Kinh nghiệm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 35 - 44)

Phần 1 Mở đầu

2.2.1.Kinh nghiệm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các tỉnh

2.2. Thực tiễn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

2.2.1.Kinh nghiệm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các tỉnh

2.2.1.1. Kinh nghiệm thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Thị xã Quảng Yên – tỉnh Quảng Ninh

Thị xã Quảng Yên đã cơ bản hoàn thành cấp GCN QSDĐ đạt 98,18% tương ứng với 78.428 giấy, số phần trăm còn lại tương ứng với 3.000 hồ sơ. Trong đó nhóm đất nông nghiệp đạt 99,17%, nhóm đất phi nông nghiệp đạt 97,82%. Công tác cấp GCN QSDĐ ở Quảng Yên đã được thực hiện có nền nếp từ những năm 1995 khi mới thành lập Phòng Địa chính (sau này là Phòng Tài nguyên - Môi trường). Để đạt được kết quả như trên, từ công tác đo đạc bản đồ, thị xã đã đảm bảo độ chính xác đến từng cm. Trong quá trình đo đạc thị xã cũng đảm bảo sự có mặt đầy đủ của cán bộ địa chính, thôn trưởng, chủ sử dụng đất, đội nghiệm thu để tránh nhầm lẫn dẫn đến một loạt những rắc rối kéo dài thời gian cấp giấy. Khi khâu này đã hoàn thiện, chính xác mới thiết lập hệ thống bản đồ địa chính rồi ký giáp ranh, lập hồ sơ đăng ký, công khai niêm yết và cấp sổ... Cẩn thận hơn, Phòng Tài nguyên - Môi trường đã tham mưu cho UBND thị xã bàn giao bản đồ đến từng thửa cho cán bộ địa chính, thôn trưởng, chủ sử dụng đất và chủ đất giáp ranh để mọi người xem, ký xác nhận. Chính vì vậy, trong nhiều năm trở lại đây thị xã chưa có trường hợp nào khiếu kiện sau cấp GCN QSDĐ… (Lê Hải Điệp, 2014).

Yếu tố quan trọng nữa góp phần đẩy nhanh tiến độ cấp GCN QSDĐ của Quảng Yên chính là công tác tổ chức, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Sẽ không thể hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ nếu nguồn nhân lực thiếu và yếu, chính vì vậy, thị xã đã huy động và hợp đồng thêm nguồn nhân lực có trình độ kinh nghiệm chuyên môn. Hàng tuần họp báo cáo, kiểm điểm, đánh giá và rút kinh nghiệm công tác thực hiện. Phòng Tài nguyên - Môi trường luôn sát sao, tham mưu cho lãnh đạo thị xã giải quyết các vướng mắc với quan điểm “mắc đâu gỡ đó”. UBND thị xã cũng đã thành lập các tổ công tác kiểm tra trực tiếp xuống 19 xã, phường để rà soát, nắm tình hình thực tế và hướng dẫn người dân nên tiến trình cấp GCNQSDĐ được thúc đẩy nhanh chóng. Đặc biệt, thời gian qua, tỉnh đã hỗ trợ hàng chục tỷ đồng cho thị xã trong công tác đầu tư trang thiết bị đo đạc công nghệ điện tử, xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu thông tin GCN QSDĐ trên phần mềm… Đến nay, thị xã đã hoàn thành đo đạc và đăng ký xây dựng cơ sở dữ

liệu cấp giấy để đồng nhất bản đồ tại 3 xã, phường và đang tiếp tục xử lý ở 16 xã, phường còn lại. Khi hệ thống này hoàn thiện sẽ giúp cho công tác quản lý được bài bản hơn, dễ tra cứu, đảm bảo hạn chế tối đa các sai sót (Thanh Hằng, 2013).

2.2.1.2. Kinh nghiệm thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tỉnh Cao Bằng

Trong năm 2013, toàn tỉnh Cao bằng đã cấp được 226 Giấy chứng nhận cho các tổ chức đạt 90,4% so với kế hoạch, với diện tích cấp 11.736,91 ha.

Thực hiện cấp GCN QSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân theo Nghị quyết 30/2012/QH-13 của Quốc hội: Được triển khai thực hiện trên địa bàn 164/199 xã, phường, thị trấn và Cấp GCN QSDĐ theo dự án tổng thể tại 07 xã huyện Bảo Lâm và 02 thị trấn Tà Lùng, Hòa Thuận huyện Phục Hòa.

