Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 44)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

Hạ Hoà là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ; có tổng diện tích tự nhiên 34.147,17 ha, với 33 đơn vị hành chính (32 xã, 1 thị trấn). Địa giới hành chính tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc và Tây bắc giáp tỉnh Yên Bái; - Phía Tây Nam giáp huyện Yên Lập; - Phía Nam giáp huyện Cẩm Khê;

- Phía Đông giáp huyện Đoan Hùng và huyện Thanh Ba.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Hạ Hòa

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hạ Hòa (2018 )

Trung tâm huyện Hạ Hòa, cách thành phố Việt Trì khoảng 70km. Nằm ở vị trí tiếp giáp với các tỉnh vùng Tây Bắc có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu

hàng hoá, phát triển kinh tế, huyện Hạ Hoà có nhiều lợi thế để trở thành trung tâm kinh tế - xã hội tiểu vùng Tây Bắc tỉnh Phú Thọ.

- Địa hình, địa mạo

Địa hình chung thấp dần theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông nam, vùng giữa huyện dọc theo Sông Hồng có độ cao thấp hơn được bao bọc bởi hai vùng đồi núi cao phía Tây Bắc giáp (giáp huyện Yên Lập) và Đông Bắc giáp (huyện Đoan Hùng). Các triền Núi Ông, Núi Văn, Núi Tiêu Phong, Núi Kìm, Núi Chưa ở phía Tây, hướng dốc đổ dồn về phía hữu ngạn Sông Hồng. Các dãy Núi Gò Ngang, Núi Buộm, Núi Sơn Nhiễu, Núi Vua ở phía Đông Bắc, sườn núi thấp dần về phía Tây Nam, hướng dốc đổ dồn về phía Tả ngạn Sông Hồng. Đặc điểm của kiến tạo tự nhiên hình thành nên 3 tiểu vùng khác nhau:

+ Tiểu vùng núi thấp, đồi cao: Nằm ở phía Tây bắc huyện nơi giáp ranh với huyện Yên Lập và phía Đông Bắc huyện giáp huyện Đoan Hùng và tỉnh Yên Bái. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 200m-600m, độ dốc trung bình 250-300, đồi chạy thành từng dải ngắn, có những nếp đứt gãy bởi các thung lũng hẹp. Kiểu địa hình tập trung ở các xã: Quân Khê, Xuân Áng, Vô Tranh, Đại Phạm, Phụ khánh, Hà Lương…

+ Tiểu vùng đồi thấp: Nằm phía Nam của huyện tiếp giáp với huyện Thanh Ba và huyện Đoan Hùng. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 100m-200m, địa hình ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 50-100, tập trung ở các xã: Chuế Lưu, Bằng Giã, Văn Lang, Gia Điền, Phương Viên, Cáo Điền, Yên Kỳ, Ấm Hạ, Hương Xạ, Minh Côi …

+ Tiểu vùng đồng bằng ven Sông Hồng: Phân bố dọc theo 2 bờ Sông Hồng, là vùng đất phù sa được bồi và không được bồi hàng năm. Vùng này tương đối bằng phẳng, có nhiều đầm hồ, tập trung các xã: Vụ Cầu, Mai Tùng, Vĩnh Chân, Lang Sơn, Minh Hạc, Chính Công, Liên Phương, Hậu Bổng, thị trấn Hạ Hoà …

- Khí hậu

Theo phân vùng khí hậu của tỉnh Phú Thọ, huyện Hạ Hoà nằm trong tiểu vùng khí hậu phía Bắc (Tiểu vùng 1) với đặc trưng chủ yếu sau đây:

+ Lượng mưa trung bình (R): 1.367,1mm/năm.

+ Tổng tích nhiệt bình quân trong năm (Q): 8.000 – 8.2000C. + Nhiệt độ trung bình (T) 23,40C.

+ Độ ẩm trung bình 85,6%.

Nhìn chung, khí hậu huyện Hạ Hoà phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của nhiều cây trồng, vật nuôi, nhất là cây lâu năm và gia súc. Tuy nhiên do lượng mưa nhiều lại tập chủ yếu vào mùa hạ (70%) nên hàng năm thường xảy ra lũ, úng ở mức độ khác nhau gây khó khăn cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, gìn giữ cảnh quan môi trường và đời sống của nhân dân.

- Thuỷ văn

Chế độ thuỷ văn trên địa bàn phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống sông, ngòi, suối, ao hồ, đầm.... được phân bố rộng khắp trên địa bàn huyện, trong đó đáng kể nhất là Sông Hồng và các chi lưu của nó.

