Đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 66 - 71)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.1.Đất nông nghiệp

4.2. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Hạ Hòa

4.2.1.Đất nông nghiệp

Sau khi Trung ương ra Chỉ thị 100/CT-TW và Nghị quyết 10/NQ-TW, đã có những bước đột phá có tính cách mạng trong sản xuất nông nghiệp nhưng bên cạnh những mặt tích cực đó cũng nảy sinh những khuyết điểm từ việc giao khoán này. Để khắc phục những hạn chế trên tháng 07/1993, Quốc hội đã thông qua Luật đất đai mới. Theo đó, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền đã ra một số văn bản dưới Luật để triển khai Luật đất đai 1993. Trong những văn bản đó, quan trọng nhất là Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 về việc giao đất nông nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp.

Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 67/QĐ-UB ngày 08/01/1994 về việc thực hiện Nghị định 64/CP của Chính phủ. Thực hiện theo Nghị định 64/CP và Quyết định số 67/QĐ-UBND của UBND tỉnh Phú Thọ

Cơ quan được giao tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất hoàn thiện Hồ sơ cấp GCN quyền sử dụng đất

- Quyết định công nhận kết quả đấu giá - Chứng từ thực hiện nghĩa vị tài chính - Biên bản giao mốc giới tại thực địa

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện

- Thẩm tra hồ sơ

- Trích lục hoặc trích đo địa - Thời hạn hoàn thành 05 ngày làm việc

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện

- Kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ và ký tờ trình cấp GCN quyền sử dụng đất

UBND huyện Hạ Hòa

- Văn phòng UBND huyện: Kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ và tờ trình cấp GCN - Soạn thảo, trình ký

đã triển khai công tác giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, đến cuối năm 1995 công tác này đã hoàn thành 100%. Việc giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài đã bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân, khuyến khích họ đầu tư tiền vốn và công sức vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm nông nghiệp.

Sau khi giao ruộng ổn định lâu dài, người nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, tăng năng suất, sản lượng vật nuôi cây trồng. Tuy nhiên, quá trình sử dụng đất đã bộc lộ những tồn tại của việc giao đất nông nghiệp trước đây. Chủ trương giao đất theo Nghị định 64/CP là giữ nguyên hiện trạng theo “khoán 10” nên một chủ sử dụng đất sẽ có đầy đủ các loại đất tốt, xấu với các vị trí: xa, gần và các hình thể to nhỏ khác nhau. Đất đai trở nên manh mún, mỗi hộ có quá nhiều thửa đất phân tán ở nhiều xứ đồng khác nhau. Điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho người nông dân khi sản xuất nông nghiệp, khó áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công tác quản lý nhà nước về đất đai tốn nhiều thời gian và công sức.

Để khắc phục tình trạng trên, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị 10/1998/CT-TTg ngày 20/12/1998. Trên cơ sở đó, Tỉnh ủy Phú Thọ đã ra Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 06/08/2001 của ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc dồn thửa, đổi ruộng đất nông nghiệp; Chỉ thị số 21/CT-TU ngày 15/07/2002 của ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục thực hiện dồn thửa, đổi ruộng đất nông nghiệp trong toàn tỉnh.

Hoàn tất công tác dồn thửa, đổi ruộng đã góp phần giúp công tác quản lý Nhà nước về đất đai ngày càng có cơ sở. Các hộ nông dân giảm được một số lượng đáng kể các thửa ruộng giúp cho họ tiết kiệm được nhiều kinh phí sản xuất và công lao động. Có thể nói đây là một trong những chủ trương rất sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta.

Công tác dồn thửa, đổi ruộng được tiến hành xong thì hầu hết các thửa đất đều bị thay đổi về hình dạng, kích thước và chủ sử dụng đất. Công tác cần thiết lúc này là phải cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các trường hợp có biến động, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các thửa đất chưa được cấp giấy. Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện Hạ Hòa và sự phối hợp của phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp huyện. Huyện Hạ Hòa đã tố chức thực hiện thống nhất quy trình, quy phạm và hoàn

thành nhanh gọn, dứt điểm công tác cấp giấy CNQSD đất. Để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy CNQSD đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, mỗi phường, xã tập trung lực lượng am hiểu về ruộng đất ở địa phương như các trưởng thôn để giúp cán bộ địa chính xã và để công tác này được tiến hành theo đúng với chủ trương, đường lối, đạt hiệu quả cao; UBND các xã, thị trấn đã thành lập nên Hội đồng cấp giấy CNQSD đất nhằm xét duyệt đơn đăng ký một cách khách quan, công bằng, đúng đối tượng. Đồng thời trong quá trình cấp giấy CNQSD đất huyện đã cử cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường xuống từng xã, thị trấn hướng dẫn và giám sát quá trình. Kết quả đăng ký và cấp giấy chứng nhận này được thực hiện như sau.

