Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trong kiểm dịch động vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước trong kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 90)

vật và sản phẩm động vật

Để nâng cao hiệu quả nhà nước trong kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện Tiên Du thì những vấn đề cần phải can thiệp hiện nay chủ yếu là tăng cường truyền thông các kiến thức, quy định bảo đảm VSATTP gia súc, gia cầm cho người sản xuất, chế biến, người tiêu dùng, quản lý

chặt chẽ cả dây truyền thực phẩm với sự phối hợp của các ngành và sự tham gia của cả cộng đồng. Trong việc truyền thông, cần chú trọng cung cấp các thông tin hữu ích như: đưa tin về thực trạng, hướng dẫn chọn lựa thực phẩm an toàn, các thông tin về các loại dich bệnh, đưa tin về kiểm ra, xử lý vi phạm, thực trạng,... Những vấn Nhà nước cần ưu tiên giải quyết là phải tăng cường thanh kiểm tra, giám sát cả quá trình chăn nuôi, giết, mổ gia súc gia cầm. Song song với vấn đề đó, các cơ quan quản lý cần phải tập huấn, hướng dẫn cho người chăn nuôi, giết mổ về quy trình kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm. Một vấn đề quan trọng khác là cần phải xây dựng và hệ thống văn bản pháp quy hoàn chỉnh.

4.4.3.1. Hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý

Tiếp tục rà soát, ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể về công tác kiểm soát giết mổ, kinh doanh gia súc gia cầm. Trên cơ sở Luật vệ sinh an toàn thực phẩm, Pháp lệnh Thú y, quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm soát giết mổ động vật, quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; điều kiện vệ sinh thú y; quy định của UBND thành phố về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y... UBND Thành phố cần rà soát, ban hành các quy định, hướng dẫn chi tiết, phù hợp với điều kiện Thành phố. Trước mắt cần sớm ban hành một số văn bản sau:

a. Ban hành quy định quản lý hoạt động giết mổ, vận chuyển, chế biến, kinh doanh động vật, sản phẩm động trên địa bàn Thành phố

+ Bổ sung quy định cấm đối với những hành vi sai phạm phổ biến hiện nay trên địa bàn như: vận chuyển sản phẩm động vật trên các phương tiện xe khách, xe không có thùng chứa; vắt sản phẩm động vật trên xe máy, xe thô sơ để vận chuyển, dẫm đạp hay ngồi trên sản phẩm động vật trong quá trình vận chuyển; mua bán động vật, sản phẩm động vật trên các vỉa hè, lề đường, trước cổng chợ; bán các sản phẩm động vật không qua kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, sản phẩm nhiễm bệnh, ôi thiu, có độc tố, có ký sinh trùng hoặc vi sinh vật gây bệnh cho con người; sử dụng các hóa chất, phụ gia không nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế để bảo quản, chế biến các sản phẩm động vật; bán các loại sản phẩm động vật tươi sống và sản phẩm động vật đã chế biến chín trên cùng một mặt bàn và cùng một dụng cụ dao, thớt.

súc, gia cầm và lộ trình thực hiện: cơ sở giết mổ động vật được xây dựng theo đúng quy hoạch, không nằm trong khu vực dân cư, cách biệt khu dân cư tập trung; xa trường học, bệnh viện, cơ sở sản xuất, nơi nhiễm độc, nhiễm bẩn…; mặt bằng cơ sở phải có diện tích phù hợp với quy mô quy hoạch, bảo đảm phân chia thành các khu riêng biệt, bao gồm khu vực hành chính, khu vực sản xuất; cơ sở giết mổ động vật phải bảo đảm các điều kiện về vệ sinh thú y theo quy định tại Thông tư số 60/2010/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Bổ sung quy định điều kiện vận chuyển sản phẩm động vật và lộ trình thực hiện: sản phẩm động vật phải có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo điều kiện vệ sinh và đã được cơ quan thú y kiểm tra đóng dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch.

Tất cả những quy định trên là cần thiết, làm cơ sở pháp lý để chấn chỉnh tình trạng vi phạm về kinh doanh, giết mổ gia súc gia cầm trên địa bàn; xóa dần và giảm các điểm giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn, tiến tới việc giết mổ tập trung theo hướng hiện đại.

b. Ban hành quy chế phối hợp giữa các ban ngành liên quan đến công tác kiểm soát giết mổ, vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm xác định quyền hạn, tránh nhiệm của các bên để tránh chồng chéo và đùn đẩy trách nhiệm

Thực tế, những hạn chế trong thời gian vừa qua một phần do một số cơ quan chức năng chưa quan tâm phối hợp thực hiện nhiệm.Vì vậy quy chế cần quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành liên quan trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh, kiểm soát giết mổ gia súc gia cầm trên địa bàn cụ thể như sau:

+ Đối với Phòng Kinh tế: quy định rõ trách nhiệm trong việc tham mưu giúp UBND huyện thực hiện việc quản lý Nhà nước về công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn.