+ Sông Hồng chảy qua địa phận huyện theo hướng Tây Bắc-Đông Nam với chiều dài 32km, chiều rộng trung bình khoảng 500m, lưu vực rộng, lưu lượng nước ở mùa mưa rất lớn.

+ Ngòi Lao: Bắt nguồn từ Núi Banh thuộc huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái qua huyện Yên Lập rồi đến địa phận huyện Hạ Hoà thuộc 2 xã Vô Tranh và Bằng Giã với chiều dài 17km, lưu lượng dòng nước tương đối lớn.

+ Ngòi Vần: Bắt nguồn từ khu vực Núi Hàm, Núi Bông, Núi Nả thuộc tỉnh Yên Bái chảy qua xã Hiền Lương 2,0km, hiện tại Ngòi Vần được chặn lại, tạo thành một hồ nước lớn rộng khoảng 300 ha.

+ Các Hồ, Đầm có diện tích khoảng 2.000 ha, trong đó một số đầm lớn như: Đầm Chính Công, Đầm Ao Châu, Đầm Phai, Đầm Láng, Đầm Mồng, Đầm Lớn, Hồ Lăng Thượng, Hồ Hàm Kỳ, Đầm Chì, Đầm Móng Hội, Đầm Thanh Ba… là những nơi dự trữ, cung cấp nước tưới và kết hợp nuôi trồng thuỷ sản.

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Trong những năm qua kinh tế tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Hạ Hòa nói riêng đã có bước phát triển rõ rệt. Một số chỉ tiêu kinh tế năm 2018 của huyện Hạ Hòa đạt được như sau:

Tổng giá trị sản xuất đạt: 1.869.866 triệu đồng, đạt 100,10% so với kế hoạch tăng 6,6% so với cùng kỳ. Trong đó: Giá trị nông lâm nghiệp đạt: 853.300 triệu đồng, đạt 98,4% so với kế hoạch tăng 2,9% so với cùng kỳ (kế hoạch 4,6% trở lên). Giá trị công nghiệp - TTCN, xây dựng đạt: 258.598 triệu đồng, đạt 100,6% so với kế hoạch tăng 9,3% so với cùng kỳ (kế hoạch 8,6% trở lên). Giá

trị thương mại, dịch vụ, du lịch đạt: 757.968 triệu đồng, đạt 100,7% so với kế hoạch tăng 9,8% so với cùng kỳ (kế hoạch 8% trở lên).

Nhìn chung những năm gần đây cơ cấu kinh tế kinh tế huyện Hạ Hòa đã có sự dịch chuyển tăng dần tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ.

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Hạ Hòa 2018

Mặt khác huyện Hạ Hoà có nhiều tiềm năng lợi thế phát triển du lịch cả du lịch sinh thái và văn hoá lịch sử, có đền Mẫu Âu Cơ, đầm Ao Châu, khu Ao Giời - Suối Tiên…nhưng do hạ tầng chưa được đầu tư tương xứng, kinh nghiệm kinh doanh du lịch còn hạn chế, các sản phẩm dịch vụ còn nghèo, chất lượng du lịch chưa cao, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ chưa đáp ứng nhu cầu khách, nên du lịch chưa phát triển mạnh.

3.1.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Dân số

Theo số liệu thống kê đến 31 tháng 12 năm 2018, dân số toàn huyện Hạ Hoà có 108.450 người, được phân bố ở 33 xã, thi trấn; dân số thuộc khu vực đô thị có 8.266 người chiếm 7,62%, dân số thuộc khu vực nông thôn là 100.184 người chiếm 92,38% dân số toàn huyện; mật độ bình quân dân số là 317 người/km2.

Dân số tập trung không đều, thường tập trung ở thị trấn và các xã có địa hình bằng phẳng, gần đường giao thông (quốc lộ, tỉnh lộ), mật độ đông nhất là xã Vụ Cầu 819 người/km2, thấp nhất ở xã Quân khê là 113 người/km2.

Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên năm 2018 là 0,75%. - Lao động, việc làm

45,60% 40,60%

13,80%

Nông lâm nghiệp, thủy sản

Công nghiệp - TTCN và xây dựng

Toàn huyện có 67.850 lao động, trong đó số lao động trong độ tuổi là 53.942 người, chiếm tỉ lệ 79,50%; số người ngoài độ tuổi tham gia lao động là 13.908 người, chiếm tỷ lệ 20,5% tổng số lao động. Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, lao động trong nông nghiệp chiếm đến 80%, lao động có tay nghề, đã qua đào tạo chỉ chiếm tỷ lệ thấp 15%.

