Bản đồ hành chính huyện Hạ Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 44 - 47)

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hạ Hòa (2018 )

Trung tâm huyện Hạ Hòa, cách thành phố Việt Trì khoảng 70km. Nằm ở vị trí tiếp giáp với các tỉnh vùng Tây Bắc có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu

hàng hoá, phát triển kinh tế, huyện Hạ Hoà có nhiều lợi thế để trở thành trung tâm kinh tế - xã hội tiểu vùng Tây Bắc tỉnh Phú Thọ.

- Địa hình, địa mạo

Địa hình chung thấp dần theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông nam, vùng giữa huyện dọc theo Sông Hồng có độ cao thấp hơn được bao bọc bởi hai vùng đồi núi cao phía Tây Bắc giáp (giáp huyện Yên Lập) và Đông Bắc giáp (huyện Đoan Hùng). Các triền Núi Ông, Núi Văn, Núi Tiêu Phong, Núi Kìm, Núi Chưa ở phía Tây, hướng dốc đổ dồn về phía hữu ngạn Sông Hồng. Các dãy Núi Gò Ngang, Núi Buộm, Núi Sơn Nhiễu, Núi Vua ở phía Đông Bắc, sườn núi thấp dần về phía Tây Nam, hướng dốc đổ dồn về phía Tả ngạn Sông Hồng. Đặc điểm của kiến tạo tự nhiên hình thành nên 3 tiểu vùng khác nhau:

+ Tiểu vùng núi thấp, đồi cao: Nằm ở phía Tây bắc huyện nơi giáp ranh với huyện Yên Lập và phía Đông Bắc huyện giáp huyện Đoan Hùng và tỉnh Yên Bái. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 200m-600m, độ dốc trung bình 250-300, đồi chạy thành từng dải ngắn, có những nếp đứt gãy bởi các thung lũng hẹp. Kiểu địa hình tập trung ở các xã: Quân Khê, Xuân Áng, Vô Tranh, Đại Phạm, Phụ khánh, Hà Lương…

+ Tiểu vùng đồi thấp: Nằm phía Nam của huyện tiếp giáp với huyện Thanh Ba và huyện Đoan Hùng. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 100m-200m, địa hình ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 50-100, tập trung ở các xã: Chuế Lưu, Bằng Giã, Văn Lang, Gia Điền, Phương Viên, Cáo Điền, Yên Kỳ, Ấm Hạ, Hương Xạ, Minh Côi …

+ Tiểu vùng đồng bằng ven Sông Hồng: Phân bố dọc theo 2 bờ Sông Hồng, là vùng đất phù sa được bồi và không được bồi hàng năm. Vùng này tương đối bằng phẳng, có nhiều đầm hồ, tập trung các xã: Vụ Cầu, Mai Tùng, Vĩnh Chân, Lang Sơn, Minh Hạc, Chính Công, Liên Phương, Hậu Bổng, thị trấn Hạ Hoà …

- Khí hậu

Theo phân vùng khí hậu của tỉnh Phú Thọ, huyện Hạ Hoà nằm trong tiểu vùng khí hậu phía Bắc (Tiểu vùng 1) với đặc trưng chủ yếu sau đây:

+ Lượng mưa trung bình (R): 1.367,1mm/năm.

+ Tổng tích nhiệt bình quân trong năm (Q): 8.000 – 8.2000C. + Nhiệt độ trung bình (T) 23,40C.

+ Độ ẩm trung bình 85,6%.

Nhìn chung, khí hậu huyện Hạ Hoà phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của nhiều cây trồng, vật nuôi, nhất là cây lâu năm và gia súc. Tuy nhiên do lượng mưa nhiều lại tập chủ yếu vào mùa hạ (70%) nên hàng năm thường xảy ra lũ, úng ở mức độ khác nhau gây khó khăn cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, gìn giữ cảnh quan môi trường và đời sống của nhân dân.

- Thuỷ văn

Chế độ thuỷ văn trên địa bàn phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống sông, ngòi, suối, ao hồ, đầm.... được phân bố rộng khắp trên địa bàn huyện, trong đó đáng kể nhất là Sông Hồng và các chi lưu của nó.

+ Sông Hồng chảy qua địa phận huyện theo hướng Tây Bắc-Đông Nam với chiều dài 32km, chiều rộng trung bình khoảng 500m, lưu vực rộng, lưu lượng nước ở mùa mưa rất lớn.

+ Ngòi Lao: Bắt nguồn từ Núi Banh thuộc huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái qua huyện Yên Lập rồi đến địa phận huyện Hạ Hoà thuộc 2 xã Vô Tranh và Bằng Giã với chiều dài 17km, lưu lượng dòng nước tương đối lớn.

+ Ngòi Vần: Bắt nguồn từ khu vực Núi Hàm, Núi Bông, Núi Nả thuộc tỉnh Yên Bái chảy qua xã Hiền Lương 2,0km, hiện tại Ngòi Vần được chặn lại, tạo thành một hồ nước lớn rộng khoảng 300 ha.

+ Các Hồ, Đầm có diện tích khoảng 2.000 ha, trong đó một số đầm lớn như: Đầm Chính Công, Đầm Ao Châu, Đầm Phai, Đầm Láng, Đầm Mồng, Đầm Lớn, Hồ Lăng Thượng, Hồ Hàm Kỳ, Đầm Chì, Đầm Móng Hội, Đầm Thanh Ba… là những nơi dự trữ, cung cấp nước tưới và kết hợp nuôi trồng thuỷ sản.

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Trong những năm qua kinh tế tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Hạ Hòa nói riêng đã có bước phát triển rõ rệt. Một số chỉ tiêu kinh tế năm 2018 của huyện Hạ Hòa đạt được như sau:

Tổng giá trị sản xuất đạt: 1.869.866 triệu đồng, đạt 100,10% so với kế hoạch tăng 6,6% so với cùng kỳ. Trong đó: Giá trị nông lâm nghiệp đạt: 853.300 triệu đồng, đạt 98,4% so với kế hoạch tăng 2,9% so với cùng kỳ (kế hoạch 4,6% trở lên). Giá trị công nghiệp - TTCN, xây dựng đạt: 258.598 triệu đồng, đạt 100,6% so với kế hoạch tăng 9,3% so với cùng kỳ (kế hoạch 8,6% trở lên). Giá

trị thương mại, dịch vụ, du lịch đạt: 757.968 triệu đồng, đạt 100,7% so với kế hoạch tăng 9,8% so với cùng kỳ (kế hoạch 8% trở lên).

Nhìn chung những năm gần đây cơ cấu kinh tế kinh tế huyện Hạ Hòa đã có sự dịch chuyển tăng dần tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 44 - 47)