+ Đối với Trạm Chăn nuôi và thú y huyện: quy chế cần nhấn mạnh trách nhiệm trong công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn theo quy định của Pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành của các cấp và ngành Thú y cấp trên.

Phối hợp rà soát, thống kê, quản lý, thẩm định xét cấp và thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở có hoạt động sản xuất,

vận chuyển, giết mổ, bày bán, bảo quản, chế biến động vật, sản phẩm động vật. Chỉ đạo tổ kiểm soát giết mổ, Trạm Chăn nuôi và thú y xã thực hiện có hiệu quả, đúng Pháp luật đối với công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn.

Chủ động phối hợp với các cấp, các ngành hữu quan để thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của Pháp luật về Thú y.

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý về công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y cho cán bộ thú y xã, phường.

+ Đối với Phòng Y tế: cần quy định trách nhiệm trong việc kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định. Chỉ đạo, phối hợp, định kỳ tổ chức kiểm tra và xét cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ cho các đối tượng hành nghề giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật.

+ Đối với Công an huyện: cần phát huy trách nhiệm cao trong việc chỉ đạo lực lượng Công an các cấp phối hợp thường xuyên với Phòng Kinh tế, Trạm Chăn nuôi và thú y, hỗ trợ tích cực và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thú y các cấp thực hiện nhiệm vụ kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật tại các đầu mối giao thông, nơi giết mổ động vật, nơi tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật. Kịp thời phát hiện, điều tra và xử lý nghiêm đối với các đối tượng có hành vi mang tính chất phá hoại sản xuất chăn nuôi.

+ Đối với Phòng Tài chính - Kế hoạch: quy định rõ trách nhiệm trong việc xét cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp, đối tượng hành nghề vận chuyển, giết mổ, buôn bán, chế biến, bảo quản động vật, sản phẩm động vật. Hướng dẫn các đối tượng hành nghề thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật hiện hành. Tham mưu cân đối ngân sách hỗ trợ công tác quản lý kinh doanh, kiểm soát giết mổ.

+ Đối với các phòng, ban, ngành liên quan, các cơ quan thông tin đại chúng và các đơn vị lực lượng vũ trang: nhấn mạnh trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan Thú Y thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật, vệ sinh tiêu độc, cách ly và xử lý động vật, sản phẩm động vật mắc bệnh truyền nhiễm.

+ Đối với UBND xã, thị trấn: quy chế cần nhấn mạnh chức năng quản lý Nhà nước về công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn mình quản lý.

Việc ban hành quy chế phối hợp giữa các ban ngành liên quan sẽ giúp khắc phục triệt để tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các ban ngành liên quan, tạo sức mạnh tổng hợp để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực kiểm dịch thú y.

Sửa đổi hệ thống chính sách, pháp luật hiện hành về phòng, trừ dịch bệnh gia súc, gia cầm theo hướng sau:

+ Đảm bảo sự công bằng, bình đẳng của các chủ thể trước pháp luật. Cùng một vi phạm như nhau thì các chủ thể đều phải bị xử phạt như nhau.

+ Nâng cao tính răn đe của các biện pháp chế tài, qua đó giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật về chăn nuôi, thú y của các tổ chức, cá nhân, phòng ngừa các vi phạm có thể xảy ra.

+ Việc hỗ trợ cho người chăn nuôi có gia súc, gia cầm bị tiêu hủy cần sửa đổi theo hướng quy định mức hỗ trợ hợp lý, cụ thể cho từng loại gia súc, gia cầm bị tiêu hủy có giá trị kinh tế khác nhau, đồng thời nâng mức hỗ trợ để người chăn nuôi chủ động khai báo khi phát hiện dịch bệnh gia súc, gia cầm.

- Để hệ thống chính sách, pháp luật về chăn nuôi, thú y phát huy hiệu lực, hiệu quả, cơ quan, người có thẩm quyền không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục mà cần kiên quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế, các biện pháp chế tài nghiêm khắc, có tính răn đe đối với cả người dân cũng như người thi hành công vụ có các sai phạm trong việc phòng, trừ dịch bệnh.

4.4.3.2. Giải pháp về quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung

Kinh nghiệm thực tiễn của các tỉnh trong cả nước làm tốt công tác quản lý nhà nước lĩnh vực này thì đây là giải pháp mang tính đột phá, nhằm kiểm soát chặt chẽ các hoạt động vận chuyển, buôn bán cũng như kiểm soát giết mổ gia súc gia cầm.

Với tình hình hiện nay phần lớn là chủ yếu giết mổ gia súc gia cầm tại hộ gia đình và do các hộ kinh doanh ngoài địa bàn cung cấp. Do vậy nhu cầu đầu tư mới và nâng cấp các cơ sở giết mổ là rất lớn.

