Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 50)

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Trên cơ sở kết quả báo cáo công tác cấp giấy GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân của huyện Hạ Hòa, đề tài được tiến hành thực hiện lựa chọn điểm điều tra trên địa bàn 03 xã, thị trấn gồm: xã Lang Sơn, xã Minh Hạc và thị trấn Hạ Hòa. Để có lựa chọn như vậy là tác giả đã phân theo 2 khu vực đô thị, nông thôn. Mặt khác là các xã có tỷ lệ cấp GCNQSD đất khác nhau, cụ thể: đại diện cho khu vực có tỷ lệ cấp GCNQSD đất cao (thị trấn Hạ Hòa); đại diện cho khu vực có tỷ lệ cấp GCNQSD đất trung bình (xã Minh Hạc); đại diện cho khu vực có tỷ lệ cấp GCNQSD đất thấp (xã Lang Sơn).

- Điều kiện lựa chọn: Các xã, thị trấn có số lượng đăng ký cấp GCNQSD lớn và có nhiều tồn tại vướng mắc trong công tác đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu và đăng ký biến động quyền sử dụng đất.

- Đại diện cho 02 khu vực đô thị và nông thôn.

+ Khu vực đô thị chọn thị trấn Hạ Hòa: Là trung tâm của huyện, là nơi đất đai có giá trị nhất và cũng là khu vực có nhiều giao dịch liên quan đến đất đai.

+ Khu vực nông thôn:

- Xã Minh Hạc và Xã Lang Sơn Là xã có diện tích đất chia làm hai phần tương đối rõ gồm: Phần ở gần bám theo đường nhựa đất có giá trị; phần còn lại là đất đồi có giá trị kinh tế thấp.

Với việc lựa chọn điều tra, nghiên cứu tại 03 đơn vị hành chính trên cũng có thể thấy được toàn cảnh công tác quản lý đất đai cũng như việc đăng ký, cấp GCNQSD đất toàn huyện.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thu thập thông qua các báo cáo của UBND huyện Hạ Hòa.

Các thông tin số liệu về công tác quản lý Nhà nước về đất đai của huyện Hạ Hòa (từ năm 2016 đến năm 2018), như tổng số diện tích được cấp giấy; số giấy chứng nhận được cấp; những vướng mắc trong quá trình cấp giấy chứng nhận...được thu thập từ các báo cáo, số liệu thống kê của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hạ Hòa.

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

a) Phỏng vấn cán bộ quản lý

- Cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường: 02 người; - Cán bộ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất: 03 người;

- UBND xã, thị trấn: 05 Chủ tịch và 05 Công chức địa chính xã, thị trấn; Các nội dung điều tra chủ yếu bao gồm thông tin cơ bản về người được phỏng vấn; tình hình thực hiện, chấp hành các quy định của Nhà nước về công tác quản lý đất đai nói chung và cấp GCN quyền sử dụng đất nói riêng; ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về các công tác quản lý nhà nước về đất đai (cấp GCNQSD đất) (ý kiến đánh giá về công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật về công tác cấp giấy; về công tác thanh tra, kiểm tra....)

b) Phỏng vấn hộ gia đình, cá nhân

- Số lượng hộ dân chọn phỏng vấn: Tổng số hộ được phỏng vấn là 60 hộ (mỗi xã, thị trấn phỏng vấn 20 hộ, bao gồm: đất ở 10 hộ, đất nông nghiệp 10 hộ.

- Hộ chọn phỏng vấn: Là những gia đình, cá nhân mới làm công tác đăng ký cấp GCNQSD đất, các hộ đang có nhu cầu đăng ký cấp giấy hoặc các hộ có những vướng mắc liên quan đến đất đai.

- Nội dung phỏng vấn: Nội dung phỏng vấn chủ yếu bao gồm tình hình cơ bản của hộ, tình hình cấp GCNQSD đất của hộ, ý kiến đánh giá của hộ về thủ tục cấp GCNQSD đất, kinh phí cấp GCNQSD đất…., ý kiến đề xuất của hộ về việc cấp GCNQSD đất.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý và sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, mô tả hiện trạng môi trường làm việc, các cơ chế chính sách của Nhà nước về lao động đang được áp dụng và các quyền lợi mà người sử dụng đất được hưởng.