4.2.1.1. Số hộ đăng ký và cấp giấy chứng nhận

Trong giai đoạn 2016 – 2018, công tác kê khai xin cấp GCN quyền sử dụng đất đang đạt được những kết quả cao và có xu hướng tăng. Thông qua các hình thức tuyên truyền pháp luật, người dân hiểu biết về nghĩa vụ và ý thức rõ về tầm quan trọng cũng như quyền lợi khi kê khai đăng ký cấp GCN, do đó kết quả tổng số hồ sơ kê khai tăng liên tục trong 3 năm, tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn 8,0%. Bên cạnh đó, công tác cấp GCN cũng đạt được kết quả tốt khi tỷ lệ GCN được cấp so với tổng hồ sơ đăng ký tăng cao và tỷ lệ năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, vẫn còn những trường hợp vướng mắc trong công tác thẩm định như hồ sơ giấy tờ chưa đầy đủ, phù hợp, tổ chức thẩm định chậm trễ… dẫn đến một vài trường hợp vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận.

Bảng 4.2. Tình hình kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp Năm ĐVT 2016 2017 2018 Tốc độ phát triển (%) 17/16 18/17 BQ Tổng số HS HS 1365 1485 1593 108,8 107,3 108,0 Tổng số đã cấp HS 1200 1340 1456 - - Tỷ lệ đạt % 87,9 90,2 91,4 - - - Nguồn: Văn phòng đăng ký QSD đất huyện Hạ Hòa (2018)

Tính dồn đến ngày 31/12/2018 số liệu ở bảng 4.3 cho thấy số hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp là 38.143 hộ đạt 81,0 % so với tổng số các hộ sử dụng đất nông nghiệp. Đối với các tổ chức đang sử dụng đất nông nghiệp hiện nay chưa có tổ chức nào được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất. Trong đó, việc cấp giấy chứng nhận cũng chỉ mới tập trung nhiều ở đất sản

xuất nông nghiệp, các loại đất khác như đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác, tỷ lệ hộ đã được cấp thấp hoặc chưa có.

Bên cạnh công tác cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân thì công tác giao giấy chứng nhận còn chậm trễ, tỷ lệ giao chưa cao do các hộ chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách.

Bảng 4.3. Bảng tổng hợp kết quả cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp

STT Loại đất

Hiện trạng đang sử dụng đất hộ gia

đình, cá nhân

GCN đã cấp cho hộ gia đình, cá nhân

Số hộ (Hộ) Diện tích (Ha) Số hộ đã cấp (Hộ) Số GCN đã cấp (GCN) Số GCN đã giao (GCN) Diện tích đã cấp (Ha) Đất nông nghiệp 47.081 18.896,92 38.143 45.772 45.543 12.854,58 1 Đất SX nông nghiệp 33.797 11.795,00 31.238 37.486 37.298 10.074,86 2 Đất lâm nghiệp 10.927 6.677,29 4.646 5.575 5.547 2.540,39 3 Đất nuôi trồng thủy sản 2.357 424,63 2.259 2.711 2.697 239,33 4 Đất nông nghiệp khác - - - -

Nguồn: Văn phòng đăng ký QSD đất huyện Hạ Hòa (2018)

Kết quả thực hiện đăng ký, cấp GCN quyền sử dụng đất theo các đơn vị hành chính (xã, thị trấn) tại huyện Hạ Hòa có thể chia thành 3 nhóm (Bảng 4.4):

Nhóm 1: Các xã, thị trấn đã hoàn thành việc kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ có 3/33 phường chiếm 9,1% tổng số phường xã, thị trấn bao gồm: Thị trấn Hạ Hòa, Xã Mai Tùng, xã Vụ Cầu.

Nhóm 2: Các xã đã hoàn thành kê khai đăng ký GCN quyền sử dụng đất nhưng chưa hoàn thành cấp GCN. Bao gồm 10/33 phường chiếm 30,3% bao gồm: xã Đại Phạm, xã Hà Lương, xã Đan Hà, xã Hậu Bổng, xã Hiền Lương, xã Quân Khê, xã Liên Phương, xã Ấm Hạ, xã Lệnh Khanh, xã Gia Điền.