Kết quả đã cấp được 56.398 GCN với tổng diện tích 13.691,28 ha cho 36.232 hộ đạt 115,15 % so với kế hoạch. (Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp cấp được 47.161 GCN với diện tích 13.311,31 ha; Đất ở tại nông thôn cấp được 6.087 GCN với diện tích 262,17 ha; Đất ở đô thị cấp được 3.150 GCN với diện tích 117,8 ha).

Đến nay trên địa bàn toàn tỉnh đã cấp được 442.529 Giấy chứng nhận. Trong đó:

* Cấp GCN cho hộ gia đình cá nhân: Đất sản xuất nông nghiệp cấp được

218.315 GCN với diện tích 79.706,76 ha đạt 86,78 % diện tích cần cấp; Đất ở nông thôn cấp được 92.167GCN với diện tích 3.541,01 ha đạt 96,54% diện tích cần cấp; Đất ở đô thị 26.939 GCN với diện tích 706,12 ha đạt 93,5 % diện tích cần cấp. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp: Được 103.875 GCN; diện tích cấp: 399.503,59 ha đạt 90,12 % diện tích cần cấp.

* Cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức: 1.231 GCN; diện tích: 37.155,52

ha. Trong đó: Đất chuyên dùng: 941 GCN, diện tích: 1.200,56 ha đạt 81,05 % diện tích cần cấp; Đất lâm nghiệp: 285 GCN, diện tích: 35.912,64 ha đạt 99,37 % diện tích cần cấp; Các loại đất khác: 5 GCN, diện tích 42,32 ha.

Để đạt được những kết quả như trên là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội đã giúp đẩy nhanh, gọn, hiệu quả và đảm bảo đúng quy định trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, dự án, và hộ dân trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là công tác tuyên truyền, vận động người sử dụng đất hiểu được tầm quan trọng của Giấy chứng nhận và

những lợi ích mang lại sau khi được cấp Giấy chứng nhận, và đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về cấp Giấy chứng nhận, đặc biệt là công tác cải cách thủ tục hành chính ở các cấp, các ngành (Lê Hải Điệp, 2014).

2.2.1.3. Kinh nghiệm thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tỉnh Tiền Giang

Từ khi thực hiện Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ đối với công tác cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ), đến tháng 3/2012 trên toàn tỉnh đã tiến hành cấp đổi được 89.675 giấy, diện tích 24.810,50 ha. Trong đó, dự án: "Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam" (gọi tắt là dự án VLAP) đã thực hiện năm 2009; công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính chính quy, đăng ký cấp mới, cấp đổi GCNQSDĐ đang thực hiện 14 xã (huyện Gò Công Tây 4 xã, huyện Chợ Gạo 10 xã) với khối lượng diện tích đo đạc là 18.669,10 ha, tổng số giấy chứng nhận là 71.552 giấy, đã tiến hành cấp đổi 30.415 giấy, đạt 42,5%. Đối với 3 huyện đo đạc thành lập bản đồ địa chính chính quy năm 2000, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử sụng đất (Chợ Gạo 19 xã, Cai Lậy 28 xã, Gò Công Tây 13 xã) với tổng số giấy chứng nhận đã phát đổi cho người sử dụng đất là 155.823/ 291.212 giấy, đạt 53,5% (Trần Thanh Bá, 2013).

Trong công tác cấp đổi GCN QSDĐ trên địa bàn tỉnh, tổng số giấy chứng nhận đã viết là 291.212 giấy, đã phát đổi cho người sử dụng đất được 155.823 giấy, còn tồn chưa phát cho người sử dụng đất 135.389 giấy (Trần Thanh Bá, 2013).

Để đạt được những kết quả như trên, kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấ của tỉnh đã tiến hành các công việc cụ thể bao gồm:

- Rà soát, thống kê những thửa đất, những chủ sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện (đến từng xã).

- UBND cấp thành phố, xã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt việc cấp đổi GCN QSDĐ.

- Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện tăng cường hỗ trợ cán bộ địa chính xã.

- Các xã xây dựng kế hoạch, sắp xếp lịch cấp đổi GCN QSDĐ và công bố, vận động để người dân thực hiện theo quy định.

- UBND tỉnh, huyện, thành phố có kế hoạch làm việc cụ thể với các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong việc cấp đổi GCN QSDĐ, có kế hoạch thống nhất thực hiện giữa văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và ngân hàng.