3.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh

Từ những số liệu nghiên cứu thu thập được thông qua xử lý đem so sánh các chỉ tiêu tương ứng giữa các năm với nhau để tìm ra những ưu điểm, nhược điểm của công tác quản lý nhà nước về đất đai từ đó đưa ra đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý sử dụng đất.

3.2.3.3. Phương pháp ma trận SWOT

Sau khi xác định yếu tố cơ bản của các điều kiện bên trong và bên ngoài, có thể tiến hành lập một ma trận SWOT. Khi xây dựng ma trận có thể xảy ra trường hợp là có quá nhiều yếu tố cơ hội hoặc nguy cơ. Do đó, nhà quản lý cần xác định được cơ hội và nguy cơ chủ yếu trong quá trình hình thành chiến lược.

Phương pháp này mang lại lợi ích trong việc phác họa có tính gợi ý cho việc đề ra chiến lược, giải pháp thúc đẩy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng sử dụng đất đai

- Tổng diện tích đất nông nghiệp, phi nông nghiệp

- Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp - Tổng diện tích đất lâm nghiệp

- Tổng diện tích đất NTTS

- Diện tích đất nông nghiệp khác.

- Diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp phân theo các đối tượng sử dụng.

- Diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp phân theo đối tượng được giao.

3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện tình hình đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Số hộ sử dụng đất

- Số hộ đã kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Số hộ chưa kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Tỷ lệ hộ đã kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Số hố sơ kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Diên tích đất cần kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Tỷ lệ diện tích đã kê khai/ tổng diện tích cần kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

3.2.4.3. Nhóm chỉ tiêu thẻ hiện kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

(1) Số hộ và tỷ lệ hộ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (2) Số hộ chưa được cấp giấy chứng nhận do các nguyên nhân

- Số hộ chưa được cấp giấy chứng nhận do có tranh chấp

- Số hộ chưa được cấp giấy chứng nhận do chưa có đủ hồ sơ

- Số hộ chưa được cấp giấy chứng nhận do nằm trong quy hoạch

- Số hộ chưa được cấp giấy chứng nhận do có lấn chiếm đất

- Số hộ chưa được cấp giấy chứng nhận do chưa kê khai

(3) Diện tích đất đã kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

(4) Diện tích đất chưa kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất

(5) Diện tích và tỷ lệ diện tích đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tỷ lệ diện tich đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ tổng diện tích đã kê khai

(6) Đánh giá của đối tượng sử dụng đất về các vấn đề liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận

- Số ý kiến đánh giá thủ tục hành chính công khai minh bạch

- Số ý kiến đánh giá thời gian thực hiện việc cấp giây chứng nhận quyền sử dụng đất nhanh, chậm, bình thường

- Số ý kiến đánh giá thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

(7) Diện tích đất đã kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

(8) Diện tích đất chưa kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất

(9) Diện tích và tỷ lệ diện tích đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tỷ lệ diện tich đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ tổng diện tích đã kê khai

(10) Đánh giá của đối tượng sử dụng đất về các vấn đề liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận

- Số ý kiến đánh giá thủ tục hành chính công khai minh bạch

- Số ý kiến đánh giá thủ tục hành chính không công khai minh bạch

- Số ý kiến đánh giá thời gian thực hiện việc cấp giây chứng nhận quyền sử dụng đất nhanh, chậm, bình thường

- Số ý kiến đánh giá thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI VÀ QUY TRÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN QUY TRÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

