Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 50 - 55)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.2.Phương pháp nghiên cứu của đề tài

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Trên cơ sở kết quả báo cáo công tác cấp giấy GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân của huyện Hạ Hòa, đề tài được tiến hành thực hiện lựa chọn điểm điều tra trên địa bàn 03 xã, thị trấn gồm: xã Lang Sơn, xã Minh Hạc và thị trấn Hạ Hòa. Để có lựa chọn như vậy là tác giả đã phân theo 2 khu vực đô thị, nông thôn. Mặt khác là các xã có tỷ lệ cấp GCNQSD đất khác nhau, cụ thể: đại diện cho khu vực có tỷ lệ cấp GCNQSD đất cao (thị trấn Hạ Hòa); đại diện cho khu vực có tỷ lệ cấp GCNQSD đất trung bình (xã Minh Hạc); đại diện cho khu vực có tỷ lệ cấp GCNQSD đất thấp (xã Lang Sơn).

- Điều kiện lựa chọn: Các xã, thị trấn có số lượng đăng ký cấp GCNQSD lớn và có nhiều tồn tại vướng mắc trong công tác đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu và đăng ký biến động quyền sử dụng đất.

- Đại diện cho 02 khu vực đô thị và nông thôn.

+ Khu vực đô thị chọn thị trấn Hạ Hòa: Là trung tâm của huyện, là nơi đất đai có giá trị nhất và cũng là khu vực có nhiều giao dịch liên quan đến đất đai.

+ Khu vực nông thôn:

- Xã Minh Hạc và Xã Lang Sơn Là xã có diện tích đất chia làm hai phần tương đối rõ gồm: Phần ở gần bám theo đường nhựa đất có giá trị; phần còn lại là đất đồi có giá trị kinh tế thấp.

Với việc lựa chọn điều tra, nghiên cứu tại 03 đơn vị hành chính trên cũng có thể thấy được toàn cảnh công tác quản lý đất đai cũng như việc đăng ký, cấp GCNQSD đất toàn huyện.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thu thập thông qua các báo cáo của UBND huyện Hạ Hòa.

Các thông tin số liệu về công tác quản lý Nhà nước về đất đai của huyện Hạ Hòa (từ năm 2016 đến năm 2018), như tổng số diện tích được cấp giấy; số giấy chứng nhận được cấp; những vướng mắc trong quá trình cấp giấy chứng nhận...được thu thập từ các báo cáo, số liệu thống kê của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hạ Hòa.

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

a) Phỏng vấn cán bộ quản lý

- Cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường: 02 người; - Cán bộ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất: 03 người;

- UBND xã, thị trấn: 05 Chủ tịch và 05 Công chức địa chính xã, thị trấn; Các nội dung điều tra chủ yếu bao gồm thông tin cơ bản về người được phỏng vấn; tình hình thực hiện, chấp hành các quy định của Nhà nước về công tác quản lý đất đai nói chung và cấp GCN quyền sử dụng đất nói riêng; ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về các công tác quản lý nhà nước về đất đai (cấp GCNQSD đất) (ý kiến đánh giá về công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật về công tác cấp giấy; về công tác thanh tra, kiểm tra....)

b) Phỏng vấn hộ gia đình, cá nhân

- Số lượng hộ dân chọn phỏng vấn: Tổng số hộ được phỏng vấn là 60 hộ (mỗi xã, thị trấn phỏng vấn 20 hộ, bao gồm: đất ở 10 hộ, đất nông nghiệp 10 hộ.

- Hộ chọn phỏng vấn: Là những gia đình, cá nhân mới làm công tác đăng ký cấp GCNQSD đất, các hộ đang có nhu cầu đăng ký cấp giấy hoặc các hộ có những vướng mắc liên quan đến đất đai.

- Nội dung phỏng vấn: Nội dung phỏng vấn chủ yếu bao gồm tình hình cơ bản của hộ, tình hình cấp GCNQSD đất của hộ, ý kiến đánh giá của hộ về thủ tục cấp GCNQSD đất, kinh phí cấp GCNQSD đất…., ý kiến đề xuất của hộ về việc cấp GCNQSD đất.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý và sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, mô tả hiện trạng môi trường làm việc, các cơ chế chính sách của Nhà nước về lao động đang được áp dụng và các quyền lợi mà người sử dụng đất được hưởng.

3.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh

Từ những số liệu nghiên cứu thu thập được thông qua xử lý đem so sánh các chỉ tiêu tương ứng giữa các năm với nhau để tìm ra những ưu điểm, nhược điểm của công tác quản lý nhà nước về đất đai từ đó đưa ra đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý sử dụng đất.

3.2.3.3. Phương pháp ma trận SWOT

Sau khi xác định yếu tố cơ bản của các điều kiện bên trong và bên ngoài, có thể tiến hành lập một ma trận SWOT. Khi xây dựng ma trận có thể xảy ra trường hợp là có quá nhiều yếu tố cơ hội hoặc nguy cơ. Do đó, nhà quản lý cần xác định được cơ hội và nguy cơ chủ yếu trong quá trình hình thành chiến lược.

Phương pháp này mang lại lợi ích trong việc phác họa có tính gợi ý cho việc đề ra chiến lược, giải pháp thúc đẩy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng sử dụng đất đai

- Tổng diện tích đất nông nghiệp, phi nông nghiệp

- Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp - Tổng diện tích đất lâm nghiệp

- Tổng diện tích đất NTTS

- Diện tích đất nông nghiệp khác.

- Diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp phân theo các đối tượng sử dụng.

- Diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp phân theo đối tượng được giao.

3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện tình hình đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Số hộ sử dụng đất

- Số hộ đã kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Số hộ chưa kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Tỷ lệ hộ đã kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Số hố sơ kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Diên tích đất cần kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Tỷ lệ diện tích đã kê khai/ tổng diện tích cần kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

3.2.4.3. Nhóm chỉ tiêu thẻ hiện kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

(1) Số hộ và tỷ lệ hộ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (2) Số hộ chưa được cấp giấy chứng nhận do các nguyên nhân

- Số hộ chưa được cấp giấy chứng nhận do có tranh chấp

- Số hộ chưa được cấp giấy chứng nhận do chưa có đủ hồ sơ

- Số hộ chưa được cấp giấy chứng nhận do nằm trong quy hoạch

- Số hộ chưa được cấp giấy chứng nhận do có lấn chiếm đất

- Số hộ chưa được cấp giấy chứng nhận do chưa kê khai

(3) Diện tích đất đã kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

(4) Diện tích đất chưa kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất

(5) Diện tích và tỷ lệ diện tích đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tỷ lệ diện tich đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ tổng diện tích đã kê khai

(6) Đánh giá của đối tượng sử dụng đất về các vấn đề liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận

- Số ý kiến đánh giá thủ tục hành chính công khai minh bạch

- Số ý kiến đánh giá thời gian thực hiện việc cấp giây chứng nhận quyền sử dụng đất nhanh, chậm, bình thường

- Số ý kiến đánh giá thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

(7) Diện tích đất đã kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

(8) Diện tích đất chưa kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất

(9) Diện tích và tỷ lệ diện tích đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tỷ lệ diện tich đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ tổng diện tích đã kê khai

(10) Đánh giá của đối tượng sử dụng đất về các vấn đề liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận

- Số ý kiến đánh giá thủ tục hành chính công khai minh bạch

- Số ý kiến đánh giá thủ tục hành chính không công khai minh bạch

- Số ý kiến đánh giá thời gian thực hiện việc cấp giây chứng nhận quyền sử dụng đất nhanh, chậm, bình thường

- Số ý kiến đánh giá thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 50 - 55)