- Đối với trường hợp bổ sung hồ sơ, cán bộ địa chính xã, cán bộ phụ trách bộ phận một cửa hướng dẫn thực hiện theo quy định.

- Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) làm việc với từng huyện để trao đổi thống nhất giải pháp tổ chức cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cử cán bộ chuyên môn hỗ trợ các huyện; đồng thời phối hợp với UBND huyện, thành phố chỉ đạo thực hiện. Hàng tuần bộ phận chuyên môn phải có báo cáo tiến độ cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến Sở TN - MT và UBND huyện, thành phố để phối hợp chỉ đạo.

- Giao Trung tâm Công nghệ Thông tin TN - MT xây dựng cơ sở dữ liệu, tập huấn hướng dẫn chuyển giao công nghệ tin học trong công tác quản lý đất đai, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính có sử dụng phần mềm dùng chung từ cấp xã, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đến cấp tỉnh đối với những huyện đủ điều kiện.

Trong quá trình triển khai thực hiện công tác cáp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một số nguyên nhân tồn đọng được chỉ ra bao gồm:

- Một số hộ dân chưa ý thức được quyền của người sử dụng đất khi được Nhà nước cấp GCN QSDĐ nên không đến cấp đổi giấy.

- Đa số giấy chứng nhận người sử dụng đất đã thế chấp ngân hàng, quỹ tín dụng để vay vốn sản xuất. Sự phối hợp của ngân hàng, quỹ tín dụng và Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện chưa chặt chẽ.

- Bổ sung hồ sơ:

+ Những thửa đất đã viết giấy chứng nhận theo tên mới do: thừa kế, cho tặng, mua bán nhưng không đến các cơ quan chức năng hoàn tất thủ tục.

+ Một số hộ dân không có khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính khi xác định lại diện tích đất ở theo quy định.

- Thời gian đăng ký sau đo đạc đến khâu phát giấy kéo dài nên số lượng biến động nhiều.

- Một số nơi Đảng ủy, UBND xã chưa thực sự quan tâm đến công tác này, chỉ làm rầm rộ khi phát động, sau đó giao cho cán bộ địa chính thực hiện, không kiểm tra nhắc nhở. Công tác tuyên truyền, vận động người sử dụng đất tham gia

cấp đổi GCN QSDĐ không thường xuyên. Cán bộ địa chính xã không xây dựng kế hoạch cho công tác cấp đổi giấy, mà còn phải tham gia nhiều công việc khác, một số xã do thay đổi cán bộ địa chính.

- Hộ gia đình, cá nhân làm mất giấy cũ.

- Cấp huyện tổ chức cấp đổi chưa tốt, cụ thể như thành lập tổ cấp đổi ở văn phòng đăng ký QSDĐ nhưng do lực lượng ít, địa bàn rộng lại thực hiện nhiều công việc nên ít dành thời gian cho việc cấp đổi giấy.

- Trong thời gian qua việc cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính ở 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) chưa thường xuyên; một số huyện có cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính nhưng chỉ làm được ở cấp huyện và cũng không thường xuyên, liên tục.

- Hiện nay, hầu hết các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện cán bộ địa chính chưa được cung cấp phần mềm quản lý, cập nhật, chỉnh lý biến động để sử dụng chung.

- Việc lập hồ sơ biến động không đúng quy định, nơi lưu trữ hồ sơ còn chật hẹp, chưa đáp ứng yêu cầu (Trần Thanh Bá, 2013).

2.2.2. Kinh nghiệm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các huyện 2.2.2.1. Kinh nghiệm QLNN về đất đai quận Ngô Quyền - Hải Phòng