Nhóm 3: Các xã chưa hoàn thành công tác cấp GCN do cả hai nguyên nhân chưa hoàn thành công tác kê khai đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất và chưa hoàn thành cấp giấy chứng nhận cho những hộ đã kê khai đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất. Bao gồm 20/33 xã, phường: Tỷ lệ xã, phường thuộc nhóm này chiếm 60,6% tổng số đơn vị hành chính thuộc huyện Hạ Hòa, bao gồm: xã Cáo Điền, xã Đan Thượng, xã Xuân Áng, xã Minh Côi, xã Y Sơn, xã Yên Luật, xã Hương Xạ, xã Vô Tranh, xã Bằng Giã, xã Lang Sơn, xã Chuế Lưu, xã Phương Viên, xã Yên Kỳ, xã Văn Lang, xã Phụ Khánh, xã Lâm Lợi.

Bảng 4.4. Bảng tổng hợp kết quả đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp tỉnh đến 31/12/2018 Đơn vị: Hộ Nhóm Số Số hộ sử dụng đất

Kê khai Cấp GCN quyền sử dụng đât Đã kê khai Chưa kê khai Đã cấp Chưa cấp Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Nhóm 1 3 4.278 4.278 100 - - 4.278 100 - - Nhóm 2 10 14.260 14.260 100 - - 13.135 92,1 1.125 7,9 Nhóm 3 20 28.543 23.980 84,0 4.563 16,0 20.730 72,6 7.813 27,4 Cộng 33 47.081 42.518 90,3 4.563 9,7 38.143 81,0 8.938 19,0

(Nguồn: Văn phòng đăng ký QSD đất huyện Hạ Hòa, 2018)

Trong tổng số 47.081 hộ sử dụng đất nông nghiệp cần cấp, đã có 42.518 hộ đến đăng ký xin cấp giấy chứng nhận và huyện Hạ Hòa đã thực hiện GCNQSD đất được cho 38.143 hộ chiếm 89,7%.

Từ kết quả tổng hợp ta thấy tỷ lệ cấp GCNQSD đất nông nghiệp cho các hộ đã đăng ký đạt kết quả rất cao.Tỷ lệ hộ thuộc nhóm 2 chưa được cấp giấy chứng nhận chiếm gần 7,9%, tỷ lệ hộ thuộc nhóm 3 chưa thực hiền đăng ký cấp giấy chứng nhận chiếm tỷ lệ cao gần 27,4%.

4.2.1.2. Diện tích đất đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Bảng 4.5. Diện tích đất đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp tỉnh đến 31/12/2018 Nhóm Số Diện tích đang sử dụng (Ha)

Kê khai Cấp GCN quyền sử dụng đât Đã kê khai Chưa kê khai Đã cấp Chưa cấp Diện tích (Ha) Tỷ ệ (%) Diện tích (Ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (Ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (Ha) Tỷ lệ (%) Nhóm 1 3 1.889,69 1.889,69 100 1.889,7 100 Nhóm 2 10 5.669,1 5.669,1 100 4.535,3 80,0 1.133,8 20,0 Nhóm 3 20 11.338,2 6.802,9 60,0 4.535 40,0 6.429,6 56,7 4.908,5 43,3 Cộng 33 18.896,9 14.361,7 76,0 4.535 24,0 12.854,6 68,0 6.042,3 32,0

Nguồn: Văn phòng đăng ký QSD đất huyện Hạ Hòa (2018)

Cùng với việc chưa hoàn thành cấp GCN quyền sử dụng đất, diện tích đất nông nghiệp tại các địa phương chưa được cấp GCN được thể hiện trong Bảng 4.5 Hiện nay, diện tích đất đã kê khai đăng ký cấp GCN là 14.361,66 ha, chiếm

76,0%. Diện tích đất đã được cấp giấy chứng nhận là 12.854,58 ha chiếm 68,0% tổng diện tích cần cấp GCNQSD đất. Diện tích chưa cấp giấy chứng nhận còn 6.042,34 ha chiếm 32,0 %.

Trong đó có 05 xã: Yên Luật, Hậu Bổng, Đan Hà, Đại Phạm, Đan Thượng là những xã có diện tích chưa kê khai đăng ký cấp GCN và diện tích đất chưa được cấp GCN cao nhất trong Thành phố. Đây là những xã có diện tích đất nông nghiệp lớn, đồng thời công tác kê khai và kiểm tra còn nhiều chậm trễ, dẫn đến công tác cấp giấy chứng nhận chưa đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 66 - 71)