Phân theo ngành nghề, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất với 67,60%; lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 17,90%; lao động dịch vụ - thương mại chiếmn 14,50%. Xu hướng chuyển dịch giảm dần tỷ lệ lao động sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản, tăng dần tỷ lệ lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, lao động dịch vụ - thương mại.

- Thu nhập và mức sống: Trong những năm qua các mặt đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện ổn định và từng bước được cải thịên. Bình quân giá trị sản xuất năm 2018 đạt 28,8 triệu đồng/người/năm. An ninh lương thực được giữ vững, bình quân lương thực ở mức khá, năm 2018 đạt 445 kg/người/năm.Tỷ lệ hộ được xem truyền hình, sử dụng điện lưới quốc gia, dùng nước sạch, ngày càng tăng lên qua hàng năm. Sức khoẻ của nhân dân được quan tâm chăm sóc, thể hiện tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm, số xã đạt chuẩn quốc gia về Y tế tăng nhanh, đến năm 2018 đã có 33/33 xã, thị trấn.

3.1.4. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Theo kết quả Dự án Điều tra thoái hóa đất kỳ đầu tỉnh Phú Thọ (Quyết định số 3706/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt kết quả thực hiện dự án Điều tra thoái hóa đất kỳ đầu tỉnh Phú Thọ), xác định trên địa bàn huyện Hạ Hòa có các loại đất chính sau:

Bảng 3.1: Các loại đất của huyện Hạ Hoà

STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

1 Đất bãi cát 43,81 0,13 2 Đất thung lũng 1.041,00 3,05 3 Đất đỏ vàng 18.543,00 54,30 4 Đất phù sa 6164 18,05 5 Đất khác 8.355,36 24,47 Tổng diện tích tự nhiên 34.147,17 100,00 Nguồn: UBND tỉnh Phú Thọ (2018)

Theo kết quả điều tra thoái hóa đất kỳ đầu tỉnh Phú Thọ, trên địa bàn Hạ Hòa có 14.714 ha đất bị thoái hóa, chiếm 52,34% diện tích điều tra của huyện (diện tích đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng), trong đó:

+ Diện tích đất bị thoái hóa nặng có 4.515 ha, xảy ra ở xã Văn Lang, Vô Tranh, Yên Kỳ, Yên Luật, Lệnh Khanh, Đại Phạm,...

+ Diện tích đất bị thoái hóa trung bình có 5.372 ha, diện tích đất bị thoái hóa nhẹ có 4.827 ha, xảy ra ở các xã, thị trấn.

Đây là vấn đề có tác động trực tiếp đến việc sử dụng đất của huyện Hạ Hòa, qua việc cải tạo quỹ đất đã bị thoái hóa, diện tích bị thoái hóa khó có khả năng cải tạo để sản xuất nông nghiệp có thể chuyển đổi sang các mục đích phi nông nghiệp, diện tích đất chưa bị thoái hóa cần có biện pháp hạn chế tác động xấu ảnh hưởng làm tăng nhanh quá trình thoái hóa đất.

* Tài nguyên nước

Trên địa bàn huyện Hạ Hòa có sông lớn là sông Thao và một số ngòi lớn như ngòi Lao, ngòi Vần, ngòi Mỹ, ngòi Lửa Việt, các sông, ngòi có lưu lượng nước lớn, nhất là về mùa mưa. Ngoài ra còn có các hệ thống các hồ đầm lớn nhỏ như đầm Chính Công, đầm Ao Châu, đầm Vân Hội, đầm Phai, đầm Làng, đầm Mồng, đầm Lớn, đầm Chì,... Đây là nguồn tài nguyên có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển kinh tế của huyện. Là nguồn cung cấp nước cho sản xuất thông qua việc khai thác hệ thống thủy lợi dẫn nước để sản xuất nông nghiệp. Hệ thống đầm hồ lớn có tiềm năng trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt có đầm Ao Châu và đầm Vân Hội có tiềm năng trong việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

* Tài nguyên rừng

Ngoài diện tích rừng sản xuất và rừng phòng hộ, trên địa bàn huyện Hạ Hòa có 670 ha rừng đặc dụng thuộc khu vực Núi Nả xã Quân Khê, nơi đây là khu vực rừng có ý nghĩa lớn đối với huyện Hạ Hòa trong việc bảo tồn các loài động thực vật rừng. Với sự kết nối của hệ thống giao thông ngày càng đồng bộ, cùng với định hướng phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ theo hướng du lịch tâm linh, văn hóa, lễ hội và du lịch sinh thái nghỉ dưỡng thì với nguồn tài nguyên rừng này của huyện Hạ Hòa có tiềm năng lớn trong việc phát triển du lịch sinh thái với định hướng hình thành Khu du lịch Ao Giời - Suối Tiên.

