nơi vượt quá mức độ cho phép theo quy phạm. Cơ bản số hồ sơ kê khai đăng ký được lập vào giai đoạn năm 1998 - 2000, thiếu tính chính xác và mức độ đầy đủ của hồ sơ không cao. Ngoài ra, phần lớn đất đai do bố mẹ phân chia tài sản hoặc chia tách cho con cái, chuyển nhượng, chuyển đổi quyền sử dụng đất chỉ thực hiện bằng miệng hoặc không đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật do đó khi chuyển đổi chuyển nhượng cho người khác không có đủ căn cứ pháp lý.

Việc cơ sở dữ liệu thiếu và không chính xác đã ảnh hưởng rất lớn tới kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện trong thời gian qua.

4.4.5. Sự hiểu biết của người dân

Sự hiểu biết của người dân có ảnh hưởng lớn tới việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi người dân hiểu rõ được vai trò, ý nghĩa của giấy chứng nhận quyền sử đụng đất thì người sử dụng đất sẽ nhanh chóng thực hiện việc đăng ký xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngoài ra, khi người dân hiểu rõ về cơ quan và quy trình, thủ tục cấp gấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì việc làm hồ sơ giấy tờ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ đầy đủ, ít sai sót từ đó giảm thời gian, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn.

Bảng 4.21. Tổng hợp sự hiểu biết của người dân về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Chỉ tiêu Số lượng người Tỷ lệ (%)

1. Vai trò của GCNQSD đất 60 100,0

Biết rõ 30 50,0

Chưa biết rõ 10 16,7

Chưa biết 20 33,3

2. Biết cơ quan cấp GCNQSD đất 60 100,0

Có biết 29 48,3

Không biết 31 51,7

3. Biết quy trình cấp GCNQSD đất 60 100,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có biết 19 31,7

Không biết 41 68,3

Qua điều tra khảo sát cho thấy vẫn còn 33,3% người sử dụng đất chưa hiểu đầy đủ về vai trò của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 16, 7% người sử dụng đất được phỏng vấn chưa biết về vai trò của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Có 51, 7% người sử dụng đất được phỏng vấn chưa biết về cơ quan có chức năng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có 68,3% người sử dụng đất chưa biết quy trình, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 82 - 87)