4.1.1. Khái quát công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Hạ Hòa Hòa

4.1.1.1. Hệ thống quản lý đất đai tại huyện Hạ Hòa

Bộ máy quản lý đất đai của huyện Hạ Hòa gồm có: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, cán bộ địa chính của 33 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Hạ Hòa, có chức năng tham mưu giúp UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra các hoạt động quản lý về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, theo quy định của pháp luật. Phòng Tài nguyên và Môi trường chịu sự quản lý, chỉ đạo toàn diện của UBND huyện đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là đơn vị trực thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường, là cơ quan dịch vụ công có chức năng tổ chức thực hiện việc đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất, chỉnh lý thống nhất biến động về sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, quản lý hồ sơ địa chính; giúp Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Về tổ chức biên chế, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hạ Hòa gồm: 01 Trưởng phòng; 02 Phó phòng; 02 chuyên viên thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường; 12 cán bộ chuyên viên thuộc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

- Cán bộ địa chính xã, thị trấn: huyện Hạ Hòa có 33 xã, thị trấn với 52 cán bộ địa chính đã có kinh nghiệm và biên chế công chức Nhà nước, ngoài ra còn 15 cán bộ hợp đồng. Được sự quan tâm của UBND huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường nên trong quá trình thực hiện các chính sách về đất đai, cán bộ địa chính các xã, thị trấn thường xuyên được tập huấn nghiệp vụ, văn bản mới liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai, tuy nhiên do trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế nên hiện tại đội ngũ cán bộ địa chính chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.

4.1.1.2. Công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Hạ Hòa

Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện, UBND huyện đã căn cứ Luật đất đai, các nghị định của chính phủ, các thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Chỉ đạo trực tiếp của tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý , sự dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.

Trong những năm qua, HĐND huyện và UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành trong huyện triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai của Đảng và Nhà nước, nên công tác quản lý và sử dụng đất đai của huyện được quản lý chặt chẽ, sử dụng rất hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, đảm bảo phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các khu, cụm công nghiệp đã thu hút nhiều dự án của các tổ chức trong và ngoài tỉnh, dự án đầu tư nước ngoài đầu tư vào huyện , giải quyết nhiều việc làm cho lao động địa phương, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Để có được kết quả như vậy là do UBND huyện đã chỉ đạo, làm tốt các nhiệm vụ như sau:

- Xác lập địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính. UBND huyện Hạ hòa đã có văn bản đề nghị UBND các xã, thị trấn rà soát báo cáo chi tiết về ranh giới, địa giới hành chính. Đến nay các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hạ Hòa có ranh giới rất ổn định và chính xác, đặc biệt là các xã mới được thành lập bản đồ địa chính chính quy theo tọa độ VN2000.

- Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Được sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường 12/33 các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã được đo đạc lập bản đồ chính quy, còn 21 xã chưa được đo đạc bản đồ địa chính chính quy (hiện nay vẫn sử dụng bản đồ đo từ những năm 1998, 1999 với độ chính xác thấp và có nhiều biến động). Vì vậy, để thuận lợi cho công tác quản lý thì các xã chưa được đo đạc bản đồ địa chính chính quỹ cần được đo đạc và những xã đã được đo thì phải có cập nhật biến động thường xuyên để tiện cho công tác quản lý sử dụng.

- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Quy hoạch xây dựng huyện Hạ Hòa được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 228/QĐ-TTg ngày 02/11/2005. UBND huyện đã tiến hành công bố công khai quy hoạch đồng thời căn cứ vào các nội dung của đồ án quy hoạch chung tính toán cân đối quỹ đất nhằm đáp ứng được yêu cần phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020. Mặt khác hàng năm UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất để UBND huyện báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt. Đến nay, công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Hạ Hòa đã được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt để thực hiện.

- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất.

Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã chỉ rõ: “Đất đai phải được phân bổ hợp lý, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả cao…”,“Thu hẹp các đối tượng được giao đất và mở rộng đối tượng được thuê đất”. Nghị quyết cũng nhấn mạnh: “Quy định cụ thể điều kiện để nhà đầu tư được giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời có chế tài đồng bộ, cụ thể để xử lý nghiêm, dứt điểm các trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhưng sử dụng lãng phí, không đúng mục đích, đầu cơ đất, chậm đưa đất vào sử dụng…”. Trên tinh thần của Nghị quyết, Luật Đất đai sửa đổi năm 2013 đã được Quốc hội nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 50)