Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.3. Vai trò của QLNN trong kiểm dịch ĐV và sản phẩm ĐV
Mục đích biện pháp cách ly con bệnh trong kiểm dịch động vật là rất cần thiết khi có một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng. Điều này đặc biệt đúng nếu khơng có thuốc hay vắc xin nào có thể dùng để tránh cho dịch bệnh lan truyền không mắc bệnh
hoặc khơng có đủ thuốc cho tất cả mọi động vật. Việc cách ly này kéo dài cho đến khi chúng ta chắc chắn rằng kiểm dịch không bị nhiễm bệnh hoặc khơng cịn khả năng truyền mầm bệnh. Thời gian cách ly dài ngắn khác nhau và phụ thuộc vào từng bệnh. Khoanh vùng có thể được cách ly cho đến khi được vắc xin hoặc thuốc có thể giữ cho mầm bệnh không lây lan sang những vùng khác. Trước những diễn biến phức tạp, đa dạng của nhiều loại bệnh dịch mới phát sinh trong một vài năm gần đây.
Trong những năm qua, nền kinh tế thị trường ở nước ta đang được hình thành một cách rõ nét, sự phát triển của các thành phần kinh tế trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế thì nhà nước đã đóng vai trị không thể thiếu nhằm giúp cho mục tiêu phát triển kinh tế không đi chệch mục tiêu XHCN mà Đảng, Bác và nhân dân ta đã chọn. Sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng của nền kinh tế thị trường đã tạo điều kiện thuận lợi phát triển giao lưu giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và thế giới. Nhu cầu tiêu thụ thịt, sữa của con người ngày càng tăng nhanh ở các nước đang phát triển, chẳng hạn giai đoạn 2009-2014 tăng trưởng về nhu thực phẩm ở khu vực này tăng khoảng 7-8%/năm trong khi đó cơ cấu các bệnh gây dịch nguy hiểm cho người trên thế giới có nhiều thay đổi. Các bệnh gây dịch trước đây đã được khống chế nay phát triển trở lại với mức độ trầm trọng hơn, như dịch tả, dịch hạch, bệnh tai xanh, lở mồng long móng, cúm gia cầm (H5N1)… Đó là những thách thức với hoạt động kiểm dịch động vật. Việc thực hiện kiểm dịch trạm thú ý tích cực và chủ động phịng ngừa dịch bệnh xâm nhập chính là đóng góp to lớn vào việc bảo vệ sức khoẻ. Để bảo vệ lợi ích và sức khoẻ nhân dân, đảm bảo an ninh y tế quốc gia đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường vai trị quản lý của mình hơn nữa. Trong đó, việc tăng cường quản lý nhà nước để kiểm soát sự lan truyền dịch bệnh nhưng không làm hạn chế sự phát triển của xã hội nói chung và phải tạo điều kiện cho sự phát triển của xã hội là hết sức quan trọng và cấp thiết. Vấn đề quản lý hoạt động này phải được tiến hành gắn liền với sự phát triển kinh tế, hài hồ với tiến bộ và cơng bằng xã hội. Vì vậy, tăng cường các hoạt động kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật là vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm dịch hiện nay là một yêu cầu tất yếu, khách quan đặt ra từ chính địi hỏi của xã hội.