Giải pháp nhằm thúc đẩy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 88 - 98)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.5.2.Giải pháp nhằm thúc đẩy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

4.5. Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy công tác cấp GCNQSD đất cho

4.5.2.Giải pháp nhằm thúc đẩy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

cho các hộ dân trên địa bàn huyện Hạ Hòa

4.5.2.1. Cải cách thủ tục hành chính liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Cải cách thủ tục hành chính là cải cách các loại thủ tục giấy tờ hành chính, các giao dịch giữa người dân, doanh nghiệp, xã hội với nhà nước. Các thủ tục hành chính và giao dịch phải hướng tới mục tiêu đơn giản hóa thủ tục, vì mục tiêu phục vụ tốt nhất cho các đối tượng. Cải cách thủ tục hành chính được xác định là một nội dung quan trọng , là khâu đột phá của cách cải hành chính. Công tác cải cách thủ ̣hành chính trong lĩnh vực đất đai trong thời gian qua nhìn chung chưa đạt được yêu cầu đề ra theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính. Trong lĩnh vực đất đai còn nhiều văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo, thủ tục hành chính rườm rà, chưa hợp lý, văn bản cũ vừa mới ban hành chưa kịp áp dụng đã ban hành văn bản mới, gây khó khăn cho ngay cả cơ quan Nhà nước thực thi pháp luật lẫn người dân và doanh nghiệp; tỷ lệ giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa trong lĩnh vực đất đai theo quy định của pháp luật vẫn còn rất thấp. Vấn đề thủ tục luôn là một vấn đề quan trọng chính vì vậy cần đơn giản hóa các thủ tục đăng ký đất đai, thủ tục phải được rút gọn, thực hiện một cách nhanh chóng hơn, không để thời gian thụ lý hồ sơ quá dài tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Chẳng hạn như theo quyết định 1402/QĐ-UBND ngày 18/6/2016 của UBND tỉnh Phú Thọ quy định về một số thủ tục hành chính trong đó có quy định về cấp GCN quyền sử dụng đất thực hiện tại cấp huyện. Vậy để cấp được GCN cho một thửa đất, một bộ hồ sơ khi gửi lên Văn phòng đăng ký quyền sử dụng huyện, UBND xã, thị trấn phải lập một bộ hồ sơ gồm: Đơn xin cấp GCNQSDĐ của người sử dụng đất, hóa đơn chứng từ hoặc phiếu thu tiền, phiếu lấy ý kiến của dân cư, danh sách công khai các trường hợp được cấp GCNQSDĐ và biên bản kết thúc công khai. Để lập được bộ hồ sơ này trước hết phải thành lập Hội đồng tư vấn đất đai của xã, sau đó công khai thủ tục trong 15 ngày tại UBND xã. Kết thúc công khai hồ sơ mới được chuyển lên Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã. Vì vậy để đơn giản hóa thủ tục hành chính và tiết kiệm thời gian thì hồ sơ nào có đầy đủ hóa đơn chứng từ thể hiện việc mua

bán đất thì chỉ cần Đơn xin cấp GCNQSDĐ của người sử dụng đất và hóa đơn chứng từ hoặc biên lai thu tiền của UBND xã bán đất. Bởi vì trên hóa đơn chứng từ đã thể hiện việc mua bán đất, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất do đó việc thành lập Hội đồng tư vấn đất đai của xã và công khai tại xã là không cần thiết. Bên cạnh đó, thủ tục tham vấn ý kiến từ các cơ quan ban ngành trong quá trình xử lý hồ sơ mất nhiều thời gian: Việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng hận quyền sử dụng đất phải căn cứ trên quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất và đầu tư xây dựng, … do vậy cần phải có ý kiến của các cơ quan chuyên môn, cơ quan chủ quản trong từng lĩnh vực thẩm định, có ý kiến. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức kinh tế phải có ý kiến về quy hoạch, xây dựng của Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân huyện về chức năng quy hoạch, chỉ giới hành lang các công trình kỹ thuật; ngành nông nghiệp là chỉ giới về hàng lang đê điều, hành lang thoát lũ và những công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi; ngành điện là hành lang an toàn lưới điện; ngành thuế, tài chính xác định giá thuê đất, … Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng khi đi giao dịch nhất là trong lĩnh lực cấp GCNQSDĐ cần tiến hành đơn giản hóa các thủ tục hành chính cụ thể:

+ Các loại giấy tờ của công dân có nội dung cần thẩm định thì phải được mẫu hóa thống nhất. Cần niêm yết công khai, minh bạch 100% thủ tục hành chính, cả phí, lệ phí cũng như thời gian giải quyết công việc của công dân, tổ chức để nhân dân theo dõi và thực hiện tốt nhiệm vụ. Khi xây dựng phải công khai để dân biết, dân đóng góp ý kiến vì mục tiêu chung là mang lại lợi ích cho nhân dân. Trên thực tế các thủ tục hành chính ban hành là do thẩm quyền của nhà nước chưa có sự quy định bắt buộc là phải có sự thỏa thuận và góp ý của người dân, doanh nghiệp và xã hội mà chỉ nhằm mục tiêu để quản lý, tạo thuận cho mình nên sinh ra tiêu cực; không vì lợi ích của người dân, doanh nghiệp và xã hội.