* Tài nguyên khoáng sản

Theo tài liệu điều tra về địa chất và các hoạt động thăm dò khảo sát hiện nay, xác định trên địa bàn huyện Hạ Hòa ngoài có mỏ sắt đang khai thác ở xã Vô Tranh thì còn một số mỏ Caolin - Fenspat ở xã Hà Lương, Ấm Hạ, Phụ Khánh, Gia Điền, Yên Luật, Chính Công, Hương Xạ, Đại Phạm; mỏ sét phong hóa ở xã Vô Tranh, Minh Côi; mỏ đất sét ở xã Y Sơn; mỏ cát khu vực xã Lâm Lợi, Phụ Khánh, Vụ Cầu,… Đây là nguồn tài nguyên có tiềm năng khai thác trong giai đoạn tới, huyện Hạ Hòa xác định một số vị trí đưa vào phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để làm căn cứ cho việc cấp phép thăm dò và khai thác, phục vụ phát triển công nghiệp khai khoáng của huyện.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Trên cơ sở kết quả báo cáo công tác cấp giấy GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân của huyện Hạ Hòa, đề tài được tiến hành thực hiện lựa chọn điểm điều tra trên địa bàn 03 xã, thị trấn gồm: xã Lang Sơn, xã Minh Hạc và thị trấn Hạ Hòa. Để có lựa chọn như vậy là tác giả đã phân theo 2 khu vực đô thị, nông thôn. Mặt khác là các xã có tỷ lệ cấp GCNQSD đất khác nhau, cụ thể: đại diện cho khu vực có tỷ lệ cấp GCNQSD đất cao (thị trấn Hạ Hòa); đại diện cho khu vực có tỷ lệ cấp GCNQSD đất trung bình (xã Minh Hạc); đại diện cho khu vực có tỷ lệ cấp GCNQSD đất thấp (xã Lang Sơn).

- Điều kiện lựa chọn: Các xã, thị trấn có số lượng đăng ký cấp GCNQSD lớn và có nhiều tồn tại vướng mắc trong công tác đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu và đăng ký biến động quyền sử dụng đất.

- Đại diện cho 02 khu vực đô thị và nông thôn.

+ Khu vực đô thị chọn thị trấn Hạ Hòa: Là trung tâm của huyện, là nơi đất đai có giá trị nhất và cũng là khu vực có nhiều giao dịch liên quan đến đất đai.

+ Khu vực nông thôn:

- Xã Minh Hạc và Xã Lang Sơn Là xã có diện tích đất chia làm hai phần tương đối rõ gồm: Phần ở gần bám theo đường nhựa đất có giá trị; phần còn lại là đất đồi có giá trị kinh tế thấp.

Với việc lựa chọn điều tra, nghiên cứu tại 03 đơn vị hành chính trên cũng có thể thấy được toàn cảnh công tác quản lý đất đai cũng như việc đăng ký, cấp GCNQSD đất toàn huyện.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thu thập thông qua các báo cáo của UBND huyện Hạ Hòa.

Các thông tin số liệu về công tác quản lý Nhà nước về đất đai của huyện Hạ Hòa (từ năm 2016 đến năm 2018), như tổng số diện tích được cấp giấy; số giấy chứng nhận được cấp; những vướng mắc trong quá trình cấp giấy chứng nhận...được thu thập từ các báo cáo, số liệu thống kê của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hạ Hòa.

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

a) Phỏng vấn cán bộ quản lý

- Cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường: 02 người; - Cán bộ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất: 03 người;

- UBND xã, thị trấn: 05 Chủ tịch và 05 Công chức địa chính xã, thị trấn; Các nội dung điều tra chủ yếu bao gồm thông tin cơ bản về người được phỏng vấn; tình hình thực hiện, chấp hành các quy định của Nhà nước về công tác quản lý đất đai nói chung và cấp GCN quyền sử dụng đất nói riêng; ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về các công tác quản lý nhà nước về đất đai (cấp GCNQSD đất) (ý kiến đánh giá về công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật về công tác cấp giấy; về công tác thanh tra, kiểm tra....)

b) Phỏng vấn hộ gia đình, cá nhân

- Số lượng hộ dân chọn phỏng vấn: Tổng số hộ được phỏng vấn là 60 hộ (mỗi xã, thị trấn phỏng vấn 20 hộ, bao gồm: đất ở 10 hộ, đất nông nghiệp 10 hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 44)