Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 48 - 50)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1.4.Các nguồn tài nguyên

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.4.Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Theo kết quả Dự án Điều tra thoái hóa đất kỳ đầu tỉnh Phú Thọ (Quyết định số 3706/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt kết quả thực hiện dự án Điều tra thoái hóa đất kỳ đầu tỉnh Phú Thọ), xác định trên địa bàn huyện Hạ Hòa có các loại đất chính sau:

Bảng 3.1: Các loại đất của huyện Hạ Hoà

STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

1 Đất bãi cát 43,81 0,13 2 Đất thung lũng 1.041,00 3,05 3 Đất đỏ vàng 18.543,00 54,30 4 Đất phù sa 6164 18,05 5 Đất khác 8.355,36 24,47 Tổng diện tích tự nhiên 34.147,17 100,00 Nguồn: UBND tỉnh Phú Thọ (2018)

Theo kết quả điều tra thoái hóa đất kỳ đầu tỉnh Phú Thọ, trên địa bàn Hạ Hòa có 14.714 ha đất bị thoái hóa, chiếm 52,34% diện tích điều tra của huyện (diện tích đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng), trong đó:

+ Diện tích đất bị thoái hóa nặng có 4.515 ha, xảy ra ở xã Văn Lang, Vô Tranh, Yên Kỳ, Yên Luật, Lệnh Khanh, Đại Phạm,...

+ Diện tích đất bị thoái hóa trung bình có 5.372 ha, diện tích đất bị thoái hóa nhẹ có 4.827 ha, xảy ra ở các xã, thị trấn.

Đây là vấn đề có tác động trực tiếp đến việc sử dụng đất của huyện Hạ Hòa, qua việc cải tạo quỹ đất đã bị thoái hóa, diện tích bị thoái hóa khó có khả năng cải tạo để sản xuất nông nghiệp có thể chuyển đổi sang các mục đích phi nông nghiệp, diện tích đất chưa bị thoái hóa cần có biện pháp hạn chế tác động xấu ảnh hưởng làm tăng nhanh quá trình thoái hóa đất.

* Tài nguyên nước

Trên địa bàn huyện Hạ Hòa có sông lớn là sông Thao và một số ngòi lớn như ngòi Lao, ngòi Vần, ngòi Mỹ, ngòi Lửa Việt, các sông, ngòi có lưu lượng nước lớn, nhất là về mùa mưa. Ngoài ra còn có các hệ thống các hồ đầm lớn nhỏ như đầm Chính Công, đầm Ao Châu, đầm Vân Hội, đầm Phai, đầm Làng, đầm Mồng, đầm Lớn, đầm Chì,... Đây là nguồn tài nguyên có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển kinh tế của huyện. Là nguồn cung cấp nước cho sản xuất thông qua việc khai thác hệ thống thủy lợi dẫn nước để sản xuất nông nghiệp. Hệ thống đầm hồ lớn có tiềm năng trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt có đầm Ao Châu và đầm Vân Hội có tiềm năng trong việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

* Tài nguyên rừng

Ngoài diện tích rừng sản xuất và rừng phòng hộ, trên địa bàn huyện Hạ Hòa có 670 ha rừng đặc dụng thuộc khu vực Núi Nả xã Quân Khê, nơi đây là khu vực rừng có ý nghĩa lớn đối với huyện Hạ Hòa trong việc bảo tồn các loài động thực vật rừng. Với sự kết nối của hệ thống giao thông ngày càng đồng bộ, cùng với định hướng phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ theo hướng du lịch tâm linh, văn hóa, lễ hội và du lịch sinh thái nghỉ dưỡng thì với nguồn tài nguyên rừng này của huyện Hạ Hòa có tiềm năng lớn trong việc phát triển du lịch sinh thái với định hướng hình thành Khu du lịch Ao Giời - Suối Tiên.

* Tài nguyên khoáng sản

Theo tài liệu điều tra về địa chất và các hoạt động thăm dò khảo sát hiện nay, xác định trên địa bàn huyện Hạ Hòa ngoài có mỏ sắt đang khai thác ở xã Vô Tranh thì còn một số mỏ Caolin - Fenspat ở xã Hà Lương, Ấm Hạ, Phụ Khánh, Gia Điền, Yên Luật, Chính Công, Hương Xạ, Đại Phạm; mỏ sét phong hóa ở xã Vô Tranh, Minh Côi; mỏ đất sét ở xã Y Sơn; mỏ cát khu vực xã Lâm Lợi, Phụ Khánh, Vụ Cầu,… Đây là nguồn tài nguyên có tiềm năng khai thác trong giai đoạn tới, huyện Hạ Hòa xác định một số vị trí đưa vào phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để làm căn cứ cho việc cấp phép thăm dò và khai thác, phục vụ phát triển công nghiệp khai khoáng của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 48 - 50)