+ Cần nghiên cứu, phát hiện và loại bỏ những thủ tục rườm rà không cần thiết, thiếu đồng bộ, phải tạo ra một cơ chế thông thoáng tạo thuận lợi cho mọi công dân khi cần liên hệ. Chẳng hạn như yêu cầu công dân nộp thêm nhiều giấy tờ không cần thiết, trái quy định pháp luật (như nộp bản sao sổ hộ khẩu, giấy CMND, giấy kết hôn, sơ đồ thửa đất; thủ tục đăng ký biến động vẫn phải nộp đơn xin cấp GCN, văn bản xác minh việc chấp hành pháp luật đất đai); Mặc dù huyện đã thành lập bộ phận “Một cửa” trực thuộc UBND cấp thị xã để thực hiện việc tiếp nhận, trả

kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Nhưng thực tế, người dân vẫn phải qua thêm “cửa” kho bạc để thực hiện nghĩa vụ tài chính. Hay, trường hợp công dân nộp hồ sơ tại xã. Xã chuyển hồ sơ cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai qua bộ phận “Một cửa”. Nhưng khi hợp đồng đo đạc, người dân lại phải trực tiếp đến ”cửa” Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai để làm việc. Quy định tưởng tiện cho dân, nhưng vô hình chung lại làm kéo dài thời gian giải quyết.

+ Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật nhiều hơn nữa để người dân nắm rõ hơn về các thủ tục hành chính mà họ có quyền và nghĩa vụ phải thực hiện. Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân hiểu rõ về quyền lợi, nghĩa vụ của người sử dụng đất, thực hiện việc kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chấp hành đầy đủ nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định; phối hợp với chính quyền các cấp giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai ngay từ cở sở.

+ Nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật đất đai nói chung và quy định về đăng ký, cấp giấy chứng nhận nói riêng cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Theo điều 50 Luật đất đai thì để cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình cá nhân trước hết phải có đơn xin cấp GCNQSDĐ đất và các hóa đơn chứng từ kèm theo nhưng trong thực tế tại địa phương các hóa đơn chứng từ đó đều thể hiện các nội dung khác như: lệ phí trước bạ, thu tiền đền bù hoa lợi, phí xây dựng công trình, phí xây dựng quê hương... tất cả những hóa đơn chứng từ đó theo quy định của Luật đất đai thì không được cấp GCNQSDĐ. Trên thực tế những trường hợp đó chủ yếu là do UBND xã bán đất cho hộ, gia đình cá nhân nhưng trong phiếu thu tiền không được ghi là bán đất nên UBND xã đã ghi sang nội dung khác cho phù hợp tại thời điểm đó. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho nhân dân khi mua đất, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết định 46 quy định những trường hợp như: lệ phí trước bạ, thu tiền đền bù hoa lợi, phí xây dựng công trình, phí xây dựng quê hương... tất cả những hóa đơn chứng từ này được sử dụng để cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân. Đây cũng là nội dung khác so với quy định của luật nhưng lại phù hợp với tình hình quản lý đất đai tại địa phương, giải quyết những nhu cầu bức xúc của nhân dân.

4.5.2.2. Nâng cao năng lực trình độ cán bộ địa chính xã, thị trấn

Trong công tác cấp GCNQSDĐ vai trò của đội ngũ cán bộ địa chính đóng vai trò rất lớn. Tuy nhiên trong thực tế đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã còn thiếu

về số lượng cũng như chất lượng. Mà khối lượng công việc quản lý đất đai rất nhiều do nhu cầu về cấp giấy chứng nhận ngày càng tăng lên đã gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý đất đai, làm chậm tiến độ cấp GCNQSDĐ. Trên thực tế để lập được một bộ hồ sơ cấp GCNQSDĐ ngoài việc kê khai đầy đủ thông tin của người sử dụng đất thì cán bộ địa chính xã phải nắm được tình trạng về thửa đất đó, chẳng hạn như nguồn gốc thửa đất, thời điểm sử dụng đất, có tranh chấp, khiếu kiện gì không và phù hợp với quy hoạch hay không ?... tất cả những điều đó được xác nhận vào đơn cấp giấy để cơ quan cấp trên làm căn cứ để cấp đất. Ngược lại nếu như các thông tin đó mà cán bộ địa chính xã không nắm được thì việc cấp GCNQSDĐ cho người sử dụng đất sẽ không được tiến hành theo như quy định. Mặt khác trình độ của cán bộ địa chính còn yếu kém, nhiều cán bộ chưa nắm rõ các quy định của nhà nước về trình tự thủ tục cấp GCNQSDĐ, không có tinh thần trách nhiệm trong công tác cấp GCNQSDĐ cho người dân. Để giải quyết vấn đề này cần phải tăng cường thêm lực lượng cán bộ địa chính cho các xã giải quyết về vấn đề thiếu hụt về số lượng cũng như chất lượng. Khi tuyển cán bộ phải kiểm tra chặt chẽ khả năng làm việc, chuyên ngành đào tạo của người nộp hồ sơ dự tuyển tránh tình trạng người chưa qua đào tạo chuyên môn vào làm trái ngành, nâng cao khả năng tin học và áp dụng công nghệ mới trong công tác cấp GCNQSDĐ. Hiện nay vấn đề tiêu cực trong công tác quản lý đất đai đặc biệt là công tác về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được người dân phàn nàn nhiều nhất là sự nhũng nhiễu, gây khó khăn của cán bộ địa chính xã, phường... Vì vậy, để đẩy nhanh tiến độ công tác cấp GCNQSDĐ cần:

UBND xã, thị trấn thực hiện bố trí đủ số lượng cán bộ địa chính xã, thị trấn có đủ phẩm chất và năng lực, đảm bảo tính ổn định, chuyên nghiệp, chấm dứt tình trạng thường xuyên thay đổi cán bộ địa chính cấp xã, thị trấn. Trên thực tế đất đai là lĩnh vực rất phức tạp, đòi hỏi cán bộ địa chính nắm rõ được tình hình đất đai trên địa bàn để giải quyết tùy theo từng trường hợp cụ thể. Mà theo quy định thì trong lĩnh vực đất đai 3 năm sẽ luân chuyển cán bộ địa chính một lần. Do đó để nắm chắc và thành thạo đất đai trên địa bàn xã đòi hỏi cán bộ địa chính phải có thời gian nắm bắt và tìm hiểu địa bàn mình quản lý. Do đó, để giải quyết tốt các vấn đề về đất đai nhất là trong lĩnh vực cấp GCNQSDĐ phải đảm bảo tính ổn định chấm dứt tình trạng thường xuyên thay đổi cán bộ địa chính cấp xã, phường. Tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực công tác của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi

nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai, cán bộ địa chính các xã, phường đảm bảo năng lực thực hiện nhiệm vụ. Cân đối, bố trí đảm bảo kinh phí thực hiện nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định. Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu đối với những đơn vị không hoàn thành kế hoạch; xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ gây phiền hà, sách nhiễu đối với tổ chức, cá nhân khi thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

UBND xã, phường thực hiện hướng dẫn, phổ biến định kỳ cho cán bộ địa chính, cán bộ các xã, phường về chuyên môn nghiệp vụ như: chỉnh lý biến động bản đồ, đăng ký kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất …

Có kế hoạch cụ thể để thực hiện đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cho toàn thể đội ngũ cán bộ chuyên môn về quản lý đất đai, đặc biệt là cán bộ địa chính xã, phường và cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai để đảm bảo sự ổn định, tính chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới.

4.5.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai

Ứng dụng công nghệ thông tin là một trong các định hướng quan trọng của ngành Tài nguyên và Môi trường trong giai đoạn hiện nay. Việc ứng dụng công nghệ thông tin là bắt buộc để đáp ứng được các mục tiêu quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường theo hướng phát triển bền vững và thực hiện chủ trương kinh tế hóa ngành. Trong các lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý đất đai đã đạt được một số thành tựu nhất định, tuy nhiên còn nhiều điểm bất cập cần phải có một chiến lược dài hạn với các mục tiêu và phương pháp cụ thể để có thể có được một cơ sở dữ liệu đất đai theo mô hình hiện đại, thông suốt từ cấp trung ương đến cấp địa phương và là một trong những công cụ quản lý chính của ngành. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý đất đai đã đạt được một số thành tựu nhất định, tuy nhiên còn nhiều điểm bất cập cần phải có một chiến lược dài hạn với các mục tiêu và phương pháp cụ thể để có thể có được một cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu theo mô hình hiện đại, thông suốt từ cấp trung ương đến cấp địa phương và là một trong những công cụ quản lý chính của ngành. Hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất hiện nay còn mang tính thủ công, thực hiện thiếu thống nhất ở các địa phương. Công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

chưa theo kịp tiến độ đo đạc lập bản đồ địa chính, do đó hạn chế hiệu quả đầu tư của việc đo vẽ bản đồ. Cơ sở dữ liệu bản đồ, hồ sơ địa chính thiếu về số lượng và kém về chất lượng, được cập nhật không thường xuyên, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai và thị trường bất động sản trong giai đoạn hiện nay. Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện chậm, không đạt được mục tiêu đề ra đã ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền sử dụng đất của tổ chức và hộ gia đình cá nhân, hạn chế việc giao dịch quyền sử dụng đất trên thị trường bất động sản. Việc ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin giúp nhà quản lý về đất đai giảm được đáng kể thời gian cho việc tra cứu, tìm kiếm các thông tin về đất đai và giúp có được thông tin một cách dễ dàng, chính xác nhất, giúp quản lý các biến động và cập nhật chúng mộ cách kịp thời nhanh chóng, làm cho các thông tin luôn phán ánh một cách trung thực nhất về hiện trạng của từng thửa đất, giúp cho công tác cấp GCNQSDĐ một cách dễ dàng và chính xác bằng việc cập nhật các thông tin về thửa đất vào hệ thống. Đối với người dân việc ứng dụng công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 88 - 98)