Đối với vụ việc cấp đất sai thẩm quyền, chia chác đất đai tại quận Ngô Quyền là một huyện mới chuyển thành quận, đang trong giai đoạn đô thị hoá mạnh. Công tác QLNN về đất đai bị buông lỏng trong nhiều năm. Vụ việc chính quyền quận tự ý chia chác đất đai cho những người quen, người thân mới đây bị phát hiện. Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Hải Phòng, Nguyễn Văn Thành cho biết: Hải Phòng bước đầu đã quyết định thu hồi 148 lô đất của 146 hộ trong số 868 hộ được cấp đất tại đây, trong đó có 9 người tự giác trả lại 11 lô (có 1 trường hợp trả 2 lô); 7 lô của các trường hợp không có hộ khẩu tại Hải Phòng và 130 lô của các trường hợp không thực hiện kê khai theo quy định của thành phố. Đối chiếu với tiêu chuẩn được giao đất làm nhà ở do UBND thành phố ban hành, hiện vẫn còn một số cán bộ lãnh đạo các sở, ngành, địa phương không thuộc diện được cấp đất tại đây sẽ buộc xử lý thu hồi lại đất sau khi thẩm định từng trường hợp (kể cả trường hợp nhượng quyền SDĐ trước đó). Được biết, quỹ đất thu hồi này sẽ được thành phố Hải Phòng quản lý, sử dụng đúng mục đích hoặc đấu giá quyền sử dụng, góp phần mang lại nguồn thu cho ngân sách thành phố. Mặt khác, thành phố còn quyết định thu hồi 1,278 tỷ đồng quyết toán sai

trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng của dự án, nộp vào ngân sách nhà nước. Cùng với việc khẩn trương rà soát, thực hiện các giải pháp thu hồi lại diện tích đất giao không đúng đối tượng, Hải Phòng còn kiên quyết xử lý kỷ luật một số cán bộ mắc sai phạm. Đồng thời, thành phố tập trung chỉ đạo kiểm điểm và rút ra bài học kinh nghiệm trong việc quản lý, chỉ đạo thực hiện dự án. Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, dự án cấp đất làm nhà ở tại Quán Nam (quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng) có nhiều sai phạm, như: Phá vỡ quy hoạch, giao đất sai đối tượng, xác định sai chủ đầu tư, vi phạm nghiêm trọng các thủ tục xây dựng cơ bản và chế độ báo cáo..., gây dư luận xấu trong nhân dân.

2.2.2.2. Kinh nghiệm QLNN về đất đai quận Cầu Giấy - Hà Nội

Quận Cầu Giấy lại được thành lập tháng 9/1997, có tổng diện tích tự nhiên là 1.204 ha, dân số khoảng 185.000 người, dân cư hàng năm luôn biến động theo chiều hướng gia tăng từ 10- 12%, là quận có tốc độ đô thị hoá nhanh, nên dự án đầu tư xây dựng rất lớn... do vậy hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội, không đáp ứng kịp nhu cầu... Dù vậy, công tác quy hoạch và quản lý trật tự xây dựng và QLĐĐ theo quy hoạch và KHSDĐ được triển khai khá hiệu quả. Quận cũng đã tổ chức được nhiều lớp tập huấn hướng dẫn, phổ biến thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về quy hoạch xây dựng, 7 tháng đầu năm 2007, quận đã cấp được 669 giấy phép xây dựng (163.266 m2 sàn), tăng tỷ lệ kiểm soát công trình đạt 85%, công tác quản lý thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, đấu giá cũng tích cực được triển khai thực hiện. Đặc biệt, quận đã triển khai rất tốt công tác đấu giá quyền sử dụng đất, chỉ tính 7 tháng đầu năm 2007, đã tổ chức được 2 đợt đấu giá quyền quyền sử dụng đất, với tổng diện tích 0,93 ha thu được 294,0 tỷ đồng. Công tác quản lý đầu tư xây dựng, trong thời gian qua cũng được chú trọng, nên đã góp phần tạo gương mặt mới cho quận.

2.2.2.3. Kinh nghiệm QLNN về đất đai tại huyện Vụ Bản – tỉnh Nam Định

Thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-TU ngày 17-7-2012 của BCH Đảng bộ tỉnh, Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 2-10-2012 của UBND tỉnh về việc tăng cường lãnh đạo công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh.

Huyện Vụ Bản đã tập trung chỉ đạo rà soát, phân loại và xác định nguyên nhân còn tồn tại trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện. Kết quả cho thấy việc giao đất trái thẩm quyền xảy ra từ năm 2005 trở về trước với tổng số

666 trường hợp; đến nay đã xử lý và công nhận quyền sử dụng đất cho 457/666 hộ gia đình, cá nhân; hiện tại còn 191 hộ gia đình, cá nhân đang xây dựng phương án giải quyết. Ngoài vụ việc này, với tinh thần chỉ đạo quyết liệt và sự nỗ lực vào cuộc của Huyện ủy, UBND huyện, công tác xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai của huyện đã có bước tiến mới, cụ thể: trong tổng số 8.407 hộ vi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 35 - 44)