Để việc quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện tiên du đi vào thực tiễn có hiệu quả, ngành Nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh sẽ tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như:

sách bổ sung nhằm hỗ trợ khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực giết mổ trên địa bàn.

+ Phối hợp với các ban ngành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch giết mổ trên địa bàn

+ Đề xuất UBND Tỉnh bố trí kinh phí cho các dự án để thực hiện;

Gắn quy hoạch các cơ sở giết mổ với quy hoạch nâng cấp, xây dựng khu bán thực phẩm tươi sống tại các chợ; hình thành hệ thống các cửa hàng kinh doanh sản phẩm động vật sạch trên địa bàn huyện.

Phát triển chăn nuôi trang trại tập trung, quy mô lớn là một giải pháp phòng, trừ dịch bệnh chủ động. Kinh nghiệm phòng, trừ dịch bệnh thời gian qua cho thấy phần lớn các trang trại chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, đầu tư công nghệ chăn nuôi tiên tiến và áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, nên chủ động khống chế và kiểm soát được các dịch bệnh nguy hiểm.

Tổ chức kiểm tra, đánh giá lại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ hiện nay và cấp chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y theo quy định. Yêu cầu cải tạo, sửa chữa nâng cấp các cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh thú y, nhất là mở rộng diện tích, bố trí các khu, hệ thống xử lý chất thải, dụng cụ giết mổ, người tham gia giết mổ… Trường hợp cơ sở giết mổ không đủ điều kiện vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm thì cần đình chỉ hoạt động, hỗ trợ di chuyển ra khỏi khu dân cư.

Tổ chức xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, điểm giết mổ ở các xã có nhiều hộ kinh doanh đảm bảo quy định theo quy hoạch được phê duyệt, chấm dứt việc giết mổ gia súc với mục đích kinh doanh tại hộ gia đình. Việc xây dựng các cơ sở giết mổ động vật phải có đủ các điều kiện vệ sinh thú y về địa điểm, nhà xưởng, trang thiết bị. Địa điểm cơ sở phải cách biệt với khu dân cư, các công trình công cộng, đường giao thông chính và các nguồn gây ô nhiễm, không bị úng ngập; có tường bao quanh; có cổng riêng biệt để xuất, nhập động vật, sản phẩm động vật; có khu vực riêng nhốt động vật chờ giết mổ, khu vực riêng để giết mổ, khu cách ly động vật ốm, khu xử lý động vật, sản phẩm không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y; có hệ thống xử lý nước thải, chất thải động vật phù hợp với công suất giết mổ. Nhà xưởng phải thuận tiện cho việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc; được bố trí riêng khu chứa sản phẩm dùng làm thực phẩm, khu chứa sản phẩm không dùng làm thực phẩm. Trang thiết bị, dụng cụ dùng trong

giết mổ phải được làm bằng vật liệu không gỉ, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc. Nước sử dụng trong giết mổ động vật phải đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định.

Việc xây dựng cơ sở giết mổ phải phù hợp với lượng giết mổ gia súc trên địa bàn, không gây lãng phí công suất, nhằm tăng chất lượng giết mổ và bảo đảm hiệu suất của vốn đầu tư.

Bố trí điểm giết mổ phù hợp với sự phân bố địa điểm kinh doanh của các chủ kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm. Các cơ sở giết mổ cùng một loại gia súc, gia cầm tập trung phải cách xa nhau ít nhất là 5 km, giá cho thuê mặt bằng giết mổ phải có sự quản lý của nhà nước, nhằm đảm bảo hiệu quả của các chủ đầu tư để có tái đầu tư nâng cấp cơ sở giết mổ nhưng cũng không quá cao để tạo điều kiện cho các chủ giết mổ.

Củng cố, nâng cấp khu vực buôn bán gia súc gia cầm tại các chợ đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y và môi trường.

4.4.3.3. Giải pháp về chính sách, thu hút đầu tư

Thực tế, trong thời gian qua các nhà đầu tư ít đầu tư vào lĩnh vực này do những khó khăn về quản lý giết mổ, hoặc lo ngại đầu ra của sản phẩm khó tiêu thụ do các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ vẫn tồn tại và chưa được xử lý triệt để. Do vậy, chính sách khuyến khích đầu tư có ý nghĩa quan trọng để thuyết phục các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân quan tâm, yên tâm đầu tư phát triển hệ thống cơ sở giết mổ gia súc gia cầm.

- Áp dụng chính sách ưu đãi về thuế, đất đai theo quyết định số 394/QĐ- TTg ngày 13 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm... Ưu tiên giao đất, cho thuê đất ở mức ưu đãi (bằng 0,5 lần đơn giá thuê đất theo quy định)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước trong kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 90)