Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLNN trong kiểm dịch ĐV và sản
phẩm ĐV
2.1.5.1. Trang thiết bị dụng cụ kiểm dịch
Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ hoạt động kiểm dịch thú y tại các chốt kiệm dịch là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, hỗ trợ tích cực cho cán bộ kiểm dịch thú y trong cơng tác phịng bệnh và chữa bệnh để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các dịch bệnh lan truyền . Do vậy, Cục thú y đã có quyết định “Danh mục trang thiết bị của Trung tâm kiểm dịch thú y quốc tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” nhằm mục đích đảm bảo đủ trang thiết bị chốt kiểm dịch cho các cơ sở kiểm dịch.
Ðồng thời đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên ngành để khai thác sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa và kiểm chuẩn trang thiết bị cũng luôn được quan tâm, đầu tư.
2.1.5.2. Đội ngũ cán bộ kiểm dịch
Đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước là bộ phận quyết định trong việc xây dựng và thực thi về hoạt động kiểm dịch động vật và sản phẩm vật. Đội ngũ này có vai trò quan trọng trong việc hoạch định và triển khai thực hiện các hoạt động kiểm dịch ngành thú y.
Công tác kiểm dịch ngày càng phải phát triển, nhu cầu đầu tư nhân lực, đặc biệt năng lực của đội ngũ cán bộ quản, cơ sở vật chất, trang thiết bị, ngày càng tăng để đáp ứng với thực tế, bảo đảm kiểm soát và ngăn chặn kịp thời được dịch bệnh xâm nhập. Bởi vậy, sự am hiểu của cán bộ quản lý về ngành nghề lĩnh vực mình quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng nắm bắt tình hình của họ với lĩnh vực đó, do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc cán bộ quản lý đó có phân tích và đưa ra được những kết luận đúng đắn hay khơng, có dự thảo ra được những chính sách quản lý đúng đắn hay khơng? Thêm vào đó, phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý sẽ quyết định việc họ có thực hiện quản lý đúng theo lương tâm trách nhiệm hay không ? (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2015)
2.1.5.3. Chính sách, quy định của Nhà nước về kiểm dịch
Để tối đa hoá lợi nhuận, các doanh nghiệp, cá nhân có thể bất chấp những lợi ích chung của tồn xã hội. Để hạn chế mặt tiêu cực đó, bên cạnh “bàn tay vơ hình”- các quy luật của thị trường cịn có “bàn tay hữu hình”- sự can thiệp của nhà nước. Sự can thiệp của nhà nước thể hiện qua những chính sách quản lý vĩ mơ đối với nền kinh tế, qua hệ thống pháp luật,...Các chính sách quản lý của nhà nước vừa trực tiếp, vừa gián tiếp tác động tới hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm trên cả nước (Đỗ Kim Chung, 2014).
Sự tác động trực tiếp thể hiện qua những chính sách trực tiếp liên quan tới hoạt động quản lý nhà nước về kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm. Đó là những chính sách quy định về nội dung quản lý, phương pháp, điều kiện, tiêu chuẩn,...liên quan tới vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình giết mổ gia súc, gia cầm. Các chính sách này được thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước cũng như hệ thống các doanh nghiệp nhà nước. Một hệ thống chính sách quản lý đúng đắn, đầy đủ sẽ đem lại hiệu quả quản lý cao và ngược lại, một hệ thống chính sách quản lý chưa đầy đủ, khơng đồng bộ, cịn thiếu sót sẽ làm giảm hiệu quả của cơng tác quản lý.
Sự tác động gián tiếp của chính sách quản lý của nhà nước tới hoạt động quản lý kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm thể hiện ở chỗ: các chính sách quản lý của nhà nước có tạo ra được một môi trường thuận lợi cho công tác giết mổ gia súc, gia cầm hay khơng, hay tạo khó khăn cho cơng tác quản lý? Ví dụ như: chính sách về quy hoạch lị giết mổ tập trung có quy mơ lớn, theo phương pháp công nghiệp và bán cơng nghiệp của nhà nước có tạo điều kiện cho cơng tác quản lý của nhà nước hay không?.
Ở nước ta, tác động của yếu tố này tới hoạt động quản lý nhà nước về kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm thể hiện rất rõ. Cùng với việc khơng ngừng hồn thiện hệ thống văn bản chính sách về quản lý nhà nước (căn cứ để quản lý), việc tổ chức thực hiện đã cho thấy những dấu hiệu tích cực rõ rệt. Tuy vậy, vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế trong hệ thống chính sách địi hỏi phải tiếp tục hồn thiện để quản lý nhà nước về kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm tốt hơn.
2.1.5.4. Nhận thức của người chăn nuôi, người buôn bán
Lực lượng chức năng cần nghiêm túc tiến hành xử lý bằng các quyết định Hiện nay cịn những trường hợp bn bán gia cầm lậu, vận chuyển lậu còn xuất hiện cả ở thịt heo, thịt gà làm sẵn,… thường do các phương tiện vận chuyển đi qua các tuyến đường tắt, không qua chốt kiểm dịch, rồi đem đến các đầu mối tiêu thụ nên gây rất nhiều khó khăn cho lực lượng thú y tại chốt kiểm dịch liên ngành trong việc phát hiện phương tiện vận chuyển, kiểm tra, truy xuất nguồn gốc. Với các trường hợp xử phạt, tịch thu, tiêu hủy theo quy định và chủ hàng sẽ chịu mọi chi phí. Để ngăn chặn tình trạng này, thời gian tới Chi cục Chăn nuôi và thú y của tỉnh cần phối hợp với các ngành để thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân tích cực hơn nữa.
2.1.5.5. Sự phối hợp giữa các tổ chức, ban ngành có liên quan
Cùng với việc cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước bằng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội phù hợp và hiệu quả ở địa phương các tổ chức chính trị, xã hội và người dân phải quan tâm đến xây dựng và kiện tồn hệ thống chính trị, tích cực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát huy truyền thống đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, hỗ trợ vốn, vật tư, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất để các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp và nhân dân vươn lên bên cạnh đó có sự phối hợp với chính quyền địa phương trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế, chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật, tìm hướng đi mới cho các hộ kinh doanh từ đó góp
phần từng bước giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ và hạn chế vi phạm về hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân (Cục Thú y, 2014).