Kinh nghiệm quản lý kiểm dịch ĐV và sản phẩm ĐVtrên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước trong kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 36)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý kiểm dịch ĐV và sản phẩm ĐVtrên thế giới

Kiểm dịch động vật quốc tế là một phần quan trọng trong dự phòng và kiểm sốt dịch bệnh ở phạm vi tồn cầu. Điều lệ thế giới quy định một số nội dung mang tính nguyên tắc chung, việc triển khai thực hiện ở mỗi quốc gia được chi tiết hoá dựa trên luật pháp, hệ thống chung và quan điểm dự phòng dịch bệnh của từng nước. Hiện nay, một số quốc gia kiểm dịch được đầu tư và phát triển rất mạnh.

2.2.1.1. Đài Loan

Là một vùng lãnh thổ, không phải là thành viên của Liên Hiệp Quốc và

WHO. Nhưng về mặt kiểm dịch quốc tế, Đài Loan vẫn thực hiện như những quy định của WHO. Năm 2007, Đài Loan cũng sửa đổi lại Luật thú y cho phù hợp với quy định chung của quốc tế và phù hợp với mạng lưới kiểm dịch của các nước trên thế giới. Tuy nhiên do không phải là thành viên nên việc thông báo dịch của Đài Loan thường không được báo cáo trực tiếp với WHO, việc trao đổi thông tin nhanh với các nước khác cũng bị hạn chế mặc dù Đài Loan có đầy đủ năng lực cơ bản trong lĩnh vực công cộng và hệ thống theo dõi dịch đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đây cũng là một bất cập trong việc thơng tin về dịch trên tồn cầu. Hiện nay, Đài Loan đang áp dụng mơ hình quản lý dịch tương tự như mơ hình của Mỹ tức là các trung tâm CDC sẽ là đầu mối chính trong việc kiểm dịch (Viện Chính sách và PTNN nơng thơn, 2012).

2.2.1.2. Thái Lan

Theo Cục Phát triển Chăn nuôi Thái Lan (thuộc Bộ Nông nghiệp và HTX Thái Lan) là cơ quan quản lý Nhà nước có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển cơng nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi, sản xuất các sản phẩm chăn ni đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm để cạnh tranh có hiệu quả thị trường tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Xây dựng và ban hành 6 văn bản pháp chế gồm Luật Dịch tễ, Luật Chăn ni, Luật Kiểm sốt chất lượng thức ăn chăn ni, Luật Lâm sàng, Luật Bệnh dại, Luật Kiểm sốt giết mổ, bn bán vật nuôi và các sản phẩm chăn nuôi.

Cục Phát triển Chăn nuôi Thái Lan quản lý 5 lĩnh vực với 19 đơn vị, phòng ban chức năng khác nhau. Ở cấp tỉnh, Cục quản lý 9 Trung tâm vệ sinh thú y vùng và Chi cục Chăn nuôi ở 76 tỉnh với 887 Ban chăn nuôi huyện. Các Ban chăn nuôi

huyện cộng tác với khoảng 7.800 tổ chức, đơn vị chuyển giao công nghệ về chăn ni, thú y nằm trên tồn quốc. Ngồi ra cịn có 34.197 người đăng ký tình nguyện viên hoạt động về chăn nuôi, thú y ở các xã, phường và thôn bản,...Các nguồn bệnh của động vật được Cục Phát triển Chăn nuôi phân ra các loại gồm bệnh lây từ động vật sang người, bệnh phát sinh trong nước và bệnh ngoại lai. Khi có dịch xảy ra, trước hết phải giám sát bệnh qua môi trường khơng khí, nước,... và quản lý dịch bệnh qua biểu hiện lâm sàng và phân tích mẫu bệnh phẩm. Các mẫu bệnh phẩm ðều phải gửi về phịng thí nghiệm tại Viện Thú y hoặc tại các Trung tâm Nghiên cứu và phát triển thú y vùng để xác định, phân lập virus, vi khuẩn, các tác nhân gây bệnh khác để đánh giá mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh (Viện Chính sách và PTNN nơng thơn, 2012).

2.2.1.3. Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc đã ban hành quy định mới về giết mổ gia súc có hiệu lực từ 01-08-2008 để khuyến, khích việc hiện đại hóa cơ sở giết mổ lợn. Theo quy định mới, chỉ những chủ lị mổ có giấy chứng nhận mới được tiến hành giết mổ lợn. Để được cấp, giấy chứng nhận các chủ lị mổ phải có trang thiết bị, chất lượng nguồn nước, bảo vệ môi trường phù hợp với tiêu, chuẩn quốc gia, phải có chứng nhận của thanh tra và kiểm dịch. Cơ sở được cấp giấy chứng nhận phải có giấy chứng nhận tiêm phịng gia súc, có thiết bị cách ly và địa điểm, xử lý lợn ốm không gây ô nhiễm môi trường. Công nhân làm việc ở lị mổ phải có giấy chứng nhận khám sức khỏe, hợp pháp, cán bộ khám thịt phải được đào tạo về chuyên môn kiểm tra chất lượng thịt lợn. Những người giết mổ lợn hiện chưa đáp ứng được các yêu cầu của quy định mới thì hoặc phải chấp hành quy, định mới hoặc bỏ nghề giết mổ lợn, ngoại trừ đối với các chủ hộ chăn ni ở vùng xa hoặc ở nơng thơn (Viện Chính sách và PTNN nơng thôn, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước trong kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)